Sắp có cầu vượt trước viện K sau bức “tâm thư” gửi Bộ trưởng Thăng
Sở GTVT Hà Nội vừa lắp đặt cầu vượt cho người đi bộ qua đường 70, tại khu vực Bệnh viện K (cơ sở 3) ở huyện Thanh Trì (Hà Nội). Cây cầu dài gần 20m, có tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.
Để giúp bệnh nhân, người nhà không phải đi bộ băng qua đường trước dòng phương tiện như mắc cửi trên đường 70, khu vực Bệnh viện K (cơ sở 3) ở huyện Thanh Trì, Sở GTVT Hà Nội vừa khởi công lắp đặt cầu vượt cho người đi bộ. Cây cầu dài gần 20m, có tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Dự kiến 1 tuần sau khi khởi công cây cầu được lắp đặt xong.
Cây cầu dành cho người đi bộ bắc ngang qua đường 70 đang được hoàn thiện
Trước đó, vào cuối tháng 12/2014, một người dân ký tên Bình Nguyên đã gửi “tâm thư” tới Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng “xin” xây cầu vượt bộ hành để qua đường trước cổng bệnh viện K vì chứng kiến nhiều tai nạn xót xa tại đây. Bức thư phản ánh đoạn đường này đông đúc, xe cộ nườm nượp nhưng không có đèn giao thông, vạch kẻ đường, cầu vượt dành cho người đi bộ.
Sau khi đọc “tâm thư”, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cán bộ của Bộ GTVT và lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, giải quyết phản ánh của người dân. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cũng giao Ban Quản lý dự án 1 của Sở lập dự án làm cầu vượt bộ hành tại khu vực này.
Sau khi cây cầu hoàn thành, người dân không phải liều minh qua đường.
Video đang HOT
Quang Phong
Theo Dantri
Dỡ cầu vượt, người đi bộ chật vật qua đường
Sau khi cầu vượt bộ hành ở nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội bị tháo dỡ, nhiều người dân và sinh viên đại học phải mạo hiểm sang đường trong làn xe cộ như mắc cửi.
Để thi công nhà ga số 8 phục vụ dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội, trạm trung chuyển Cầu Giấy và trong đó có cầu vượt bộ hành (trước cổng ĐH GTVT) phải di dời. Khu vực này hiện cấm phương tiện qua lại theo hướng Kim Mã, Cầu Giấy.
Điểm đi bộ tạm thời được mở ra cách cầu vượt bộ hành cũ 30 m. Hàng ngày người đi bộ phải băng qua làn đường có nhiều phương tiện lưu thông.
Nếu như trước kia các tuyến xe buýt kết nối với nhau tại trạm trung chuyển (cả chiều đi và về), rất thuận tiện cho hành khách thì từ trước Tết, các điểm đón được chia làm 2 khu vực (trước cổng trường ĐH GTVT và điểm cổng Công viên Thủ Lệ).
Việc phá dỡ cầu vượt để đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình khiến hành khách vất vả mỗi khi qua đường. Ngay cả các tài xế ôtô cũng giật mình mỗi khi có người tạt đầu xe.
Chị Hải (quê Hải Phòng) mất 10 phút mới qua được đường để bắt xe buýt về nhà.
Nhiều người phải nắm tay nhau tìm cách băng qua dòng xe cộ.
Nữ sinh viên ĐH GTVT chạy nhanh qua đường khi xe chưa đến.
Khu vực này không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
"Do lượng xe di chuyển vào các giờ cao điểm rất đông nên buộc chúng em phải cố luồn lách để tránh va chạm", Thu một sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết.
Mỗi ngày hàng nghìn sinh viên, người dân đang phải đi bộ mạo hiểm qua nút giao thông trọng điểm này. Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị qua đây còn nhiều năm nữa mới hoàn thành.
Theo Tri Thức
Hình ảnh trục vớt cây cầu bị sà lan kéo sập Suốt hơn 2 ngày dầm mình dưới nước, đến cuối chiều qua 14/7, lực lượng cứu hộ đã trục vớt xong toàn bộ các đoạn cầu, sắt thép bị chìm dưới lòng sông để giải toả hiện trường cho tàu, thuyền qua lại. Tại hiện trường chiều 14/7, theo ghi nhận của PV Dân trí, 2 bên đầu cầu Cái Tâm, đường Tân...