Sắp có thuốc chữa sởi
Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công một loại thuốc mới trên chồn sương bị nhiễm virus CDV, loại virus tương tự như sởi.
Đây là nghiên cứu quốc tế mới công bố trên tạp chí Translational Medicine. Các chuyên gia cho biết, CDV là loại virus nguy hiểm đối với loài chồn, khiến những con bị mắc bệnh có thể chết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tất cả con chồn sương được sử dụng thuốc sau 3 ngày bị lây nhiễm đã sống sót và virus bị loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể.
Mặc dù cần nghiên cứu thêm trước khi thuốc được thử nghiệm trên người, nhưng nếu thành công, loại thuốc này có thể giúp diệt trừ sởi bằng cách giảm sự lây lan của nó trong các vụ dịch tại địa phương.
Trong tương lai, các loại thuốc uống kháng virus mới này có thể được sử dụng để điều trị cho những người tiếp xúc với bệnh sởi, chẳng hạn gia đình hay bạn bè của một bệnh nhân sởi. Điều này giúp duy trì hạn chế sự lây lan của virus.
Một loại thuốc mới có thể giúp giảm sự lây lan của bệnh sởi. Ảnh minh họa: Flickr.
Ông Ian Barr, Trung tâm Tham khảo và nghiên cứu về cúm hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong khi các loại thuốc chống virus vẫn đang được phát triển thì số được đưa ra thị trường thực sự còn thấp. “Nhiều loại thuốc kháng virus có thể thành công trong việc ức chế sự phát triển của virus, nhưng các tác dụng phụ khiến chúng bị loại bỏ”, ông Barr nói.
Ông nhấn mạnh rằng, với loại thuốc mới, ngoài việc xác định hiệu quả của thuốc trên người nhiễm sởi, các nhà nghiên cứu cũng cần khắc phục các vấn đề kháng thuốc. Khi virus kháng thuốc, thuốc luôn có nguy cơ trở nên vô tác dụng.
Sởi quay trở lại
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sởi vẫn là một trong số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, mặc dù đã có văcxin ngừa bệnh an toàn và hiệu quả. Virus sởi rất dễ lây lan trong không khí qua đường hô hấp, ho và hắt hơi. Nếu ở cùng không gian với người bị sởi, 90% người không có miễn dịch sẽ nhiễm bệnh. Để bảo vệ khỏi bệnh này, 95% dân số cần được tiêm chủng để cung cấp miễn dịch.
Video đang HOT
Lyn Gilbert, giáo sư lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm tại ĐH Sydney (Australia) cho biết, sởi đã được ngăn chặn, nhưng gần đây tái xuất, nhất là ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia, nơi có tỷ lệ tiêm ngừa cao.
Năm 2010, hơn 30.000 trường hợp mắc sởi được báo cáo dọc các nước châu Âu – nơi trước đây bệnh đã được kiểm soát, 21 ca tử vong liên quan tới sởi. Năm 2012, ước tính 122.000 người chết vì sởi trên toàn cầu, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi.
Giáo sư Gilbert cho rằng có một số lý do gây tái xuất hiện bệnh sởi, bao gồm:
- Giảm tỷ lệ tiêm văcxin.
- Tỷ lệ du lịch cao tới các quốc gia nơi bệnh sởi vẫn phổ biến.
- Nỗi sợ hãi và quan niệm sai lầm về văcxin MMR ngừa sởi.
- Trẻ di cư, từ các nước có tỷ lệ tiêm ngừa thấp.
Giáo sư Michael Wise, chuyên gia sinh học tại ĐH Western Australia, cho biết nếu được đưa vào sử dụng, loại thuốc mới sẽ không ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm văcxin sởi ở các nước đang phát triển. Tại các nước đã phát triển, thuốc có thể cung cấp cho những người không tiêm ngừa.
Giáo sư Gilbert cho rằng, giá trị chủ yếu của thuốc là giúp những người không tiêm chủng vì lý do nào đó. “Chúng ta vẫn cần tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao – việc cần thiết để chống lại không chỉ sởi mà cả rubella và quai bị cũng như các bệnh trẻ em có thể mắc trong thời thơ ấu”, ông nói.
Vương Linh (theo Livescience.com)
Chữa sởi bằng bồ kết, tinh dầu chanh, lá dân gian
Các bác sĩ y học cổ truyền Trung ương hướng dẫn người dân xông quả bồ kết, vỏ bưởi khô, tinh dầu chanh và tắm bằng các loại lá dân gian, dùng các bài thuốc; dinh dưỡng theo y học cổ truyền để phòng và chữa bệnh sởi.
Dưới đây là các cách phòng, chữa bệnh sởi do Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đưa ra, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.
Vệ sinh môi trường:
Sởi là một bệnh lây qua đường hô hấp, vì thế vi rút sởi dễ dàng lây ra môi trường xung quanh. Để tiêu diệt vi rút sởi, có thể sử dụng phương pháp xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô.
Tiếp đó đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe...), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo như dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; Đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: Chanh, cam, bưởi, hương nhu....
Vệ sinh thân thể:
Người dân có thể dùng các loại lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân. Thường xuyên vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi. Tránh đến nơi có đông người: Trường học, bệnh viện, bến tàu xe,... nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành.
Về ăn uống:
Cần ăn đủ chất, uống đủ nước. Có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây, nước ép rau diếp cá...
Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ. Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
Bài thuốc y học cổ truyền cho giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Lấy các loại lá gồm: lá kinh giới, lá sài đất, lá diếp cá, lá bồ công anh, lá dâu (từ 8 - 12g); lá tre (12 - 20g); cỏ nhọ nồi (12 - 16g); Hạt muồng sao, cam thảo nam (4 - 8g), hoặc mía (3 khẩu). Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 02 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 01 thang, chia đều 3-4 lần. Uống từ 3-5 ngày.
Nếu bệnh nhân xuất hiện ho có thể dùng thêm bài thuốc chữa ho, bằng cách lấy lá húng chanh (12 - 20g), lá hẹ (8 -- 10g). 03 lát quả quất hấp cách thủy với 5g đường phèn (thêm 50ml nước) hoặc 50ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.
Nếu sởi khó mọc: lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.
Bài thuốc cho giai đoạn sởi lặn:
Lấy lá dâu hoặc quả dâu chín, cỏ nhọ nồi (mỗi thứ 6 - 12g); cam thảo nam hoặc cỏ ngọt, lá sen (mỗi thứ từ 6 -- 10g), thêm 10g đỗ đen, lấy 02 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 01 thang. Uống từ 5-7 ngày.
Tuy nhiên các bác sĩ y học cổ truyền cũng lưu ý, người dân có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị. Trong giai đoạn sởi nhẹ theo dõi trẻ ở nhà thật chặt chẽ, nếu có những diễn biến bất thường cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện nơi gần nhất.
Theo VNE
Nhiều trẻ mắc sởi, quai bị trái mùa Đã qua thời kỳ "cao điểm" của bệnh quai bị, sởi (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm) nhưng tại thời điểm này, vẫn có nhiều bệnh nhi mắc bệnh trái mùa. Khoa Nhi (Bệnh viện Xanh pôn) và khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương, bệnh viện Nhiệt đới TW) cho biết trong thời điểm hiện tại rải rác có...