Sắp đến Tết, nàng dâu khóc ròng vì nhà chồng ra yêu cầu ‘khó hơn lên trời’, 500 chị em vào hiến kế cực hay
Nàng dâu này kêu ca rằng nhà chồng chị đang phó mặc chị phải lo hết chuyện cỗ bàn, dọn dẹp ngày Tết. Trong khi vào thời điểm này, chị cũng rất bận rộn với công việc ở công ty.
Ngày Tết với nhiều nàng dâu là những chuỗi ngày ám ảnh. Họ cho rằng cả năm bận rộn công việc nhưng đến ngày Tết, họ cũng chẳng có được phút giây nghi ngơi khi phải liên tục lo lắng dọn dẹp, nấu nướng, cỗ bàn.
“Bài toán khó” ngày Tết làm nàng dâu đau đầu
Mới đây, trong một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện hôn nhân, một nàng dâu tên N.A đã chia sẻ câu chuyện đón Tết của gia đình mình. Theo nàng dâu này, cô làm công việc cho một công ty nước ngoài. Công việc của cô cho thu nhập khó nhưng yêu ca kíp khá ngặt nghèo, từ 12h trưa đến 10h đêm. Nhà chồng cô có lệ cứ đến Tết là về quê của bố chồng để đón Tết đến hết Tết mới ra.
Khó ở một chỗ là ngôi nhà ở quê đó cả năm không có người ở nên rất bụi và bẩn. Đến năm nay, bố mẹ chồng quán xuyến để nàng dâu này lo liệu hết việc đón Tết từ A-Z. Trong khi đó, nàng dâu này còn có 2 đứa con nhỏ phải chăm sóc. Giáp Tết và cả trong Tết, chị cũng bận làm việc ở công ty, vẫn phải dùng đến máy tính. Vì thế, nghĩ đến ngày Tết bận rộn đến không có chút thời gian nào để nghỉ ngơi khiến chị toát hết mồ hôi.
Trích tâm sự của nàng dâu này:
“Các chị cho em xin ý kiến với ạ. Em làm từ xa cho một công ty nước ngoài. Ca làm của em là từ 12 giờ trưa đến 10 giờ tối. Mọi việc sẽ rất ổn nhưng bây giờ sắp đến Tết. Nhà chồng em là cứ Tết là về quê của bố chồng (nhà chồng có nhà ở quê) ở ngoại thành Hà Nội để đón tết từ tầm ngày 28 Tết trở đi và ở đó hết Tết.
Đương nhiên là gia đình em về nhà cũ thì phải dọn nhà (nhà cả năm không có người ở) và nấu nướng. Ngoài ra em còn 2 con nữa (1 bạn lớp 5 và 1 bạn 3 tuổi), trong khi em vẫn phải ngồi máy tính làm việc. Nhà em có 1 chị dâu nữa. Mọi năm thì tất cả mọi công việc dọn dẹp, nấu nướng là 2 chị em dâu em làm. Nhưng năm nay em cảm thấy căng thẳng vì bình thường làm việc đã mệt rồi, lại còn việc nhà nữa. Các chị cho em hỏi nên làm thế nào cho hài hòa công việc nhà với công việc riêng của mình ạ?”
Video đang HOT
Trước yêu cầu khó từ nhà chồng này, 500 chị em đã vào bình luận, hiến kế cho nàng dâu N.A. Mọi người cho rằng trong thời đại hiện đại này, người phụ nữ sẽ bị kiệt sức khi buộc phải cáng đáng cả công việc ở công ty, lại thêm công việc đón Tết ở nhà. Nàng dâu này nên thuê giúp việc để giúp mình san sẻ công việc đón Tết ở nhà chồng.
“Mình nghĩ bạn nên thuê giúp việc ngày Tết, còn công việc thì sắp xếp cố gắng được đến đâu thì cố rồi thủ thỉ (thêm chút than vãn) trước với người nhà để họ thông cảm. Cái gì mua được bằng tiền thì mua, người bỉ công người bỏ của. Thông cảm cho nhau là được” , người dùng Nguyệt Ánh viết.
“Bảo chồng về quê trước thuê người dọn sạch nhà. Mình mua gì về nấu, mua sẵn hết nấu gì cần nấu thôi. Ví dụ nem mua cuốn sẵn, gà làm rửa sạch, rau nhờ họ nhặt”, người dùng Kim Dung bình luận.
Quà thực, trong thời đại mới, nhiều dịch vụ ra đời giúp giải phóng sức lao động của chị em phụ nữ. Thay vì tất bật với công việc dọn nhà, họ có thể thuê giúp việc, mua thực phẩm nấu sẵn, sơ chế sẵn, thậm chí thuê luôn cỗ.
Kinh nghiệm thuê giúp việc ngày Tết
Lựa chọn người thân quen
Những người thân quen là người mình đã biết và có thể tin tưởng giao nhà cửa, tài sản cho họ trông giữ để yên tâm về quê, đi chơi trong dịp Tết. Người quen cũng sẽ là người hiểu rõ phong tục tập quán thói quen gia đình bạn nhờ đó giúp bạn làm mâm cỗ cúng đơm đúng tục lệ và không làm xáo trộn nề nếp nhà bạn.
Thuê giúp việc theo giờ
Thực tế thuê giúp việc ở lại luôn trong dịp Tết là rất khó. Vì thế bạn nên lựa chọn giúp việc theo giờ. Tuy nhiên, giá giúp việc theo giờ trong những ngày này sẽ cao hơn so với bình thường . Bạn cũng cần lưu ý thuê giúp việc theo giờ ở những công ty uy tín để đảm bảo chất lượng lao động.
Những dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp thường đào tạo lao động thành thạo việc dọn dẹp, nấu nướng. Trong khi đó các trung tâm giúp việc thời vụ thường sử dụng sinh viên hay những người buôn bán nhàn rỗi do đó chất lượng lao động không cao.
Thời gian thuê giúp việc
Bạn nên có kế hoạch để thuê giúp việc từ sớm đừng để tận ngày mới thuê. Vì càng sát tết nhân công càng khan hiếm do đó giá dịch vụ càng cao. Tốt nhất bạn nên ký hợp đồng với trung tâm giúp việc từ khoảng đầu tháng 12 âm lịch để họ chủ động sắp xếp nhân lực đảm bảo đủ nhân công và thời gian phục vụ bạn.
Tham khảo giá và trao đổi kỹ về công việc
Thông thường vào ngày tết giá thuê dịch cụ sẽ cao hơn. Do đó bạn có thể tham khảo giá ở vài nơi trước khi quết định. Bạn cũng nhớ trao đổi giá cụ thể với bên dịch vụ tránh chuyện đòi tăng giá. Ngoài ra bạn đừng quên thông báo trước về những công việc mà bạn muốn người giúp việc đảm nhiệm trong dịp tết để họ lựa chọn người phù hợp.
Mẹ bỏ việc lương tháng 7 triệu đi chăm cháu, khi mẹ về quê, tôi bảo vợ lấy tiền biếu bà thì sốc khi phát hiện một chuyện kinh khủng
Sau 10 năm chăm cháu, tôi muốn biếu mẹ một khoản tiền để dưỡng già, nào ngờ đau đớn phát hiện sự thật về cô vợ ngoan hiền của mình.
Công việc của chúng tôi tương đối ổn định, lương vợ hơn 10 triệu đồng, còn lương tôi tháng hơn 40 triệu. Khi sinh con đầu lòng, vợ không muốn ở nhà chăm sóc con nên sau khi hết thời gian nghỉ thai sản cô ấy đòi đi làm.
Vợ muốn con được chăm sóc tốt nhất nhưng không tin tưởng vào người giúp việc. Bà ngoại thì đang bận chăm cháu nội nên không thể giúp được gì. Bà nội thì còn trẻ khỏe nên đang đi làm phụ hồ mỗi tháng 7 triệu đồng.
Đúng lúc tôi đang bí thì vợ mừng rỡ báo tin là bà nội sẽ nghỉ làm ở quê để lên chăm sóc cháu. Tôi bảo bà đang có sức khỏe, kiếm ra tiền, bây giờ bắt bà đi bế cháu không công thế không ổn chút nào.
Vợ nói là hàng tháng sẽ trả lương bà. Nghe cô ấy nói cũng hợp lý, với lại bế cháu sẽ đỡ vất vả hơn phụ hồ thế cũng tốt cho sức khỏe của mẹ.
Tháng đầu tiên vợ tôi trả cho bà nội mức lương 5 triệu đồng nhưng mẹ bảo không lấy tiền công của con cháu. Lúc đó vợ tôi vui lắm vội vàng cảm ơn và cất luôn vào túi áo. Khi chỉ có hai vợ chồng, tôi bàn với cô ấy là hàng tháng trích ra 5 triệu đồng gửi tiết kiệm để sau này mẹ về quê sức khỏe yếu, sẽ biếu mẹ số tiền đó dưỡng già.
Vợ tôi có vẻ không vui lắm nhưng rồi vẫn gật đầu đồng ý và tôi đã báo tin vui này cho mẹ biết để bà yên tâm ở lại chăm cháu.
Thấy vợ lưỡng lự mãi mới nói thành lời, cô ấy bảo chẳng có tiền tiết kiệm nào cả. (Ảnh minh họa)
Khi đứa lớn được 5 tuổi thì vợ tôi sinh tiếp bé thứ 2 và mẹ tôi vẫn chăm chỉ làm việc nhà, chăm sóc các cháu để chúng tôi yên tâm đi làm. Sau 10 năm đi chăm cháu, sức khỏe của mẹ tôi yếu dần, đã đến lúc bà nghỉ ngơi nên tôi bảo vợ rút tiền gửi tiết kiệm biếu mẹ. Lúc đó tôi nhẩm tính cả gốc và lãi cũng phải hơn 600 triệu đồng.
Thấy vợ lưỡng lự mãi mới nói thành lời, cô ấy bảo chẳng có tiền tiết kiệm nào cả. Vợ bảo tiền thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu cho 5 miệng ăn thôi, hàng tháng chẳng tiết kiệm được đồng nào cả.
Nghe lời vợ nói mà tôi sốc thật sự, không hiểu cô ấy chi tiêu kiểu gì mà hết được 35 triệu đồng tiền lương mỗi tháng tôi đưa cho và cộng với lương của vợ nữa? Nhà không phải đi thuê, con thì còn nhỏ, hai vợ chồng ăn mỗi bữa sáng và tối ở nhà. Vợ tôi cũng không ăn diện gì, vậy tiền đi đâu hết? Đến khi tôi truy hỏi ráo riết thì vợ mới thú thật là cho bạn thân của tôi mượn 1 tỷ đồng để kinh doanh nhưng giờ phá sản không biết khi nào đòi được.
Nghe đến đây tôi sốc thật sự, liệu tôi có bị cắm sừng không đây? Dù vợ khẳng định hai người không hề phản bội tôi nhưng tôi không tin những lời cô ấy nói. Hứa sẽ biếu tiền mẹ rồi mà giờ đây lại không thực hiện được. Theo mọi người bây giờ tôi phải làm sao đây?
Có nên rút lui khi biết gia thế bạn gái? Tôi và em quen nhau hơn 7 tháng, thật ra từ lúc chính thức yêu đến giờ là khoảng 5 tháng, sau 2 tháng tìm hiểu em mới nhận lời yêu. Tôi biết em sau một lần trao đổi qua email về công việc, tôi làm bên mảng tư vấn, thiết kế nội thất, công ty em là đối tác. Em làm bên...