Sập cổng công trường, một phụ nữ ở Sài Gòn thoát chết
Gió giật mạnh khiến cổng sắt công trường cao gần 4 m đổ sập xuống đường. Một phụ nữ đi xe máy thoát chết nhờ tháo chạy kịp thời.
Sự việc xảy ra lúc 13h20 ngày 2/8, tại khu vực ngã ba Hàm Nghi – Võ Văn Kiệt thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM.
Cổng sát cao gần 4 m đổ xuống đường. Ảnh: Thư Trần.
Lúc này, một người phụ nữ 31 tuổi dừng xe máy trước cổng công trường Sai Gon One Tower lấy áo mưa cất trong cốp.
Thấy cánh cổng công trường rung lắc, có nguy cơ đổ sập nên chị này bỏ xe tháo chạy. Ngay sau đó, cổng sắt cao gần 4 m đổ xuống đường.
Video đang HOT
Chiếc xe bị cánh cổng công trường đè bẹp. Ảnh: Thư Trần.
Chiếc xe máy chưa kịp đóng cốp bị đè bẹp. Người phụ nữ hoảng loạn, không thể đứng vững. Cô vừa khóc vừa kể cho người thân về việc thoát chết trong gang tấc.
Lực lượng chức năng phường của quận 1 sau đó đã đến giải quyết hiện trường.
Người thân trấn an nữ tài xế sau sự cố. Ảnh: Thư Trần.
Cách đó không xa, một cây xanh bật gốc, chắn 2/3 mặt đường đoạn gần hầm sông Sài Gòn hướng đi Xa lộ Hà Nội.
Theo người dân địa phương, thời điểm xảy ra 2 sự việc trên, khu vực này có gió giật mạnh. Sau đó, CSGT và nhân viên cây xanh đã đến hướng dẫn giao thông, thu dọn hiện trường.
Cây bật góc chắn ngang đường khiến việc đi lại khó khăn. Ảnh: Thư Trần.
Theo New zing.vn
TPHCM thu phí ô tô lưu thông khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc?
Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, đơn vị này vừa kiến nghị UBND TPHCM chấp thuận chủ trương giao Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư thực hiện "Dự án thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông".
TPHCM tình trạng kẹt xe sẽ ngày càng trầm trọng nếu không có giải pháp hiệu quả. Ảnh T.D
Phạm vi thu phí thuộc khu vực quận 1 và quận 3. Tổng kinh phí dự kiến 250 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố. Vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng.
Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, hiện các tuyến đường nội đô đang bị quá tải, trong 6 tháng đầu năm, lượng ôtô đăng ký mới trên địa bàn tăng hơn 15% (xe máy tăng 6%). Nếu thành phố không có giải pháp, tình hình kẹt xe ở trung tâm sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Theo đó, mục tiêu của đề án là hạn chế ùn tắc giao thông khu vực trung tâm, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời hạn chế lượng ôtô cá nhân, phát triển giao thông công cộng và hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, theo Sở GTVT TPHCM, mục đích giao dự án trên cho Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, quản lý theo quy định là để sau khi thực hiện xong dự án sẽ tổ chức đấu thầu thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu sẽ nộp về cho ngân sách thành phố.
Theo kế hoạch, chủ đầu tư sẽ thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.
Mô hình này phù hợp kinh nghiệm quốc tế đã triển khai ở một số nước như Singapore, Thụy Điển, Anh (việc thu phí do cơ quan nhà nước thực hiện và chỉ thuê doanh nghiệp vận hành hệ thống).
Thu Dịu
Theo HQ Online
Quán chay tuỳ tâm độc nhất vô nhị ở Sài Gòn: ăn tuỳ bụng, trả tiền tuỳ... khả năng "Mọi người đến đây đều tuỳ tâm cả mà, vui thì trả tiền, không vui cũng... không sao!". Đó là câu nói hết sức vô tư kèm theo tiếng cười giòn tan đầy hào sảng của chị Phượng, người phụ nữ đứng sau chuỗi nhà hàng chay "ăn tuỳ bụng, trả tiền tuỳ tâm" độc nhất vô nhị cả Sài Gòn, thậm chí...