Sắp công bố biển miền Trung an toàn hay chưa
Sáng 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị sẽ công bố hiện trạng môi trưởng biển các tỉnh miền Trung, sau sự cố cá chết hàng loạt cách đây 4 tháng.
Hội nghị “Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế” sẽ diễn ra tại TP Đông Hà (Quảng Trị). Tham dự có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, đại diện địa phương chịu thiệt hại nặng do cá chết hàng loạt cùng nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước và các đơn vị liên quan.
Thông tin trên sẽ giúp địa phương cũng như người dân cả nước biết được khu vực nào đã và chưa an toàn, tránh tâm lý hoang mang khi tới vùng biển 4 tỉnh miền Trung.
San hô ở khu vực hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế) chết trắng do chất độc từ công ty Formosa thải ra môi trường biển. Ảnh: VAST.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế khiến đời sống người dân 4 lao đao.
Video đang HOT
Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
P. Hương
Theo VNE
Quảng Trị: Sự cố Formosa gây thiệt hại hơn siêu bão tràn vào
Quảng Trị cần 2.100 tỷ đồng để khôi phục sự cố môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, xây dựng cơ sở hạ tầng...
Ngư dân Quảng Trị ra bãi biển trồng khoai làm thức ăn cho heo sau sự cố môi trường biển. Ảnh: Hoàng Táo
Ngày 29/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho hay tỉnh vừa có báo cáo thiệt hại do sự cố môi trường biển và một số giải pháp để khôi phục, phát triển sản xuất cho người dân.
Theo đó sự cố do Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn. Hơn 8.000 hộ với 44.000 nhân khẩu và 2.800 tàu thuyền tại 16 xã, thị trấn bị ảnh hưởng. Hải sản khó tiêu thụ nên phần lớn tàu thuyền nằm bờ trong 4 tháng qua. Các hộ kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đều không hoạt động. Ngư dân tự tìm việc làm khác để có thu nhập.
Lượng khách du lịch đến Quảng Trị chỉ đạt 1/10 so cùng kỳ 2015, công suất phòng các khu du lịch ven biển chỉ đạt 10-15%.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND Quảng Trị ví hậu quả của sự cố này còn hơn một trận siêu bão.
Quảng Trị có chính sách hỗ trợ đến một tỷ đồng với tàu đóng mới trên CV, hoặc 2 triệu đồng với mỗi CV đối với tàu cải hoán. Ảnh: Hoàng Táo
Theo báo cáo, Quảng Trị cần 2.100 tỷ đồng để khắc phục sự cố từ nay đến năm 2020. Cụ thể, 1.100 tỷ đồng dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi và thủy sản, 600 tỷ đồng điều tra nguồn lợi thủy sản và khắc phục ô nhiễm, 200 tỷ đồng chuyển đổi sinh kế cho người dân và 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất...
Nguồn vốn được lấy từ khoản bồi thường của Formosa, các chương trình khác của Chính phủ, vốn ngân sách tỉnh và huy động các nguồn khác.
Từ nguồn kinh phí trên, Quảng Trị dự kiến hỗ trợ một lần 50% giá trị tàu đóng mới nhưng không quá một tỷ đồng, hỗ trợ 2 triệu đồng với mỗi CV tăng thêm của tàu cải hoán, hỗ trợ kinh phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng.
Tỉnh cũng hỗ trợ mua giống, hóa chất xử lý môi trường, tiền điện hoặc lãi suất vay ngân hàng, đào tạo nghề, mua thẻ bảo hiểm y tế... cho người dân và các cơ sở kinh doanh hoặc kinh doanh du lịch. Hỗ trợ hoàn toàn các khoản đóng góp cho học sinh, sinh viên các hộ dân bị ảnh hưởng trong năm học 2016-2017. Một số chính sách hỗ trợ có thời hạn đến hết tháng 6/2019.
Hoàng Táo
Theo VNE
Phó thủ tướng: 'Sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn' Để ổn định sản xuất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên cùng các nhà khoa học đánh giá để sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Tổng cục trưởng Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá hiện tượng hải...