Sập chợ, hàng trăm tiểu thương hò nhau chạy thoát thân
Chiều ngày 7-4, ông Võ Văn Đính – Chủ tịch UBND xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sáng cùng ngày, khu chợ tại xã Phổ Châu bất ngờ đổ sập, rất may không có thiệt hại về người.
Cảnh tan hoang ở chợ Phổ Châu sau vụ sập mái che
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h ngày 7-4, lúc này các tiểu thương chợ Phổ Châu vừa dọn hàng chuẩn bị ra về thì mái che khu chợ bất ngờ bị sập. May mắn, các tiểu thương kịp thời chạy thoát ra khỏi chợ nên không có thương tích xảy ra.
Tại hiện trường, khu chợ rộng gần 50m2 bị sập hoàn toàn, ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Được biết, khu chợ được xây dựng vào năm 2008 với kinh phí lên đến 500 triệu đồng. Khu vực này là trung tâm mua bán của xã. Hàng ngày có hàng trăm tiểu thương buôn bán tại đây.
Cơ quan chức năng đã vào cuộc, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo ANTD
Dân nghèo được hỗ trợ 30 triệu, xã "giữ hộ"... 20 triệu
Nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn gượng dậy sau cơn lũ lịch sử 2010, Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho 8 đối tượng xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ. Tuy nhiên, chính quyền xã này đã xà xẻo gần như toàn bộ số tiền.
Video đang HOT
Mòn mỏi chờ tiền
Năm 2010, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có 8 hộ dân bao gồm các gia đình nghèo, gia đình chính sách được hỗ trợ làm nhà ở theo quyết định 176 của CP và thiệt hại sau lũ lụt tháng 10/2010. Đây là chương trình được hỗ trợ từ 3 nguồn: Kinh phí khắc phục lũ lụt năm 2010, kinh phí theo quyết định 167 của CP và kinh phí từ Mặt trận Tổ quốc huyện với tổng số tiền hơn 220 triệu. Theo đó, mỗi hộ dân này sẽ được nhận số tiền là 30 triệu đồng/hộ.
Các hộ dân bức xúc kể lại việc số tiền hỗ trợ nhà ở của mình bị xã xà xẻo.
Đầu năm 2011, huyện Đức Thọ đã nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục chuyển toàn bộ số tiền trên cho xã Đức Lâm để kịp thời hỗ trợ cho người dân sớm có kinh phí xây nhà.
Tuy nhiên, điều khiến dự luận bức xúc là mặc dù chương trình này có từ năm 2010 nhưng nhiều hộ dân đến 3 năm sau mới biết mình thuộc diện được hỗ trợ. Và đến nay đã 4 năm các hộ dân chỉ mới nhận được 1/3 số tiền trên.
Ông Nguyễn Thiết, thôn 7, xã Đức Lâm bức xúc: "Tôi là một trong 8 hộ được nhận số tiền từ chương trình hỗ trợ làm nhà ở. Tuy nhiên khi xã lập danh sách và được huyện phê duyệt tôi cũng không được thông báo gì cả, cũng không biết là thuộc diện được hỗ trợ. Đến cuối năm 2013, trong kỳ họp hội đồng xã thì sự việc bị bại lộ. Tôi lên huyện, lên xã hỏi mãi thì xã mới chịu trả cho tôi 10 triệu đồng".
"Sau khi chỉ nhận được 10 triệu, tôi tiếp tục lên xã thắc mắc thì ông Nguyễn Anh Đức, chủ tịch xã cho biết là chỉ có từng đó thôi, chứ số tiền 20 triệu không còn nữa" ông Thiết cho biết thêm.
Quyết định và danh sách các hộ dân được nhận tiền ở xã Đức Lâm
Còn trường hợp của bà Phan Thị Ngụ (SN 1939, ở thôn 7, Đức Lâm) là một trong những hộ nghèo nhất của xã. Chồng bà suốt ngày đau ốm, bệnh tật, các con thì không có việc làm. Năm 2010, gia đình bà được bình chọn là một trong 8 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở của CP. Thế nhưng đến mãi năm 2012 sau nhiều lần lên xã gia đình bà mới được trả 10 triệu đồng.
Bà Ngụ cho biết: "Lúc đó họ nói, tôi cứ xây nhà đi, sau khi xây xong, xã sẽ xuống đưa tiền thanh toán. Tôi cố gắng xoay xở, vay mượn ngân hàng được 50 triệu làm một căn nhà. Sau khi làm xong thì không thấy xã giao tiền. Tôi nhiều lần lên xã hỏi thì họ đưa cho được 10 triệu".
Theo điều tra của PV, 8 hộ dân này chỉ mới được nhận được số tiền là 102 triệu trong tổng số tiền là hơn 220 triệu, trong đó chỉ có hộ ông Nguyễn Đức Phúc (thôn 5) là nhận đủ sổ tiền 30 triệu.
Trả thiếu để... ổn định tình hình (!?)
Để tìm hiểu tường tận sự việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Đức Lâm. Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Danh sách các hộ dân này được duyệt từ năm 2010 nhưng đến năm 2011 mới cấp tiền. Còn chuyện trao tiền tới dân từ khi nào thì tôi không biết vì tôi vừa mới kế nhiệm từ tháng 8/2013, lúc ông Thuận (chủ tịch xã trước đây). Tới khi tôi lên làm chủ tịch thì có trả cho ông Nguyễn Thiết số tiền là 10 triệu đồng".
Ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm trả lời việc chỉ trả cho các hộ 10 triệu là để ổn định tình hình
Đáng chú ý, khi được PV hỏi về khoản tiền còn lại (hơn 100 triệu) của chương trình này đã đi đâu thì cả ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND xã, cũng như kế toán không hề hay biết. "Tới khi tôi về nhận chức chủ tịch xã (8/2013) thì trong kho bạc của xã chỉ còn 10 triệu đồng. Tôi cũng không rõ là hiện số tiền đó đi đâu, đã sử dụng vào việc gì", ông Đức nói.
Trong khi đó, ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm phân bua, sở dĩ xã Đức Lâm chỉ trả cho mỗi đối tượng 10 triệu là để... ổn định tình hình (!?).
"Mỗi hộ nhận được 10 triệu. Trả như vậy là để ổn định tình hình. Số tiền còn lại (20 triệu-PV) thì tốt nhất là trả lại cho huyện để tạo sự công bằng. Cái này cũng không cần phải viết báo đâu, mất uy tín vì mọi việc đã được giải quyết" - ông Ngọc phân bua.
Trớ trêu là điều mà vị bí thư xã nói là "đã giải quyết ổn thỏa, trả lại cho huyện để tạo sự công bằng", thì đã 4 năm trôi qua vẫn không được báo cáo lên UBND huyện Đức Thọ; dân vẫn bức xúc đi đòi quyền lợi và băn khoăn về điểm đến của khoản dư hơn 100 triệu đồng.
Xuân Sinh - Văn Dũng
Theo Dantri
Voi rừng xuất hiện tại huyện Bắc Trà My Thời gian gần đây, bà con trên địa bàn làng Khe Dưng (thôn 5, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) thường xuyên thấy voi rừng xuất hiện và tàn phá hoa màu và cây cối. Sáng nay 23/2, trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Trà Đốc (Bắc Trà My) - ông Hồ Văn Lợi - cho biết,...