Sắp có quy định mới về hỗ trợ cước viễn thông cho hộ nghèo
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, quy định mới về việc hỗ trợ cước viễn thông cho hộ nghèo và hạ tầng băng rộng cho các đối tượng đặc thù sẽ được triển khai ngay trong năm 2014.
Hòa Bình là một trong những địa phương khó khăn đang rất muốn Bộ TT&TT sớm có cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng đa dịch vụ, đảm bảo quyền truy nhập dịch vụ viễn thông cho mọi người dân thông qua các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, hỗ trợ giá cước dịch vụ viễn thông cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội; hỗ trợ trường học, bệnh viện, chính quyền cơ sở kết nối với hạ tầng viễn thông, Internet băng thông rộng để ứng dụng CNTT trong học tập, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân.
Sẽ có quy định cụ thể về việc hỗ trợ giá cước viễn thông cho các gia đình nghèo, cận nghèo. Ảnh minh họa
Tại buổi làm việc sáng 9/6/2014 giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son với đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo tỉnh cho biết theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh đã có 100% số xã, phường phủ sóng di động, 98% xã, phường có trạm BTS với tổng số 978 trạm. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông nên đến nay mới có 68/210 xã có hạ tầng viễn thông băng rộng kết nối đến trung tâm xã. Nhiều người dân chưa được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ công nghệ cao, nhất là người dân ở 49 xã đặc biệt khó khăn, 23 xã lòng hồ sông Đà.
Ghi nhận đề xuất nêu trên, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, Cục đang phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích xây dựng dự thảo Chương trình Viễn thông công ích đến năm 2020, trong đó có quy định cụ thể về nguồn vốn, cơ chế triển khai hoạt động hỗ trợ hạ tầng viễn thông băng rộng cho các địa phương, cũng như hỗ trợ giá cước cho gia đình cận nghèo, nghèo… Dự kiến trong tháng 6/2014 sẽ có văn bản gửi các địa phương liên quan để lấy ý kiến đóng góp.
Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Quỹ Viễn thông công ích cho biết thêm: Đối với chương trình hỗ trợ kết nối công sở, Chương trình Viễn thông công ích sẽ đầu tư trang thiết bị và hạ tầng cơ sở, hỗ trợ một phần giá cước sử dụng dịch vụ cho các đối tượng là UBND cấp huyện, xã, trường cao đẳng, trường dạy nghề, tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, xã.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, dự kiến Chương trình Viễn thông công ích đến năm 2020 sẽ được phê duyệt và triển khai ngay trong năm nay với quy định cụ thể về hỗ trợ giá cước cho hộ nghèo. Việc hỗ trợ hạ tầng băng rộng sẽ được triển khai theo phương thức không tặng cá và cần câu mà đào ao để giúp người dân làm kinh tế, cải thiện cuộc sống, tránh lặp lại câu chuyện trước đây tặng tiền và điện thoại nhưng người dân lại dùng vào mục đích khác. Một điểm đáng chú ý khác nữa trong hoạt động triển khai Chương trình Viễn thông công ích thời gian tới là sẽ có sự chủ động tham gia của các địa phương, sau khi hạng mục đầu tư được phê duyệt ở địa phương nào thì địa phương đó phải vào cuộc, chịu trách nhiệm thanh quyết toán, không để xảy ra tình trạng Trung ương đầu tư nhưng địa phương không biết.
Theo ICTnews
Nợ chồng chéo giữa các tập đoàn quá lớn, khó gỡ
Báo cáo kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước điểm danh một loạt tập đoàn, TCty nhà nước "dính" nợ khó đòi. Đáng chú ý, nhiều khoản nợ trong nội bộ tập đoàn, giữa các tập đoàn với sô tiên lớn, kéo dài chưa giải quyết được.
Báo cáo kiểm toán được gửi đến các đại biểu Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 sẽ bắt đầu vào ngày mai, 20/5.
Kiểm toán nhà nước cho biết, trong số 27 tập đoàn, TCty được kiểm toán hiện tại, 26 đơn vị làm ăn có lãi. Tổng doanh thu của 27 tập đoàn, tổng công ty là 907.162 ty đông, tông chi phi 809.598 ty đông, lợi nhuận trước thuế 97.564 tỷ đồng, các khoản thuế và còn phải nộp ngân sách nhà nước 29.610 tỷ đồng.
Qua kiểm toán, Kiếm toán Nhà nước đã điều chỉnh giảm tổng tài sản, nguồn vốn 423 tỷ đồng; tổng doanh thu, thu nhập 4.070 tỷ đồng; tổng chi phí 3.154 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 916 tỷ đồng và tăng số còn phải nộp ngân sách nhà nước 2.026,8 tỷ đồng.
Tiền nợ, vay của các Tập đoàn, TCty nhà nước vẫn là vấn đề quan ngại, theo Kiểm toán nhà nước.
Báo cáo kiểm toán nêu nhiều con số, 27 doanh nghiệp này có tổng tài sản, nguồn vốn là 1.609.959 tỷ đồng nhưng trong đó, nợ phải thu là 177.517 tỷ đồng (chiếm 11,03% tổng tài sản). Hàng tồn kho ước khoảng 108.636 tỷ đồng, chiếm 6,75% tổng tài sản. Nợ phải trả 912.865 tỷ đồng, chiếm 56,7% tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu 645.477,9 tỷ đồng.
Nhiều đơn vị bị Kiểm toán nhà nước điểm tên trong danh sách nợ quá hạn, nợ khó đòi lớn là Tổng công ty Điện lực dầu khí thuộc Petro Vietnam 9.650 tỷ đồng; Công ty mẹ VNPT 2.314,2 tỷ đồng; TCTy Công trình giao thông 1 (Cienco 1) là 558,6 tỷ đồng; TCty lắp máy Lilama 482,4 tỷ đồng; Vietnam Airlines 181,6 tỷ đồng; Cienco5 la 188,3 tỷ đồng...
Đáng chú ý, kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều khoản nợ trong nội bộ tập đoàn, giữa các tập đoàn với sô tiên lớn, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
Cụ thể, EVN nơ Petro Vietnam 12.651 tỷ đồng, trong đó khoản quá hạn từ năm 2011 là 9.650 tỷ đồng. Sô dư nơ phai thu, phai tra cua Công ty me - EVN vơi cac đơn vi trong EVN lơn, không quy đinh thơi han thanh toan, viêc thanh toan tiên điên cua cac công ty mua ban điên thuôc Công ty me cho cac nha may điên thương xuyên châm.
Một dẫn chứng khác, TCty dệt may Việt Nam chưa thanh toán cho Petro Vietnam khoản ứng vốn thay cho Vinatex để góp vào Công ty Cổ phần Hóa dầu và xơ sợi Dầu khí theo lộ trình tăng vốn 229,6 tỷ đồng, với thời hạn trả nợ cho Petro Vietnam là quý 1/2011 (đã gia hạn đến tháng 6/2012)...
Cơ quan kiểm toán cũng nhắc lại vấn nạn nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn chiếm dụng, vốn vay. Theo đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn điều lệ vượt mức cho phép.
Hàng triệu m2 đất đang bị lãng phí
Câu chuyện khác được Kiểm toán nhà nước "để mắt" là vấn đề lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai của các DNNN. Báo cáo kiểm toán nêu rõ nhiều tập đoàn, TCty đang quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn, nhưng còn để đất không hoăc chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, bị lấn chiếm.
Ví dụ, số đất không hoặc chưa sử dụng của Tập đoàn Dệt may Vinatex là 26.955 m2; Công ty mẹ Cienco 6 "ôm" 1.769,6m2; Tập đoàn Cao su Việt Nam VRG 1.114.700.000 m2 (trong đó, số đất ơ nước ngoài là 581.270.000 m2); Seaprodex: 30.693,6 m2...
Tập đoàn Viễn thông VNPT thì có 25.382 m2 đất bị lấn chiếm, tranh chấp. Ở Tập đoàn Cao su, con số này lên tới 128 triệu m2 (đất bị lấn chiếm ở nước ngoài là 38 triệu m2).
Kết quả kiểm toán còn cho thấy hàng chục tập đoàn tổng công ty thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước về đất đai chưa đầy đủ và chưa tuân thủ nghiêm các quy định trong mua, bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản hình thành từ dự án.
Kiểm toán Nhà nước cũng "kể tội" hầu hết các tập đoàn, TCty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đêu có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm làm giảm hiệu quả đầu tư. Môt sô dư an phải dưng thi công do không co vôn gây lang phi vôn đầu tư.
Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn được chỉ tên với một số dự án được giao đất từ trước năm 2002 nhưng đến thơi điêm kiêm toan chưa hoàn thành. Cienco5 thì có cả 7/7 dư an kinh doanh bât đông san đươc chọn kiểm toán đêu châm tiên đô. Một số dự án cua Tổng công ty Cảng hàng không đã được giao đât từ nhưng năm 2005, 2007, 2008, 2009 nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa triển khai.
P.Thảo
Theo Dantri
"Vinasat ra quyết định với người Trung Quốc"... là thông tin giả Ngày 14-5-2014, trên một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội xuất hiện thông tin "Vinasat tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông truyền hình cho người Trung Quốc"; "Vinasat ra quyết định với người Trung Quốc"... đã gây ảnh hưởng không tốt cho các hoạt động của Vinasat. Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I), đơn vị thuộc...