Sắp có nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm
Người yêu thiên văn trên toàn thế giới sắp có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm sẽ xuất hiện vào ngày 8/11.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết nguyệt thực toàn phần vào ngày 8/11 sẽ là lần cuối cùng trong năm nay của hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10, tuy nhiên đây cũng là nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong ba năm tới.
Cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới có thể quan sát sự kiện, trong đó Bắc Mỹ, một số vùng Nam Mỹ, châu Á, Australia và New Zealand có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn nhất.
Trong thời gian này, người yêu thiên văn cũng có thể nhìn thấy Sao Thiên Vương, cách Mặt trăng bị che khuất chỉ hơn một ngón tay.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng, bóng của Trái Đất có thể che toàn bộ hoặc một phần ánh sáng Mặt Trời. Điều này chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút, trong khi đó toàn bộ quá trình khi bắt đầu tới khi kết thúc sẽ diễn ra trong khoảng 5 giờ đồng hồ.
Ở thời điểm cực đại, 82% Mặt Trời có thể bị mặt trăng che khuất. Trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt Trăng mang sắc đỏ nên hay được gọi là Mặt Trăng máu. Màu sắc đỏ là do ánh sáng mặt trời khúc xạ khi đi qua bầu khí quyển Trái Đất. Theo NASA, bầu khí quyển Trái Đất càng có nhiều bụi, mây mù thì Mặt Trăng càng đỏ.
Theo kinh nghiệm của những người quan sát thiên văn, để theo dõi hiện tượng nguyệt thực toàn phần trọn vẹn nhất, cần lựa chọn khu vực rộng rãi, nơi quan sát cần thoáng đãng, bầu trời trong, không mây, không mưa, không bị nhà cao tầng cản trở và tránh ánh sáng đèn.
Nguyệt thực toàn phần là dịp để các nhà khoa học quan sát chi tiết hơn bề mặt của Mặt Trăng, do cường độ ánh sáng giảm không gây chói như thông thường. Qua đó nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc và các hoạt động của Hệ Mặt Trời.
Video đang HOT
Những sự kiện thiên văn kỳ thú trong năm 2022
Bầu trời năm 2002 hứa hẹn xuất hiện nhiều hiện tượng thiên văn thú vị và dễ theo dõi bằng mắt thường mà không cần các thiết bị hỗ trợ, nếu điều kiện thời tiết phù hợp.
Hiện tượng trăng máu xuất hiện vào tháng 5.2021 nhìn từ New Delhi, Ấn Độ AFP
Theo Đài National Geographic, năm nay dự kiến sẽ có nhiều sự kiện thiên văn thú vị mà giới thiên văn học nghiệp dư và mọi người có thể dễ dàng theo dõi, trong đó có 2 lần mặt trăng máu, 2 lần nhật thực và nhiều "cuộc gặp gỡ" giữa các hành tinh.
Bên cạnh đó, những ngôi sao băng sẽ thắp sáng bầu trời và mọi người còn có thể chứng kiến 5 trong số các hành tinh láng giềng của trái đất. Trong điều kiện thích hợp, sao Thiên vương cũng sẽ có thể được nhìn thấy bằng mắt thường và sẽ là một điểm sáng xanh trên bầu trời.
Dưới đây là một số những hiện tượng thiên văn dự kiến sẽ xảy ra trong năm 2022:
Ngày 24.3-5.4: Sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ cùng "khiêu vũ"
Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, những người dậy sớm ở cả 2 bán cầu sẽ được chứng kiến một số hành tinh láng giềng trình diễn "điệu ba lê trên trời".
Mô phỏng "vũ điệu" của sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NGC
Nhìn lên bầu trời phía đông nam khoảng một giờ trước khi mặt trời mọc để thấy sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ xếp thành cụm hình tam giác. Vào ngày 27 và 28.3, trăng lưỡi liềm sẽ ghé qua buổi tiệc của các hành tinh trên.
Những người theo dõi suốt nhiều ngày sẽ thấy rằng vị trí của 3 ngôi sao thay đổi dần cho đến khi thành 1 đường thẳng vào ngày 1.4. Sau đó, sao Thổ sẽ tiến về phía sao Hỏa và dường như nằm cạnh nhau từ ngày 3-5.2.
Ngày 1.5: Nhật thực một phần
Năm 2022 sẽ có 2 lần trái đất được nhìn thấy hiện tượng nhật thực một phần, khi mặt trăng che một phần mặt trời. Lần thứ nhất sẽ được nhìn thấy tại phía nam khu vực Nam Mỹ, một phần Nam Cực và một phần Thái Bình Dương vào lúc 3 giờ 41 ngày 1.5 (giờ Việt Nam).
Khi đó, 64% mặt trời sẽ bị che khuất bởi mặt trăng. Vị trí nhìn thấy nhật thực nhiều nhất là Nam Đại Dương phía tây bán đảo Nam Cực. Khu vực phía nam của Chile và Argentina cũng sẽ thấy nhật thực khoảng 60%.
Trong năm nay, nhật thực một phần còn xảy ra vào ngày 25.10 tại phần lớn châu Âu và Trung Đông, cũng như một phần Tây Á, Bắc Phi và Greenland. Kính bảo hộ khi ngắm nhật thực là cần thiết và phải được đeo suốt quá trình ngắm nhật thực để bảo vệ mắt, kể cả khi mặt trời dường như còn tối hơn cả bầu trời.
Ngày 5 và 6.5: Mưa sao băng Eta Aquarid
Những người thích ngắm sao băng sẽ được thưởng thức vào tháng 5 khi điều kiện bầu trời gần như hoàn hảo để chứng kiến mưa sao băng Eta Aquarid. Thời điểm tốt nhất để ngắm dự kiến là những giờ trước bình minh ngày 5.5. Trăng lưỡi liềm sẽ lặn sớm khiến bầu trời đủ tối để nhìn ngắm kể cả những ngôi sao băng mờ nhạt nhất.
Mưa sao băng Eta AquaridẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNET
Bán cầu nam sẽ nhìn thấy sao băng thuận lợi hơn, với những ngôi sao băng từ chòm sao Aquarius sẽ xuất hiện gần đường chân trời phía đông nam. Trong điều kiện thích hợp, có thể thấy từ 20-30 sao băng mỗi giờ.
Ngày 15 hoặc 16.5: Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15 hoặc 16.5, tùy thuộc vào vị trí trên trái đất. Nguyệt thực là khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng và mặt trăng đi qua cái bóng của trái đất. Hiện tượng này sẽ dễ nhìn thấy từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và một phần châu Á.
Vì mặt trăng vào tháng năm được gọi là "trăng hoa" nên hiện tượng này năm nay còn được nguyệt thực trăng hoa.
Ngày 18-27.6: 5 hoặc 6 hành tinh xếp thẳng hàng
Những người thích ngắm bầu trời sao sẽ có cơ hội hiếm hoi vào tháng 6 để ngắm bằng mắt thường khi các ngôi sao thẳng hàng gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và có khả năng cả sao Thiên Vương.
Mô phỏng hiện tượng nhiều hành tinh xếp thẳng hàng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NGC
Việc nhìn thấy sao Thiên Vương đòi hỏi điều kiện bầu trời lý tưởng. Chưa hết, mặt trăng có thể sẽ đi qua gần các ngôi sao trên, khi nhìn từ trái đất trước bình minh ngày 18-27.6.
Ngày 7 và 8.11: Nguyệt thực toàn phần
Những người tại Bắc và Nam Mỹ, Úc, châu Á và một phần châu Âu sẽ có cơ hội ngắm hiện tượng trăng máu lần thứ 2 trong năm nay, khi nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tối 7.11 qua nửa đêm bước sang ngày 8.11.
Phía tây Mỹ và Canada, phía đông Nga, New Zealand và một phần phía đông Úc là những nơi có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó, khu vực phía đông Bắc Mỹ và phần lớn Nam Mỹ sẽ nhìn thấy một phần của hiện tượng này khi mặt trăng di chuyển về phía tây.
Chiêm ngưỡng mặt trăng tròn lớn nhất, gần Trái Đất nhất vào tối nay Tối nay, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú với mặt trăng tròn lớn nhất, sáng nhất, gần Trái Đất trong năm 2022. Năm 2022 là một năm người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nguyệt thực một phần, nhật thực, siêu trăng, mưa sao...