Sập bẫy lừa qua điện thoại
Không ít người đã mất tiền oan, có trường hợp đến 150 triệu đồng, trước các cuộc điện thoại lừa người thân bị bắt cóc, bị đánh đập hoặc báo gia đình nợ cước điện thoại với số tiền lớn.
Phòng CSĐT Tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội cho biết từ giữa tháng 10-2013 đến nay, tại Hà Nội đã xảy ra ít nhất 20 vụ lừa bắt cóc, tống tiền qua điện thoại. Trong đó, hơn một nửa người bị hại đã mang tiền đi nộp cho các đối tượng lừa đảo.
Những cái bẫy bất ngờ
Chiều 26-11, bà Trần Thị Khanh (SN 1946, ngụ phố Châu Long, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội) kể: “Lúc 14 giờ ngày 28-10, tôi nhận được cuộc điện thoại từ số thuê bao 313850018. Ban đầu, chúng cho tôi nghe đoạn ghi âm với nội dung: “Mẹ ơi! Cứu con với!” rồi thông báo con trai tôi đang nợ 150 triệu đồng, muốn bảo toàn tính mạng cho con thì phải chuyển tiền trả ngay”.
Lo sợ, bà Khanh đã mang tiền ra ngân hàng S. chuyển 130 triệu đồng vào tài khoản số 07003683189 mang tên Lê Thị Thúy Vi theo hướng dẫn của các đối tượng gọi điện thoại. Thế nhưng, vừa chuyển tiền xong, bà gọi điện cho con trai đang ở Mỹ thì được biết anh không bị bắt giữ hay thiếu tiền ai. Bà Khanh đã làm đơn trình báo vụ việc đến Công an TP Hà Nội.
Bà Trần Thị Khanh kê lai chuyên bi lưa qua điên thoai, mât đên 130 triêu đông cho ke xâu Anh: Nguyên Quyêt
Ông Trần Phi Việt (ngụ phường Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm) cũng nhận được điện thoại giả giọng con rể nói “Bố ơi! Con bị đánh đau quá! Con chết mất, bố cứu con với!”. Theo các đối tượng gọi điện thoại, con rể ông nợ 300 triệu đồng, nếu không trả sẽ bị giết. Ông Việt đã chuyển tiền 3 lần vào một số tài khoản ở ngân hàng S. tổng cộng là 150 triệu đồng. Nộp xong, ông gọi cho con rể thì mới biết bị lừa!
Trong khi đó, Công an tỉnh Quảng Ninh cũng vừa có thông báo về tình trạng lừa đảo tương tự. Trước đó, một số hộ dân ở Quảng Ninh nhận được điện thoại từ những số máy lạ, tự xưng là thân nhân của họ đang bị bắt giữ, đánh đập.
Ông Tạ Đình Chiến (SN 1964, ngụ khu 2, phường Yết Kiêu, TP Hạ Long) và bà Nguyễn Thị Lan (SN 1959, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long) đã bị lừa với thủ đoạn như trên từ số điện thoại 00313850168 và 0059876654. Vào cuộc xác minh, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện đây là hành vi lừa đảo, bắt nguồn từ các tổng đài điện thoại quốc tế ở Hà Lan và Uruguay.
Quái chiêu lừa cước điện thoại
Tại TP HCM, nhiều người dân còn bị mất tiền oan khi nhận được điện thoại từ tổng đài báo họ nợ tiền cước điện thoại rất lớn. Anh Nhân (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết nhà anh liên tục nhận 2-3 cuộc gọi nhắc nợ cước tự động với nội dung:”Thuê bao của quý khách đang nợ cước với số tiền 8 triệu đồng. Vui lòng thanh toán ngay trong vòng 2 giờ. Nếu không, thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, để gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0″.
Video đang HOT
Sau đó, anh Nhân làm theo như hướng dẫn và được chuyển hướng cuộc gọi liên tục đến nhiều tổng đài khác nhau nhưng các tổng đài này không giải đáp gì. Khi kiểm tra, anh thấy tiền cước điện thoại vào cuối tháng bị trừ gần 200.000 đồng.
VNPT TP HCM xác định những cuộc gọi này xuất phát từ các đầu số 0013xxx, 00886xxx, 96111, các số di động (sim rác) hoặc thậm chí giả mạo số 18001090; đều từ nước ngoài gọi về Việt Nam qua kết nối VoIP hoặc từ sim rác để lừa khách hàng gọi vào đầu số 1900xxxxxx. Sau khi thông báo, hệ thống “lạ” hướng dẫn khách hàng nhấn phím số 9 để liên hệ. Nếu khách hàng nhấn số 9, sẽ được kết nối tới tổng đài bị tính cước phát sinh cao. Đây là một hình thức giả mạo thông báo làm phát sinh cước không mong muốn, gây thiệt hại cho khách hàng.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Hà Nội với các cuộc gọi từ quốc tế về nhưng hiển thị số máy chủ gọi là số điện thoại cố định, GPhone, thuê bao di động trong nước của VNPT… Khi người dùng thực hiện theo hướng dẫn của các tổng đài thì ngay lập tức bị “đảo chiều” cuộc gọi một cách tự động, biến họ từ người đang nghe máy thành người đang gọi ra hướng quốc tế.
Hậu quả, người dùng mất hàng trăm ngàn tiền cước còn kẻ xấu chiếm đoạt được tiền từ việc hưởng cước phí do họ đã gọi đi quốc tế. Sự việc này cũng đã diễn ra với người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định và di động Vinaphone tại chi nhánh VNPT Hải Phòng vào tháng 9-2013.
Tránh phơi bày đời tư trên mạng
Theo Trung tá Ngô Minh An, Phó trưởng PC50 Công an TP Hà Nội, nhiều người đã sập bẫy do những kẻ lừa đảo biết đánh vào tâm lý lo sợ của họ khi nhận tin người thân bị bắt cóc, đánh đập.
Điều đáng nói là các đối tượng lừa đảo không hề quen biết những người bị hại từ trước mà chỉ lấy thông tin số điện thoại cố định qua danh bạ được công khai trên internet. Khi gọi đến đe dọa, chúng khéo léo khai thác thông tin mà người bị hại do hoảng hốt đã vô tình để lộ khiến họ tưởng việc bắt cóc là có thật. Trung tá An canh báo ngươi dân cân giữ bí mật các thông tin cá nhân, số điện thoại, nhất là không nên đưa thông tin đời tư, ảnh, video… lên các trang mạng xã hội.
Trong khi đó, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena TP HCM, nhận định nhiều người dùng không cẩn trọng đã tự mình “phơi bày” các thông tin cá nhân lên mạng, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng. Từ đó, chúng có thể sử dụng để tống tiền, lừa gạt người khác một cách dễ dàng bởi các thông tin mà kẻ xấu có được rất thật. Vì thế, người dùng nên hạn chế cung cấp thông tin cá nhân trên internet để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” và còn ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Hà Nội, khuyến cáo: Khi xảy ra sự việc, người dân cần bình tĩnh, khéo léo thuyết phục, trì hoãn, kéo dài thời gian yêu cầu của đối tượng để kịp thời kiểm tra thông tin và báo cho cơ quan công an can thiệp.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự Hành vi gọi điện thoại tới người khác, thông báo cho người sử dụng điện thoại biết người thân của họ đang bị bắt, bị đánh đập nhưng thực chất không có, yêu cầu họ chuyển khoản hoặc yêu cầu thanh toán nợ cước điện thoại, dù họ không nợ cước, vào một tài khoản không phải là tài khoản VNPT nhằm chiếm đoạt tiền, là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Tùy theo giá trị tài sản chiếm đoạt và các tình tiết cụ thể khác mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 73/2010/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ Luật Hình sự.
Theo Người lao động
Hà Nội: Cảnh báo tình trạng dọa bắt cóc trẻ con để tống tiền
Nhằm chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, nhóm lừa đảo sử dụng thủ đoạn gọi điện đến nhà đe doạ người thân đã bị bắt cóc, phải chuyển tiền vào tài khoản hoặc yêu cầu thanh toán tiền điện thoại.
Ngay sau khi vụ án được phá, PV TS đã có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Hữu Điển .- Đội phó đội cảnh sách hình sự công an quận Hoàn Kiếm.
Phóng viên: Bằng thủ đoạn dọa bắt cóc người thân, thì các đối tượng lừa đảo cũng đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người bị hại. Xin ông cho biết, trong quá trình điều tra , nhóm tổ chức này có điều tra , tìm hiểu gì về gia đình cũng như người mà chúng dọa bắt cóc không ?
Trung tá Nguyễn Hữu Điển: Về mặt tâm lý chung , thì mọi người sẽ đều nghĩ, để có cuộc bắt cóc, các đối tượng sẽ chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo. Thậm chí, điều tra về gia đình cũng như người chúng bắt cóc xem như thế nào? Gia đình có tài sản không hay?
Nhưng trên thực tế trong quá trình điều tra thì không hề như vậy. Qua quá trình khai thác 3 đối tượng vừa bắt giữ, thì các vụ việc tống tiền đều có kịch bản như thế này.
Đầu tiên là chúng gọi vào máy điện thoại cố định. Sau đó gia đình người chúng nhắm đến sẽ nghe thấy một loạt tiếng khóc , bố mẹ ơi cứu con với thảm thiết, tiếp sau đó là tiếng đấm đá dọa giết và chúng thông báo là con ông bà đã bị bắt cóc.
Trung tá Nguyễn Hữu Điển - đội phó đội hình sự công an quận Hoàn Kiếm
Bọn chúng làm như vậy để làm gì thưa ông?
Để chúng đo tâm lý, phản ứng của người ở đầu giây bên kia. Ví dụ khi nghe tiếng kêu cứu, người bên kia sẽ nghĩ ngay đến đó là người nào trong gia đình ví dụ gia đình có thể nghĩ đến đứa con nghiện hút , hoặc hư, chơi bời của mình ...
Trong lúc tâm lý hoảng loạn như vậy thì thường người ta thường hỏi ví dụ như nghi là thằng Hùng , thì thường buột miệng hỏi là có phải thằng Hùng không. Bên kia tiếng khóc nhận là con đây thế là đối tượng bám vào đó để dọa nếu không chuyển tiền tao sẽ chặt chân chặt tay nó khiến người bên kia sợ hãi ..
Thưa ông, nếu bọn chúng dọa như vậy trong khi người thân, con cái của họ không bị bắt cóc và đang ở bên ngoài . Vậy chúng có biết gì về hành trình người mà nó dọa ông ? Chúng cũng không hề biết là người đó đang làm gì?Tại sao chúng lại dám dọa như vậy?
Chúng thường thực hiện các cuộc gọi dọa khoảng giữa trưa và chiều. Buổi tối chúng không bao giờ liên lạc vì chỉ có giờ đây thì mọi người đều đi vắng chỉ có người già đang ở nhà. Khi nghe thấy con cháu bị vậy thì họ rất sợ hãi.
Nếu không biết về người nó dọa bắt cóc đang ở đâu, thì làm sao nó có thể khống chế thành công để người bị hại ra ngân hàng rút tiền thật để đưa cho chúng được
Thủ đoạn của chúng là chúng khống chế điện thoại, không cho dập máy để có thể nghe ngóng những động thái ở xung quanh. Ai bà luận gì, như thế nào. Sau đó, chúng bắt người ta phải đọc số điện thoại di động , rồi khống chế số điện thoại đó không được dập máy để tránh việc người đó có thể gọi cho bất cứ ai .
Có trường hợp nào chúng thực hiện không thành công không ? Ví dụ như đang khống chế dọa dẫm, thì con họ tự dưng xuất hiện ở nhà chẳng hạn?
Có chứ, có trường hợp , gia đình cử người ra công an khai báo về thì thấy con đang ở nhà. Rồi có trường hợp ra ngân hàng chuyển tiền quên chứng minh thư, về nhà lấy thì bỗng thấy con ở nhà rồi .
Thưa ông, qua quá trình điều tra , ông thấy cách thức hoạt động của tổ chức này như thế nào ?
Cầm đầu tổ chức này là một công ty ở bên Trung Quốc. Chúng được thuê để làm việc này , hàng ngày tập luyện giọng khóc, cách dọa và học cách đo tâm lý của người nhà nạn nhân . Cách thức hoạt động của chúng là dùng các điện thoại từ internet để tránh truy tìm . Để có tài khoản chuyển tiền , chúng mua thẻ tín dụng của Việt Nam với giá từ 800- 1 triệu đồng /thẻ.
Sau đó chúng bắt người bị hại chuyển tiền vào những tài khoản này và rút ngay tại nước ngoài . Do việc ngăn chặn các tài khoản này phức tạp , nên phải mất vài ngày mới ngăn chặn được . Lúc đó chúng đã rút được tiền rồi.
Qua vụ việc này , ông có lời khuyên gì cho khán giả , nếu gặp tình huống như thế này ?
Nếu gặp tình huống này xảy ra, người dân hãy bình tĩnh và báo ngay cho cơ quan công an
Xin cám ơn ông!
Ngày 13/11, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội, thông báo thủ đoạn tội phạm mới qua mạng viễn thông đang bùng phát trong thời gian gần đây. Cụ thể, các đối tượng gọi điện từ các đầu số 313851668, 313850018, 36022... đến cho gia đình nạn nhân, cho nghe tiếng "kêu cứu" giả giọng thân nhân gia đình bị hại như vợ, chồng, con cái với nội dung đã bắt cóc thân nhân của các nạn nhân và đòi tiền. Khi các nạn nhân tin là người thân bị bắt cóc thật, gia đình bị hại đã chuyển tiền cho bọn chúng nhưng sau đó mới phát hiện không có chuyện bị bắt cóc như vậy.
Theo thống kê sơ bộ của công an quận Hoàn Kiếm, trên địa bàn quận đã xảy ra 10 vụ việc tương tự, đã có 4 vụ người nhà nạn nhân đã chuyển tiền với số tiền 450 triệu đồng. Hiện , số người đến tình báo vẫn tiếp tục tăng lên.
Anh Đào
Theo_VnMedia
Bắt quả tang khi đang gây án 18h40 ngày 12-11, tổ công tác của Đội 5, Phòng CSHS - CATP Hà Nội làm nhiệm vụ mật phục chống trộm cắp tài sản tại phố Đông Tác, phường Kim Liên, quận Đống Đa đã phát hiện một người đàn ông có biểu hiện nghi vấn hoạt động trộm cắp. Qua theo dõi, các trinh sát phát hiện đối tượng đang bám...