Sắp có phụ nữ trở thành siêu chiến binh Gurkha sau 200 năm
Bộ tộc thiện chiến Gurkha ở Nepal sẽ lần đầu huấn luyện phụ nữ trong lịch sử trăm năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đón chờ nữ giới ở phía trước.
Phụ nữ Nepal lần đầu có cơ hội vào hàng ngũ chiến binh Gurkha kể từ năm sau.
Theo Daily Mail, Gurkha là những chiến binh nổi tiếng đến từ bộ tộc ở Nepal. Họ chiến đấu cho quân đội Anh cách đây 200 năm.
Ngay trong năm tới, sẽ có những phụ nữ tốt nghiệp khóa huấn luyện của người Gurkha. Nhưng nữ giới sẽ phải vượt qua các thử thách khó khăn như nam giới.
Trở thành chiến binh Gurkha là điều mà nhiều người ở Nepal mơ ước. Họ sẽ phải vượt qua “thử thách doko”, bao gồm đeo ba lô nặng 25kg chạy 5km trên đồi trong vòng 48 phút.
Những nữ chiến binh vượt qua bài kiểm tra đầu tiên sẽ được đưa đến Anh, trải qua khóa huấn luyện 10 tuần ở Catterick, North Yorkshire. Ngôi làng Anh có thể đón chào những phụ nữ Gurkha đầu tiên vào năm 2020.
Bên cạnh việc huấn luyện thể chất, các nữ chiến binh Gurkha cũng được dạy tiếng Anh, dạy văn hóa và học kỹ năng bắn súng.
Bộ Quốc phòng Anh từng có ý định chiêu mộ các nữ chiến binh Gurkha từ năm 2007, nhưng kế hoạch sau đó đã bị hoãn lại vô thời hạn.
Các chiến binh Gurkha đạt tiêu chuẩn khắt khe sẽ bắt đầu cuộc sống mới ở nước ngoài với mức lương 18.000 bảng cùng quyền được định cư ở Anh. Đây được coi là mức lương khá cao so với tiêu chuẩn của người Nepal.
Video đang HOT
Chiến binh Gurkha nhận được nhiều ưu đãi, thậm chí là khả năng được định cư ở Anh khi về hưu.
Hiện có khoảng 3.000 chiến binh Gurkha phục vụ trong quân đội Anh. Khoảng 250 tân binh được tuyển chọn mỗi năm từ Pokhara, miền trung Nepal.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói: “Gurkha là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới. Họ có một lịch sử đáng tự nào và phụ nữ cũng có quyền tham gia hàng ngũ thiện chiến này như nam giới”.
Trở thành chiến binh Gurkha luôn được coi là niềm tự hào với các gia đình ở Nepal. Chỉ những cư dân Nepal trong độ tuổi từ 17-21 mới được đăng ký tham gia thử thách.
Ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe, bao gồm yêu cầu về chiều cao, răng miệng. Những ứng viên từng phẫu thuật laser mắt cũng bị từ chối.
Các ứng viên cũng phải chạy 800 mét trong 2 phút 45 giây, leo xà 12 lần và gập bụng 70 lần.
Các ứng viên cũng phải biết sơ qua về tiếng Anh để có thể vượt qua bài phỏng vấn. Những người theo được đến cuối cùng sẽ phải đeo ba lô 25kg chạy 5km trên đồ trong 48 phút.
Theo Danviet
Chiến binh Gurkha lừng danh bảo vệ cuộc gặp Trump và Kim Jong-un
Những chiến binh thiện chiến nhất của bộ tộc lừng danh Gurkha của Nepal sẽ đóng vai trò bảo vệ hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore.
Chiến binh Gurkha được coi là lực lượng tinh nhuệ nhất ở Singapore.
Theo Reuters, ông Trump và Kim Jong-un dĩ nhiên sẽ đến Singapore vào tuần tới với đội ngũ an ninh của riêng mình. Nhưng lực lượng cảnh sát tinh nhuệ nhất của Singapore, bao gồm đội ngũ các chiến binh Gurkha huyền thoại, cũng sẽ tham gia vào công tác đảm bảo an ninh cho hội nghị thượng đỉnh.
Họ sẽ nhận trách nhiệm bảo vệ khu vực diễn ra hội nghị thượng đỉnh, tuyến đường, khách sạn dẫn đến nơi tổ chức hội nghị, theo một nhà ngoại giao nắm rõ thông tin về quá trình chuẩn bị cho biết.
Singapore từ lâu đã duy trì lực lượng Gurkha thiện chiến nhất để đảm bảo an ninh cho các hội nghị cấp cao tổ chức tại quốc gia này, bao gồm diễn đàn an ninh Shangri-La.
Lực lượng Gurkha được Singapore tuyển chọn từ Nepal, mặc trang phục chuyên dụng, trang bị súng trường tấn công FN SCAR, súng ngắn và dao quắm kukri truyền thống.
Người Gurkha luôn mang theo mình con dao này. Và theo phong tục cổ xưa, mỗi khi nó được rút khỏi vỏ, con dao phải lấy được máu của kẻ thù.
Chiến binh Gurkha bảo vệ diễn đàn an ninh thường niên tổ chức ở khách sạn Shangri-La.
"Họ là lực lượng tốt nhất mà Singapore có và tôi chắc rằng họ sẽ góp mặt trong hội nghị thượng định Mỹ-Triều Tiên", Tim Huxley, chuyên gia về lực lượng quân đội Singapore tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định.
"Họ là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ và hội nghị thượng đỉnh này rất phù hợp với năng lực của họ", Huxley nói thêm.
Cảnh sát Singapore mô tả các chiến binh Gurkha hết sức "cứng rắn, quả cảm, kiên định" và "sẵn sàng tham gia vào mọi nhiệm vụ để bảo vệ Singapore".
Những chiến binh Gurkha này sống cùng gia đình ở trại huấn luyện Mount Vernon, bên ngoài thành phố. Người dân Singapore không được phép đến khu vực này.
Cuộc sống ở đó có nhiều quy định khắc nghiệt, ví dụ như phụ nữ và trẻ em phải đi ngủ lúc 10 giờ 30 phút tối. Các thanh niên Gurkha từ 18-19 tuổi sẽ được chiêu mộ vào hàng ngũ cảnh sát, quân đội Singapore. Một người lính Gurkha sẽ chỉ nghỉ hưu ở tuổi 45.
Dao quắm là vũ kukri là vũ khí truyền thống của người Gurkha.
Các chiến binh Gurkha cũng phải tuân thủ quy định không lấy phụ nữ bản xứ ở Singapore.
Phát ngôn viên cảnh sát Singapore từ chối bình luận về số lượng chiến binh Gurkha tham gia bảo vệ an ninh cho hội nghị thượng đỉnh. Ước tính có khoảng 1.800 chiến binh Gurkha phục vụ trong hàng ngũ cảnh sát Singapore.
Singapore trong quá khứ từng là thuộc địa Anh, vậy nên việc đảo quốc sư tử tin dùng chiến binh Gurkha là truyền thống của Anh. Cách đây 200 năm, đế quốc Anh tấn công Nepal và bị bộ tộc Gurkha bé nhỏ đánh bại.
Cảm phục trước ý chí chiến đấu và kỹ năng đáng nể của các thanh niên bộ tộc này, đế quốc Anh đã chiêu mộ họ vào quân ngũ. Ngày nay, chiến binh Gurkha có mặt trong quân đội Anh, Ấn Độ, Nepal, Brunei và cả Singapore.
Họ từng tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, cuộc chiến trên đảo Falkland và gần đây nhất là ở Afghanistan.
Theo Danviet
Siêu chiến binh một mình một dao hạ gục 40 tên cướp Câu chuyện người lính Gurkha một mình dùng dao quyết đấu với 40 tên cướp trên tàu hỏa ở Ấn Độ khiến không ít người khâm phục. Bishnu Prasad Shrestha (giữa), nhân huân chương danh dự từ quân đội. Theo Business Insider, nếu có bất cứ kẻ xấu nào muốn gây sự với ai đó, hắn ta chắc chắn sẽ không muốn đụng...