Sắp có thêm trường đại học tư thục nghìn tỷ tại TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản về việc chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn. Đây cũng là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
Sinh viên Trường CĐ Đại Việt trong giờ thực hành. (Ảnh: IT)
Cụ thể, tại Văn bản số 1694/TTg-KGVX ngày 28.11.2018 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký nêu rõ, chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên ngành thẩm định đề án thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn theo quy định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
TS Lê Lâm – Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Đại Việt cho biết, nhằm cụ thể triển khai chiến lược phát triển và hoàn thiện mô hình xã hội hoá giáo dục gồm các cấp, bậc đào tạo thuộc hệ thống Giáo dục Đại Việt giai đoạn 2015-2025, các nhà đầu tư và HĐQT đã chuẩn bị hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng và phát triển Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn tại TP.HCM.
“Với mục tiêu giáo dục đại học không vì lợi nhuận của nhà đầu tư, tôn chỉ hoạt động của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn là phục vụ cho người học những giá trị học thuật tiếp cận công nghệ mới, tính ứng dụng và nhân văn, cùng góp phần bồi dưỡng, đào tạo và hoàn thiện những sinh viên của trường thành những công dân toàn cầu, những công dân có ích cho xã hội. Đặc biệt, trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường định hướng đào tạo góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong kỷ nguyên số với ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ phục vụ đời sống kinh tế – xã hội quốc gia và quốc tế”, ông Lê Lâm khẳng định.
Video đang HOT
Đại Việt Sài Gòn cũng là trường đầu tiên của cả nước ký “hợp đồng” đảm bảo việc làm với từng sinh viên. (Ảnh: Quốc Hải)
Hiện tại, sau khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, Đại học Đại Việt dự kiến sẽ phát triển trường trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2018 – 2019), trường sẽ đầu tư xây dựng tại nội thành và tại Khu chức năng giáo dục thuộc Khu đô thị Tây Bắc với cơ sở vật chất đảm bảo cho quản lý và tổ chức đào tạo chất lượng cao theo quy định của Chính phủ. Và giai đoạn 2 (2020 – 2022), trường tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường.
Dự kiến trường tổ chức tuyển sinh và khai giảng khoá đại học đầu tiên vào tháng 9.2019. Các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm khối Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe. Chỉ tiêu dự kiến 1.000 sinh viên.
Được biết, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn (tiền thân của Đại học Đại Việt Sài Gòn) nổi tiếng là trường cao đẳng đầu tiên của cả nước ký cam kết đảm bảo việc làm với từng sinh viên theo học tại nhà trường. Theo đó, nếu nhà trường không thực hiện được cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên sẽ phải hoàn trả học phí, hoặc đào tạo bổ sung để sinh viên đáp ứng việc làm theo nhu cầu của doanh nghiệp…
Theo Danviet
Bao nhiêu ĐBQH không tán thành Luật sửa đổi về giáo dục đại học?
Chiều nay (19.11), có 408 đại biểu bằng 84,12 % tán thành thông qua Luật bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, có 43 đại biểu không tán thành bằng 8,87%, có 5 đại biểu không biểu quyết.
Ông Phan Thanh Bình (ảnh quochoi.vn).
Trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (GDĐH).
Có ý kiến đại biểu đề nghị quy định tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng trường tương đương tiêu chuẩn hiệu trưởng; bổ sung yêu cầu về kinh nghiệm điều hành, kinh nghiệm giảng dạy đối với chức danh này; không bắt buộc trở thành cán bộ cơ hữu của trường đối với chủ tịch hội đồng trường là người ngoài trường; bỏ quy định không cho phép kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường đối với chủ tịch hội đồng trường; quy định rõ mối quan hệ giữa hội đồng trường và hiệu trưởng;giới hạn số nhiệm kỳ liên tiếp của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.
Ủy ban TVQH nhận thấy dự thảo Luật đã quy định chi tiết tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường tại điểm a khoản 4 Điều 16. Đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Bên cạnh đó, để tăng cường tự chủ, Dự thảo Luật quy định trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian thì mới có thể đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.
Về cơ chế quản trị và mối quan hệ giữa hội đồng trường và hiệu trưởng, dự thảo Luật đã xác định rõ thông qua quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của hội đồng với tư cách là cơ quan quản trị còn hiệu trưởng thực thi quản lý, điều hành hoạt động nhà trường trên cơ sở quy định pháp luật và nghị quyết của hội đồng trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật cũng đã chỉnh sửa theo hướng yêu cầu quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường phải phân định rõ chức năng quản trị của hội đồng trường với chức năng tham gia quan tri, quản lý của hiệu trưởng tại điểm e, khoản 6 Điều 16 và điểm e, khoản 5 Điều 18 để bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, kịp thời trong điều hành hoạt động của nhà trường.
Về y kiên Hội đồng trường chỉ quyết định chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng còn vơi các chức danh quản lý khác, Hội đồng trường chỉ thực hiện chức năng giám sát việc bổ nhiệm. "Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định việc bổ nhiệm các chức danh quản lý khác của nhà trường do quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường quy định", ông Phan Thanh Bình cho biết.
Về y kiên hạn chế số nhiệm kỳ liên tiêp của chủ tịch hội đồng trường và của hiệu trưởng, Ủy ban TVQH cho rằng nhăm đẩy mạnh tự chủ đại học, tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, quản lý cơ sở GDĐH, dự thảo Luật không quy định chi tiết về tiêu chuẩn, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh chủ tịch Hội đồng trường, hiệu trưởng. Quy đinh nay do nha trường quyết định theo quy chế tổ chức và hoạt động cua cơ sơ phu hơp vơi quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Ủy ban TVQH còn giải trình, tiếp thu nhiều nội dung khác. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Cũng trong chiều nay với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Luật này gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Theo Danviet
Bất ngờ lời khai của bạn trai nữ sinh ném con xuống đất ở Hà Nội Liên quan đến sự việc một nữ sinh viên năm 4 sinh con, rồi ném qua cửa sổ nhà vệ sinh xuống đất từ tầng 31 của chung cư tại khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, TP.Hà Nội), người yêu cô gái này đã có những lời khai bất ngờ về sự việc. Ngày 19.10, Công an quận Hoàng Mai đang tiếp...