Sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Quyết định số 1770/QĐ-BTNMT phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đợt 1 năm 2017, căn cứ vào Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(Ảnh minh hoạ)
Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc này nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường đúng theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Yêu cầu các khu vực khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đấu giá quy định tại Nghị định số 22/2012 và Thông tư liên tịch số 54/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính, Thông tư số 16/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nếu trong năm 2017 chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trong kế hoạch thì các mỏ còn lại sẽ được chuyển sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong các năm tiếp theo.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm thông báo công khai danh mục các khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; thông tin cơ bản về điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản; các thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Video đang HOT
Xác định giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cho các khu vực mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá. Lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản và triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm ban hành Quy chế đấu giá và nội quy phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quyết định số tiền đặt trước, bước giá cho phiên đấu giá và tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Thế Kha
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Đi máy bay nhìn xuống phía tây thành phố đã nát hết"
Ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng - nói đầy hình ảnh về thực trạng buông lỏng quản lý khai thác khoáng sản trong phiên họp HĐND thành phố sáng 6/7: "Đi máy bay nhìn xuống phía tây thành phố đã nát hết".
Ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng
Trong phiên họp sáng 6/7 tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016 - 2021, nhiều đại biểu phản ánh bức xúc về vấn đề quản lý khai thác khoáng sản, đặc biệt là ở các xã thuộc huyện Hoà Vang phía tây thành phố. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm ma túy cũng làm "nóng" nghị trường ở Đà Nẵng.
Doanh nghiệp khai thác đá gây ô nhiễm môi trường
Đại biểu Trần Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang nêu thực tế: Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hết hạn giấy phép khai thác nhưng vẫn đang hoạt động. 7/21 mỏ đá ở Hoà Vang đã khai thác xong không tiến hành hoàn thổ.
Đại biểu cũng điểm danh cụ thể các chủ mỏ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, không nộp tiền vào ngân sách, vi phạm các quy định về tài nguyên khoáng sản... Nhiều doanh nghiệp khai thác đá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm nứt nhà dân.
Nhiều doanh nghiệp vi phạm, không thực hiện các nghĩa vụ quy định đã đổi tên doanh nghiệp tiếp tục khai thác khoáng sản. Điển hình như Công ty 405 nợ thuế 6 tỷ đồng đổi tên thành Công ty Biên giới, tiếp tục hoạt động trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Ghi nhận ý kiến của đại biểu, ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng nhìn nhận thực trạng khai thác khoáng sản đang làm nát khu vực phía tây thành phố.
"Vấn đề khai thác các mỏ đá trên Hòa Vang là vấn đề dai dẳng mà chúng ta chưa xử lý quyết liệt. Quý vị đi máy bay nhìn xuống thấy phía tây thành phố đã nát hết, rất nham nhở, mà doanh nghiệp thì không tuân thủ pháp luật, chỉ chạy theo lợi nhuận, thậm chí còn làm gian làm dối. Để mạnh ai nấy làm thì hỏng hết, phản cảm và xấu xí vô cùng" - ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu Sở Tài Nguyên - Môi trường tăng cường chức năng quản lý, và đưa vấn đề khai thác khoáng sản thành chuyên đề giám sát của HĐND thành phố.
"Bị mua chuộc mới không biết karaoke có tội phạm ma túy"
Phiên họp sáng 6/7 của HĐND TP Đà Nẵng cũng ghi nhận nhiều ý kiến bức xúc, kiến nghị giải pháp về vấn đề tội phạm ma túy.
Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2017, số vụ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy phát hiện nhiều hơn 17,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đối tượng tội phạm ma túy tập trung ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi.
Tội phạm ma túy có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trong đó, nhiều đại biểu chỉ rõ phương thức tội phạm ma túy "núp bóng" nhà hàng, quán bar, karaoke, cơ sở lưu trú.
Ông Nguyễn Xuân Anh cho biết: "Có nhiều người báo tôi điểm karaoke ấy đang sử dụng ma túy. Mà chỗ này cho người ta sử dụng ma túy triền miên. Kiểm tra cái là ra ngay".
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, những chỗ tội phạm ma túy núp bóng karaoke như thế, hoạt động thường xuyên như thế mà cơ quan chức năng không phát hiện thì chỉ có là do bị mua chuộc rồi thỏa hiệp, buông lỏng.
"Ngoại trừ bị mua chuộc, chứ không cách chi không biết những chỗ tội phạm ma túy núp bóng karaoke như thế" - ông Nguyễn Xuân Anhkhẳng định.
Tâm An
Theo Dantri
"Móc" tài nguyên đi bán, bị xử phạt gần 160 triệu đồng UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vừa có quyết định xử phạt những trường hợp vi phạm trong việc khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi trái phép trên địa bàn, tổng số tiền phạt gần 160 triệu đồng. Theo báo cáo của UBND huyện Quan Hóa, thời gian qua trên sông, suối qua địa bàn của địa phương này diễn ra...