Sắp có làn sóng khách Trung Quốc sang Việt Nam
Dự kiến, các điểm đến như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc và TPHCM, sẽ tăng trưởng lượng khách mạnh vì đón nhiều du khách Trung Quốc.
TBKTSG đưa tin, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, sẽ có một làn sóng mới du khách Trung Quốc sang du lịch Việt Nam. Dự đoán, trong năm nay lượng du khách từ thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam vẫn chưa hồi phục nhưng đến năm sau sẽ tăng trưởng.
Nhận định trên được đưa ra, theo ông Tuấn là do một loạt chương trình quảng bá, xúc tiến điểm và gặp gỡ các đối tác du lịch tại Trung Quốc được tổ chức vào cuối tháng 10/2015. Chương trình do Tổng cục Du lịch tổ chức tại Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thành Đô.
Ông Tuấn cho biết thêm: “Đây là chương trình quảng bá du lịch lớn nhất tại Trung Quốc mà chúng tôi tổ chức từ trước đến nay. Sau hàng loạt cuộc gặp gỡ với các hãng lữ hành của nước này, chúng tôi thấy sẽ có một làn sóng mới du khách từ nội địa nước này sang Việt Nam du lịch, nhiều nhất là bằng đường hàng không”.
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam. Vào năm 2014, có hơn 1,9 triệu lượt khách từ nước này, chiếm gần một phàn tư tổng lượng khách quốc tế sang Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm ngoái, lượng khách từ thị trường này bắt đầu sụt giảm do ảnh hưởng của sự cố căng thẳng trên biển Đông giữa hai nước.
Lượng khách Trung Quốc sẽ tăng mạnh
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch cho rằng: “Lượng khách sẽ phục hồi thậm chí tăng trưởng trong năm 2016 và điều quan trọng là ngành du lịch sẽ đón được nhiều du khách bằng đường không, đường biển, có chi tiêu tốt hơn thay vì khách qua lại bằng cửa khẩu đường bộ như nhiều năm qua”.
Video đang HOT
Sang nhiều, tiêu ít
Thế nhưng, điều đáng quan tâm hiện nay là Mỹ, Hàn Quốc và Australia mới là những quốc gia có mức đóng góp cao nhất vào ngành du lịch Việt Nam, chi tiêu nhiều. Du khách Mỹ chi tiêu nhiều nhất, lên tới 99,9 triệu USD, tăng 9,6% so với năm trước; theo sau là khách Hàn Quốc, tổng cộng 82,6 triệu USD; khách Úc chi tiêu 82,1 triệu USD. Khách Nhật Bản, Pháp, Anh, Singapore, Nga, Canada và Đức cũng nằm trong nhóm dẫn đầu.
Bên cạnh đó, khách du lịch đến từ Liên bang Nga cũng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, chi tiêu cao khi đến VN.
Trong khi đó, mặc dù chiếm tỷ lệ cao nhưng khách du lịch Trung Quốc lại là đối tượng có khả năng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại Việt Nam.
Cũng theo điều tra của tổng cục thống kê, khách du lịch Trung Quốc tự tổ chức đến Việt Nam có mức chi tiêu bình quân trên 711,38 USD/lượt khách (khoảng 90 USD/ngày khách) chỉ bằng 63% so với chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam, thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chỉ cao hơn khách Lào, Malaysia.
Chi tiêu trung bình ngoài tour của khách du lịch Trung Quốc đối với khách đi theo tour là 41,28 USD/ngày/khách, chỉ bằng 35% mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam. Trong đó 50% là chi cho mua sắm hàng hóa, 10,2% chi cho hoạt động vui chơi giải trí.
Mức chi của khách Trung Quốc không chỉ thấp hơn so với khách quốc tế khác mà còn thấp hơn so với việc chi tiêu tại một số quốc gia trong khu vưc Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia vốn là các điểm hấp dẫn với các tour du lịch shopping.
Trong 3 nhóm khách Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển và đường không, nhóm du lịch bằng đường không có khả năng chi tiêu cao nhất và thường lựa chọn các khách sạn từ 3 sao trở lên và chủ yếu đến từ các thành phố lớn như Quảng Châu, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào nhiều dự án lớn
Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn vào Việt Nam để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Liệu xu hướng trên có tạo nên một làn sóng đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam?
Các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ 95% vốn tại Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1. Ảnh: Minh Trí
Đã và đang đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam, nhưng Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) vẫn lên kế hoạch mở rộng sản xuất ở Việt Nam để đa dạng hóa nguồn thu. Hiện tại, Texhong đã có tổ hợp 5 nhà máy sợi ở Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch (Đồng Nai), với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Ngoài ra, nhà đầu tư này còn một nhà máy sợi 300 triệu USD đã đi vào hoạt động từ năm 2013 ở Quảng Ninh.
Năm ngoái, Texhong cũng đã chính thức khởi công Dự án hạ tầng KCN Texhong Hải Hà (Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD, đồng thời rót thêm 300 triệu USD để thực hiện Dự án Chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tập trung tại chính KCN này.
Bên cạnh đó, để phục vụ các dự án thứ cấp tại KCN Texhong Hải Hà, Texhong cũng đang chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 2.000 MW tại đây. Năm ngoái, Texhong đã ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện dự án trên. Đồng thời, nhà đầu tư này cũng đang lên kế hoạch "vời" khoảng 200 nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội đầu tư vào KCN mà họ đầu tư xây dựng hạ tầng, với kỳ vọng biến nơi đây thành một chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may khép kín.
Chia sẻ về các dự án trên, ông Hồng Thiên Chúc, Chủ tịch Tập đoàn Texhong không ngần ngại khẳng định, "đại kế hoạch" đầu tư của Texhong ở Việt Nam xuất phát từ kỳ vọng đón đầu các cơ hội do TPP mang lại. Tất nhiên, ông cũng không loại trừ những yếu tố liên quan đến giá nhân công rẻ, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng...
Trong khi đó, hơn 3 tháng trước đây, liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc đã cùng Tổng công ty Điện lực Vinacomin khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, vốn đầu 2 tỷ USD, ở Bình Thuận. Trong dự án này, các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ 95% vốn.
Đó chỉ là hai trong số những nhà đầu tư Trung Quốc trong thời gian gần đây đã đầu tư những dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có thể kể đến Dự án Lốp xe Việt Luân, vốn đầu tư 400 triệu USD tại KCN Tây Ninh; Dự án chế biến cao su Tân Cao Thâm tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD; Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung tại Lào Cai, với vốn đầu tư 337,5 triệu USD...
Dù Trung Quốc đang đứng trong top 10 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, song nhiều quan điểm cho rằng, vốn đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng. Hơn nữa, còn nhiều vấn đề liên quan tới dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Với kinh nghiệm của mình, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI thẳng thắn bình luận, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam "lượng nhiều, chất thấp, thiếu tin cậy".
Mặc dù đầu tư ở hầu khắp các địa phương của Việt Nam, song dự án của nhà đầu tư Trung Quốc phần lớn có quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ, với vốn đăng ký chưa đến 1 triệu USD. Nhiều dự án cũng bị cho là sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn và gây tổn hại đến môi trường. Đặc biệt, hầu như không có dự án nào trong lĩnh vực công nghệ cao.
Câu hỏi đặt ra là, liệu FDI từ Trung Quốc có trở thành một làn sóng sau động thái các nhà đầu tư Trung Quốc dồn dập đầu tư ra nước ngoài để "thỏa mãn" cơn khát nguyên liệu và năng lượng, đặc biệt với riêng Việt Nam là để hưởng lợi do TPP, cũng như hàng loạt hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang ký kết mang lại?
Điều đó là có thể. Nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy, vốn FDI từ Trung Quốc sẽ vào Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi quốc gia này không phải là thành viên của TPP. Và thực tế, cũng đã có nhiều công ty Trung Quốc đề xuất những dự án nhiều triệu USD vào Việt Nam.
Mặc dù vậy, theo ông Dương Đình Giám, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), cũng cần thận trọng với điều này, nhất là trước xu hướng Trung Quốc đang dịch chuyển đầu tư các ngành nghề có mức độ ô nhiễm cao sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Còn theo GS.TSKH Nguyễn Mại, điều quan trọng là Việt Nam phải tỉnh táo lựa chọn dự án đầu tư từ Trung Quốc. "Cần nhận diện đúng hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam để đánh giá tác động tích cực, đồng thời xử lý có hiệu quả các khiếm khuyết đã được phát hiện, quan tâm đến động thái mới trong quan hệ Việt - Trung, nhằm lựa chọn đúng doanh nghiệp và dự án đầu tư, thu hút thêm vốn đầu tư từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả dòng vốn FDI", GS-TSKH. Nguyễn Mại bày tỏ quan điểm.
Theo Nguyên Đức
baodautu.vn
VietBao.vn (Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán>>>)
Biên Hòa loay hoay chống ngập Không ít thách thức đã được đặt ra tại cuộc họp do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 6.10 để bàn về tình trạng ngập lụt tại TP.Biên Hòa trong thời gian qua. Biên Hòa ngập nặng sau cơn mưa lớn vào đêm 9.9 - Ảnh: Lê Lâm Trong đó có dự án được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2008...