Sắp có thêm 8.300 căn nhà ở xã hội
Đến năm 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có thêm 8.300 căn nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu an cư của người dân, nhất là người thu nhập thấp.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) vừa có cuộc họp với các sở, ngành, địa phương liên quan về tình hình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), tái định cư với quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch về nhà ở mà tỉnh đã đề ra.
Nhu cầu rất lớn
Theo Sở Xây dựng tỉnh BR-VT, từ năm 2009 địa phương này đã triển khai xây dựng NƠXH và hoàn thành block nhà đầu tiên tại số 13 Lý Thường Kiệt (phường 1, TP Vũng Tàu). Tuy nhiên, từ đó đến nay, mới có 9 dự án NƠXH (trong đó có đến 7 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) với tổng cộng 1.551 căn hộ được xây dựng và đối tượng thụ hưởng đa phần là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khó khăn về nhà ở; người thu nhập thấp chưa “với” tới.
Lý giải về thực trạng các dự án NƠXH từ nhiều năm qua vắng bóng sự tham gia của các doanh nghiệp khiến người lao động, nhất là người thu nhập thấp, không thể tiếp cận, Sở Xây dựng cho rằng việc đầu tư phát triển NƠXH cho người thu nhập thấp không mang đến lợi nhuận như các hình thức đầu tư nhà ở thương mại; chính sách ưu đãi về NƠXH hiện nay chưa tạo được sự khác biệt lớn giữa NƠXH với đất nền thương mại nên rất ít nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng thừa nhận do trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán NƠXH còn phức tạp và kéo dài, việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê đối với NƠXH đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được Sở Xây dựng thẩm định cũng kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. ặc biệt, quy định các dự án NƠXH phải dành tối thiểu 20% diện tích NƠXH trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng đã khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà. “Bởi thực tế, có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để không, lãng phí; trong khi đó việc không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn, gây lãng phí xã hội và giảm thu hút đầu tư vào NƠXH” – lãnh đạo Sở Xây Dựng phân tích.
Tuy nhiên, giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT lại khẳng định khi xác định đầu tư xây dựng NƠXH thì lợi nhuận không còn là vấn đề quan trọng nhất, mà chủ yếu sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho rất nhiều đối tượng nghèo, khó khăn, không có nhà ở. “Rất nhiều doanh nghiệp sẵn lòng để cùng đầu tư xây dựng NƠXH thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với địa phương, người dân. Tuy nhiên, có một số “rào cản” khiến doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được với các dự án này nên cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp cho doanh nghiệp, nới lỏng các thủ tục vì mục tiêu phát triển nhà ở trong tương lai” – vị giám đốc trên nói.
Trong khi đó, đa phần công nhân trên địa bàn tỉnh BR-VT lại mong muốn tỉnh sớm bố trí ngân sách để phát triển các dự án NƠXH nhằm giúp họ có cơ hội an cư.
Video đang HOT
Chung cư nhà ở xã hội tại số 217 Nguyễn Hữu Cảnh, TP Vũng Tàu dành cho đối tượng là công chức, lực lượng vũ trang
ã có kế hoạch đẩy nhanh
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Công Vinh, trước thực tế trên, HND tỉnh BR-VT đã thông qua Nghị quyết số 35 về Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, trong đó tỉnh tập trung đầu tư lớn cho phát triển NƠXH, nhà ở tái định cư, nhà công vụ với khoản ngân sách hơn 10.100 tỉ đồng. Nghị quyết này được xem là bước “đột phá” trong việc phát triển NƠXH tại địa phương, trong đó ưu tiên các khu đất công, phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển nhà NƠXH. ặc biệt, ngoài ngân sách, sẽ có khoảng 59.800 tỉ đồng từ các doanh nghiệp để đầu tư nhà ở thương mại và NƠXH.
Theo đó, tỉnh BR-VT đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 598.000 m 2 sàn (tương đương 8.329 căn) NƠXH đáp ứng khoảng 34% số người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn tỉnh; bố trí đủ suất tái định cư bằng nền, nhà ở các loại hoặc bằng tiền (tùy theo nhu cầu của hộ dân) cho 100% hộ dân có đất bị thu hồi đủ điều kiện tái định cư (dự kiến khoảng 8.900 hộ, tương đương 742.000 m 2 sàn). Tiếp đến, giai đoạn 2025-2030, sẽ phát triển thêm 640.000 m 2 (tương đương 8.300 căn) NƠXH và khoảng 1,3 triệu m 2 sàn (tương đương 9.800 căn) bố trí cho các hộ đủ điều kiện tái định cư. ể đẩy nhanh chương trình này, ngoài yêu cầu rà soát, bố trí quỹ đất công (sạch) do nhà nước quản lý phù hợp quy hoạch xây dựng, UBND tỉnh BR-VT cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng để đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch giao nhà đầu tư triển khai dự án NƠXH. ặc biệt, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân về quyền sử dụng đất để xây dựng NƠXH như xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất (nhưng vẫn phù hợp với quy hoạch chung) để xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp trong khu vực.
Nhờ vậy đến nay, tỉnh BR-VT đang có 10 dự án NƠXH được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư đang triển khai thực hiện. Trong 10 dự án này, có 4 dự án cho người thu nhập nhấp và 6 dự án cho công nhân với quy mô khoảng 38,6 ha đất, với tổng diện tích sàn khoảng 459.000 m 2 , cung ứng hơn 5.000 căn hộ chung cư và hơn 400 căn nhà ở riêng lẻ. ặc biệt, qua rà soát, tỉnh BR-VT cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư 13 dự án NƠXH khác với quy mô 21,4 ha, trong đó có 8 dự án dành cho người thu nhập thấp và 5 dự án dành cho công nhân. “Lần này, địa phương sẽ rà soát kỹ càng, cặn kẽ và quyết tâm thực hiện các dự án NƠXH” – ông Nguyễn Công Vinh nhấn mạnh.
ể chuẩn bị cho những công việc sắp tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT yêu cầu các địa phương tham khảo kỹ các quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành và cần có dự báo tốt để cùng tỉnh xây dựng chương trình phát triển NƠXH, tái định cư khả thi, tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Hà Nội dự kiến thực hiện 136.000 căn nhà ở xã hội
Thị trường Hà Nội hiện đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ. Các căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2 tại các dự án hiện hữu đã được hấp thụ hết và không có nguồn cung mới.
Thị trường Hà Nội hiện đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ. Các căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2 tại các dự án hiện hữu đã được hấp thụ hết và không có nguồn cung mới. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Gần đây, Tập đoàn Vingroup đã công bố kế hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, dự kiến sẽ bổ sung thêm nguồn cung giá rẻ trong những năm tới đang thu hút sự quan tâm của người dân.
Theo Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu của Hà Nội cho giai đoạn này là 136.000 căn nhà ở xã hội.
Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành 100% con số theo nhu cầu và đặt lộ trình thực hiện 25.000 căn trong 3 năm (2022-2025); hoàn thành nốt 111.000 căn trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Trước đó, từ năm 2011 đến năm 2021, thành phố Hà nội đã hoàn thành 28.357 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người dân.
Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua, chuyên gia của Savills cho rằng, đây vẫn là một phân khúc khó phát triển. Theo bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn Savills Hà Nội, chủ trương dành 20% quỹ đất ở để phát triển nhà ở xã hội đã được rất nhiều chủ đầu tư thực hiện, nhưng diện tích đó chưa được thực sự tận dụng và phát huy.
Điều này có thể do thủ tục pháp lý phức tạp cũng như kỳ vọng lợi nhuận của chủ đầu tư chưa được thỏa mãn. Trên thực tế, nếu quỹ đất nhà ở xã hội hiện nay được khai thác tốt thì thị trường sẽ có thêm nguồn cung cho loại hình nhà ở này.
Đánh giá chung về thị trường nhà ở tại Thủ đô, các chuyên gia nhận định, ngược với sự chậm lại của nguồn cung và lượng giao dịch, hiện giá nhà ở tại Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đà tăng từ những năm trước.
Nghiên cứu của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, kể từ năm 2018, giá bán ở phân khúc căn hộ không ngừng leo thang. Giá bán sơ cấp trung bình tăng 10% và giá bán thứ cấp tăng 3% theo năm. Trong số đó, sự chênh lệch giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp đã tăng từ mức 14% năm 2018 lên 44% trong những tháng đầu năm 2022.
Không riêng căn hộ chung cư, phân khúc nhà thấp tầng cũng có những bước tiến mới. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, giá liền kề cũng ghi nhận tăng hơn một nửa. Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp, với giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse và liền kề đều tăng quanh mức 20%. Nguồn cung mới hạn chế cùng với giá bán sơ cấp tăng có thể là nguyên nhân khiến thị trường thứ cấp sôi động hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Savills nhận xét, giá của biệt thự, liền kề, nhà phố sau thời gian liên tục tăng và đã đạt đỉnh và có chiều hướng chững lại. Hiện tượng này liên quan đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm, khả năng chi trả của người dân, tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ở những địa phương lân cận.
Bởi vậy, Savills nhận định, thị trường nhà ở có thể sôi động trở lại nhờ sự cân bằng giữa giá bán và năng lực của nguồn cầu. Bà Đỗ Thu Hằng cho rằng, đà tăng giá đến từ những nguyên nhân khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Những vẫn đề về thủ tục, pháp lý, hay chi phí ban đầu cao là cản trở đối với những điều chỉnh lớn trong thị trường. Một khi nguồn cung có giá bán hợp lý hơn trở lại thị trường, thanh khoản cùng tình hình hoạt động sẽ được cải thiện.
Kể từ đầu năm đến nay, thị trường nhà ở Hà Nội ghi nhận số lượng giao dịch tương đối ít hơn so với thời điểm cuối năm 2021. Đồng thời, nguồn cung sơ cấp ở cả hai phân khúc căn hộ và nhà liền thổ đều ở mức hạn chế. Từ năm 2020, thị trường căn hộ đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu chậm lại. Lượng giao dịch và nguồn cung sơ cấp đều có xu hướng giảm. Trong khi nguồn cung giảm 12% theo quý thì lượng giao dịch tụt sâu hơn ở mức âm 44%.
Một trong những yếu tố dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung như vậy là thủ tục pháp lý kéo dài, khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc phát triển các dự án nhà ở. Việc kiểm soát tín dụng bị thắt chặt và chi phí xây dựng ngày càng gia tăng cũng là những thách thức mà các chủ đầu tư đang đối mặt.
Đặc biệt, với phân khúc nhà liền thổ, nguồn cung sơ cấp đang ghi nhận mức thấp nhất trong vòng năm năm vừa qua. Cùng kỳ năm 2021 ghi nhận nguồn cung sơ cấp đạt 1.950 căn, nhưng con số này đã giảm xuống một nửa trong quý II của năm 2022. Hoạt động của phân khúc này cũng không duy trì được đà tăng từ quý 1 mà lượng giao dịch của quý II vừa qua đã giảm tới 55% theo quý và âm 72% theo năm.
Hiện xu hướng dịch chuyển ra các khu vực xa trung tâm tiếp tục thể hiện ở việc nguồn cung mới trong năm 2022 tiếp tục được phân bổ trên khắp thành phố, tại huyện Gia Lâm (phía Đông), huyện Hoài Đức và Quận Hà Đông (phía Tây), quận Hoàng Mai (phía Nam) và Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, và Đông Anh (phía Bắc).
Tăng tốc phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp Cú hích từ gói vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 đang thu hút vốn doanh nghiệp đầu tư các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đang tạo động lực khởi động hàng loạt...