Sắp có ‘hậu duệ’ của hệ điều hành Android
Nhiều khả năng Google đang phát triển hệ điều hành mới có thể thay thế cho cả Android và Chrome OS, với tên gọi Fuchsia.
Hình ảnh được cho là hệ điều hành mới Fuchsia. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Dailymail, những hình ảnh ban đầu của hệ điều hành có tên mã “Fuchsia” đã bắt đầu được chia sẻ trên internet. Hệ điều hành mới sử dụng phần mềm nội bộ của chính Google là “Magenta”. Dường như Fuchsia được thiết kế đặc biệt cho điện thoại thông minh và các máy tính hiện đại với bộ xử lý nhanh.
Fuchsia lần đầu tiên được phát hiện hồi tháng 8.2016, lúc đó nó chỉ là những dòng lệnh. Giờ đây, Google đã có kế hoạch lớn hơn để có giao diện Armadillo sẽ thay thế Android trong tương lai gần.
Bản cập nhật mới nhất của các nguyên mẫu được phát hiện bởi Ron Amadeo tại Ars Technica, khẳng định Google đang thực hiện lộ trình mới cho hệ điều hành này. Nó sẽ chạy trên nhân microkernel gọi là Magenta. Tài liệu hướng dẫn cũng mô tả lợi thế cho điện thoại thông minh và máy tính hiện đại là bộ vi xử lý nhanh, vì vậy số lượng bộ nhớ RAM là không đáng kể cho các thiết bị ngoại vi tuỳ ý thực hiện các tính toán mở.
Bên cạnh đó Kyle Bradshaw cùng với HotFix.net cũng tập hợp một đoạn video ngắn để cung cấp cho người dùng một cái nhìn thực tế về hệ thống mới với xu hướng đơn giản hơn nhưng tập trung và thuận tiện hơn so với Android.
Nổi bật một điểm khác biệt là trang chủ, có vẻ lớn hơn, có cách tiếp cận cá nhân hơn, chứ không phải tập trung vào các ứng dụng. Ở giữa là ảnh tiểu sử của người dùng, khi được chạm, cho phép họ truy cập vào một loạt các cài đặt như độ sáng, âm lượng và các cài đặt nhanh khác.
Video đang HOT
Tạ Xuân Quan
Theo Thanhnien
Có Android và Chrome OS rồi, vì sao Google vẫn xây hệ điều hành mới?
Vượt qua những thang đo như doanh thu và thị phần, hệ điều hành hoàn toàn mới được Google xây dựng cho thấy tầm nhìn xa tới hàng chục năm trong tương lai...
Android và Chrome OS sắp có người kế nhiệm. ẢNH CHỤP LẠI TỪ ANDROIDCENTRAL
Cách đây không lâu, Google đã hé lộ về một hệ điều hành mới có tên Fuchsia, tương lai sẽ thế chỗ cả Android và Chrome OS. Rằng đây là một hệ điều hành mã nguồn mở có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau, từ các vật dụng nhỏ... cho tới máy tính để bàn.
Sẽ thật lạ kỳ khi Google đang sở hữu trong tay cả hai nền tảng đắc lực như Android và Chrome OS, mà vẫn phát triển thêm một hệ điều hành khác? Câu trả lời nằm ở tầm nhìn trong tương lai, nơi mà Google sẽ thống trị làng công nghệ bằng nền tảng duy nhất.
Khi thang đo doanh thu, thị phần không còn ý nghĩa
Công bằng mà nói, Google vẫn đang làm chủ nền tảng di động với Android, doanh thu lẫn thị phần của hệ điều hành này vẫn đang duy trì ở top đầu. Còn như Chrome OS, tuy không phải số một, nhưng ít nhất nền tảng này vẫn đem về doanh thu đều đặn cho Google.
Google đang tính tới tương lai hàng chục năm sau. ẢNH: REUTERS
Thật chẳng dễ gì cho một gã vốn nhà đã giàu, giờ lại nai lưng đi cầy sâu cuốc bẫm từ đầu? Đang làm kẻ thống trị không muốn, Google lại muốn đi làm dân đen? Không, lý do thực sự khiến Fuchsia ra đời không hề liên quan tới doanh thu hay thị phần, mà chính là xu hướng.
Trước đây, điện thoại sẽ có nền tảng riêng của điện thoại, hoặc cùng lắm dùng chung với máy tính bảng. Máy tính sẽ có nền tảng riêng. Đồng hồ thông minh cũng có một OS độc lập. Nói tóm lại, xu hướng trước đây sẽ là phát triển độc lập, đường ai nấy đi.
Thế nhưng, xu hướng hiện tại đã thay đổi: tất cả trong một. Dễ nhận ra nhất chính là xu hướng Internet of Things đang rất thịnh hành. Nghĩa là thay vì để các thiết bị hoạt động riêng biệt, người ta đang muốn chúng thực sự kết nối, thực sự gắn kết với nhau.
Một hệ điều hành cho tất cả
Dù không trực tiếp hé lộ kế hoạch của mình với báo giới, nhưng tất cả động thái gần đây của Google liên quan tới nền tảng Fuchsia đều chỉ ra hướng đi này. Thứ nhất, nhân Linux trên Android đã quá lỗi thời, thậm chí là ngày càng chiếm dụng dữ liệu.
Fuchsia được định hình là tương lai của Google -ẢNH CHỤP LẠI TỪ POCKETLINT
Hệ quả là các thiết bị chạy hệ điều hành nhân Linux luôn yêu cầu phần cứng đắt tiền, gây tốn kém, không thể tối ưu được giá thành sản phẩm. Thứ hai, nhân Linux cũng không chạy theo thời gian thực, dẫn tới không tối ưu được hiệu suất hoạt động.
Rõ ràng, một cỗ máy tới từ tương lai luôn cần hiệu năng cao hơn sản phẩm đời cũ. Thêm hiệu suất là thêm tốn kém, vẫn không tối ưu được giá thành. Thứ ba, bản thân Linux cũng không phù hợp với các thiết bị IoT bởi lý do có nhiều lỗ hổng bảo mật.
Tóm lại, với cả ba thiếu sót trên, nhân Linux hay Android sẽ không thể bảo vệ được ngôi vương Google của hàng chục năm sau. Xu hướng thay đổi, Google sẽ buộc phải gồng mình. Hãy cùng chờ đợi Fuchsia: một hệ điều hành cho tất cả.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Hệ điều hành Fuchsia mới từ Google có gì đặc biệt? Nguồn tin cho biết Google đã thành lập một dự án phát triển hệ điều hành hoàn toàn mới mang tên Fuchsia. Thông tin về hệ điều hành này còn khá mới mẻ, chủ yếu dựa vào các thông tin rò rỉ. Hiện tại vẫn chưa rõ đối tượng thiết bị mà Fuchsia hướng đến. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo Pocket-lint, Fuchsia về...