Sập đập thủy điện ở Campuchia do áp suất nước quá lớn?
Phần lớn con đập thủy điện Stung Atay đang được xây dựng ở tỉnh Pursat (miền tây Campuchia) đã bất ngờ bị vỡ vào chiều 1.12, khiến 4 công nhân bị mất tích và khoảng 7 người khác bị thương, chủ yếu là gãy xương.
Thủy điện Stung Atay. Ảnh: Thecambodiaherald
Cảnh sát trưởng quận Veal Veng – thiếu tá Theang Leng – cho biết, nguyên nhân vỡ đập có thể là do áp suất nước quá lớn, gây vỡ hồ chứa của đập. Tuy nhiên, những người dân gần đó lại cho hay hồ chứa của đập hoàn toàn khô cạn sau tai nạn. Một số tin còn cho biết, còn có 3 – 5 chuyên gia xây dựng đập người Trung Quốc cũng bị mất tích trong vụ này, song ông Theang Leng phủ nhận. Sau khi sự cố trên xảy ra, các hoạt động xây dựng tại đập Stung Atay lập tức được tạm dừng và các nhân viên cứu hộ được điều đến để tìm kiếm những công nhân bị mất tích.
Video đang HOT
Đập thủy điện Stung Atay có công suất 120MW, được xây dựng từ năm 2008 và dự kiến khánh thành vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư 255 triệu USD. Dự án này do Công ty quốc doanh Datang của Trung Quốc thực hiện và phía Trung Quốc sẽ sử dụng đập trong 30 năm, sau đó bàn giao lại cho Campuchia.
Đây là một trong hàng loạt dự án xây đập mà Chính phủ Campuchia đang triển khai, nhằm giải quyết tình trạng chỉ có khoảng 22% người dân Campuchia được tiếp cận thường xuyên với điện như hiện nay. Dự kiến, khoảng 9 con đập thủy điện sẽ hoàn thành vào năm 2019, cung cấp 2.045MW điện cho người dân Campuchia. Tuy nhiên, các công trình này hiện vấp phải rất nhiều chỉ trích vì những tác động đến môi trường và xã hội cũng như độ an toàn trong quá trình xây dựng.
Theo laodong
Chủ tịch Quốc hội lo kinh tế trì trệ
Hôm qua (22.10), phát biểu khai mạc kỳ họp thứ tư QH khóa XIII, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã nhắc tới những biểu hiện về trì trệ của nền kinh tế. Trong khi đó, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách cũng đã chỉ ra 5 chỉ tiêu mà Chính phủ chưa đạt đều là những chỉ tiêu quan trọng.
Nút thắt tồn kho và nợ xấu
Theo Chủ tịch QH, sự trì trệ đang được biểu hiện ở cả tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ lạm phát cao đang tiềm ẩn, quản lý giá đối với một số mặt hàng chưa tốt, tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế cũng nhắc tới "tâm lý và niềm tin của thị trường vẫn chưa bền vững, khó khăn có thể kéo dài sang năm tới".
Trong khi đó "báo cáo của Chính phủ đánh giá chưa sát với tình hình, một số số liệu còn có độ vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp", và đặc biệt "5 chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Quốc hội đều là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tính bền vững của nền kinh tế trong trung và dài hạn".
5 chỉ tiêu không đạt, chiếm 1/3 số chỉ tiêu là: Tăng trưởng GDP tỉ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tạo việc làm mức giảm tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ che phủ rừng. Bên cạnh 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, báo cáo thẩm tra còn nhắc đến tình trạng "tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết".
Theo báo cáo thẩm tra "hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng hóa tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng chỉ đạt 67,3% dự toán, là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây". 2 trong 4 biện pháp mà cơ quan thẩm tra đề nghị đã nói tới việc tháo "nút thắt" nợ xấu và hàng tồn kho. Theo đó, cần "khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng hóa tồn kho và nợ xấu", bởi "tồn kho hàng hóa càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên".
Và "Chính phủ chỉ đạo rà soát tính chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tiếp tục cơ cấu lại nợ" khi mà "tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng".
Thiếu tiền để có thể tăng lương
Mặc dù lạm phát được kiềm chế ở mức 8%, xuất khẩu tăng vượt chỉ tiêu (dự kiến 16,6%), cán cân thanh toán thặng dư khoảng 8 tỉ USD và dự trữ ngoại hối lên khoảng 11 tuần nhập khẩu, nhưng sau 9 tháng, GDP cả nước chỉ tăng 4,73% và ước cả năm khoảng 5,2%. Con số này thấp hơn nhiều so với kế hoạch 6 - 6,5% của Quốc hội.
Phát biểu trước QH, Thủ tướng xác định GDP 2013 sẽ tăng khoảng 5,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỉ lệ nhập siêu khoảng 8%, bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 8%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết khả năng cân đối ngân sách cho năm tới rất khó khăn, chỉ đủ bố trí 28.900 tỉ đồng để tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng chứ chưa có nguồn để tăng thêm theo lộ trình.
Theo tính toán của Chính phủ, nếu thực hiện tăng lương lên 1,3 triệu đồng và nâng phụ cấp công vụ từ 25% lên 30% từ 1.5.2013, ngân sách nhà nước cần bố trí khoảng 60.000 tỉ đồng, trong khi đó, thu ngân sách nhà nước 9 tháng 2012 chỉ đạt 67,3% dự toán và là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây. "Khả năng cải cách tiền lương năm 2013" được Bộ trưởng Vương Đình Huệ xin khất QH "sẽ báo cáo tại kỳ họp thứ 5".
Ngày mai, QH sẽ thảo luận về các dự án: Luật Luật sư và Luật Điện lực.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa nghiêm
Công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Những yếu kém hạn chế là: Một số văn bản, đề án quan trọng chưa được ban hành kịp thời tuyên truyền chưa được sâu rộng công khai, dân chủ trên một số mặt hoạt động còn hạn chế minh bạch về tài sản, thu nhập hiệu quả thấp việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm chưa nghiêm Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít, án treo nhiều.
(Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh)
Theo laodong
Xây nhà máy 1.000 tỉ trái quy hoạch của Chính phủ Một dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 1.000 tỉ đồng được tỉnh Bắc Kạn cho đầu tư xây dựng, dù nằm ngoài quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. Đó là dự án xây dựng Nhà máy điện phân chì - kẽm tại xã Ngọc Phái, H.Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, do Công ty TNHH Ngọc Linh làm chủ...