Sập bẫy gói tín dụng ‘hỏa mù’ của ngân hàng LienViet PostBank
Nhiều nông dân vay vốn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ( LienViet PostBank) để mua máy nông nghiệp Kubota theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp) đang rơi vào cảnh “há miệng mắc quai”.
Họ tự nhận mình đã bị “sập bẫy” bởi tin vào những lời hứa về chính sách ưu đãi của ngân hàng này.
“Hũ mật” hấp dẫn…
Để thu hút khách hàng vay vốn đầu tư mua máy gặt của hãng Kubota, LienViet PostBank đã có thư ngỏ và thông báo triển khai cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ68) về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo thông báo của ngân hàng này ngày 28/3/2017, việc triển khai “Sản phẩm cho vay máy nông nghiệp Kubota” thực hiện theo QĐ68. Như vậy, khách hàng vay vốn sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3. Thời điểm hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay được tính từ ngày giải ngân.
Thông báo cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo QĐ 68 của LienViet PostBank
Chiểu theo quy định trên, thì khách hàng vay vốn của LienViet PostBank để mua máy nông nghiệp Kubota sẽ không phải trả bất cứ khoản tiền nào liên quan đến lãi suất trong vòng 2 năm đầu, mà chỉ phải trả tiền gốc theo kế hoạch trả nợ đã cam kết với ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn, như tài sản bảo đảm linh hoạt (bất động sản, phương tiện vận tải…) và nhận bổ sung với chính máy móc, thiết bị vay vốn để mua. Mức cho vay khá cao, lên tới 90% giá trị máy móc/tài sản bảo đảm…
Sau khi tiếp cận thông tin về quy trình triển cho vay mua máy nông nghiệp Kubota theo QĐ68 của LienViet PostBank, Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, đã phát hiện những dấu hiệu làm sai quy trình rất rõ ràng của LienViet PostBank.
Những thư ngỏ, thông báo trên được ngân hàng gửi về Công ty TNHH Kubota Việt Nam để hợp tác triển khai gói tín dụng trong toàn hệ thống đại lý của Kubota. Nắm bắt cơ hội trên, rất nhiều người đã thế chấp sổ đỏ cho LienViet PostBank để vay vốn mua máy gặt đập liên hợp, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
Video đang HOT
“Há miệng mắc quai”
Tuy nhiên, trái với niềm vui khi được ngân hàng mời chào vay vốn theo QĐ68, thứ mà khách hàng nhận được là sự thất vọng ê chề, kèm với đó là gánh nặng tài chính đè trên vai.
Ông Nguyễn Văn Thọ ở thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc: “Giữa tháng 7/2017, đại lý của hãng Kubota và Ngân hàng Liên Việt thống nhất cho gia đình tôi vay 500 triệu đồng với lãi suất 0% trong vòng 2 năm đầu. Họ bảo tôi trước mắt cứ đóng tạm (ứng trước) lãi suất 6 tháng đầu cho ngân hàng nên tôi đóng luôn hơn 20 triệu, trong thời gian đó ngân hàng sẽ xin cấp bù lãi suất vốn vay của nhà nước và trả lại khách hàng. Tuy nhiên, vừa rồi LienViet PostBank lại thông báo gia đình tôi phải nộp tiếp lãi suất 6 tháng cộng với trả nợ tiền gốc. Như vậy là không thể chấp nhận được”.
Bởi theo ông Thọ, là người dân, ông tin tưởng vào Ngân hàng Liên Việt và hãng máy Kubota. Họ nói rằng, nhà nước có chính sách ưu đãi thì ông mới mua, chứ nếu mua mà phải đóng lãi như kiểu vay vốn thương mại bình thường thì làm sao gia đình có tiền đầu tư? Vả lại, vay vốn mà chịu lãi suất thương mại thì ông vay ngân hàng nào chả được, cần gì cứ phải đến Ngân hàng Liên Việt mới vay được vốn.
Ông Thọ khẳng định sẽ phản đối quyết liệt đến cùng, nếu kỳ nộp tiền gốc tới ngân hàng lại bắt gia đình nộp thêm lãi suất. “Ngân hàng đã thông báo cho chúng tôi sẽ cho vay theo QĐ68 thì phải chịu trách nhiệm với chúng tôi. Nếu ngân hàng và hãng Kubota bội ước thì chẳng khác nào lừa khách hàng”, ông Thọ nói.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Nghiêm Bá An như rụng rời chân tay khi nhận được thông báo nợ đến hạn lần 2 của ngân hàng. Đến ngày 1/8/2018, ông sẽ phải trả tiền gốc và lãi suất vay vốn, trong đó 50.000.000 đồng tiền gốc và 20,362,500 đồng tiền lãi (trong 6 tháng).
Ông Nghiêm Bá An bức xúc khi vay vốn ngân hàng để mua máy nông nghiệp nhưng không nhận được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 68
Ngân hàng LienViet PostBank yêu cầu ông An đóng lãi suất định kỳ 6 tháng/lần theo mức lãi suất thông thường
Vốn kinh tế khó khăn, ông An mơ ước có chiếc máy gặt đập liên hợp Kubota để làm dịch vụ thu hoạch lúa, góp phần tăng thu nhập. Cả gia đình đã cắm sổ đỏ nhà đất cho LienViet PostBank để vay 500 triệu đồng mua máy nông nghiệp theo QĐ68 (hưởng lãi suất 0% trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3).
Đáng lẽ, ông An chỉ phải trả tiền gốc 50 triệu/kỳ (cách nhau 6 tháng), nhưng ngân hàng vẫn bắt gia đình phải ứng trước lãi suất 6 tháng đầu (mức lãi suất 9%/năm). Đến hiện tại đã gần 1 năm trôi qua, ngân hàng không những không trả lại tiền lãi suất cho gia đình (đã ứng trước) theo chính sách hỗ trợ của nhà nước mà còn bắt ông An đóng thêm 20 triệu đồng tiền lãi suất của kỳ 2. Như vậy, ngân hàng đã không giải ngân vốn theo đúng tinh thần NQ68 của Thủ tướng Chính phủ.
“Điều đó chẳng khác nào ngân hàng nói một đằng làm một nẻo. Gia đình vừa bức xúc, vừa lo lắng nhưng chẳng biết kêu ai vì ngân hàng đang nắm đằng chuôi, cầm hết sổ đỏ nhà đất của chúng tôi. Họ nói gì chúng tôi phải làm theo thế”, anh Nghiêm Bá Thanh – con trai của ông An nói.
“Mỗi chiếc máy gặt đập liên hợp Kubota trị giá khoảng 560 triệu đồng. Mỗi năm có hai vụ thu hoạch lúa, trừ chi phí khấu hao, dầu máy và thuê người lái, chủ máy thu được khoảng 70 – 100 triệu đồng. Nếu không có ưu đãi lãi suất của nhà nước, chúng tôi làm sao dám vay tiền ngân hàng để mua? Vậy mà bây giờ Ngân hàng Liên Việt đè gia đình nhà tôi ra để thu lãi suất, thực sự quá bất công”, ông An chia sẻ.
ĐỒNG THÁI
Theo nongnghiep
Cặp vợ chồng Sài Gòn vay tiền ngân hàng để buộc mình tiết kiệm thành công
Khi chị Thảo bàn với chồng vay ngân hàng 100 triệu để gửi tiết kiệm, anh cho rằng vợ lẩn thẩn nhưng bây giờ đã nhận thấy là vợ đúng.
Dưới đây là chia sẻ của chị Phương Thảo, 42 tuổi, hiện sống tại TP HCM.
Tôi là nhân viên văn phòng một công ty công nghệ, chồng làm trong ngành xây dựng, thu nhập hai vợ chồng dao động khoảng 30-35 triệu/tháng. Chúng tôi có hai con nhỏ, đang học trường tiểu học công lập gần nhà. Nếu chia thu nhập bình quân đầu người, gia đình tôi ở mức trung bình của thành phố. Chúng tôi chưa có nhà to, không có xe hơi, nhưng nhìn chung cuộc sống không khó khăn. Gia đình vẫn dẫn nhau đi ăn hàng vào dịp cuối tuần hay vào các ngày kỷ niệm, vẫn đi du lịch xa hai lần/năm, đi loanh quanh gần TP HCM thì không tính được. Tôi có thẻ tín dụng mua trước thanh toán sau, nên khi sắp cạn tiền mặt, tôi sẽ tích cực dùng thẻ, đong gạo cũng vào siêu thị để thanh toán bằng thẻ. Đó là một lý do khiến chúng tôi không mấy khi túng thiếu nhưng cũng không thể tiết kiệm được.
Vợ chồng tôi may mắn mua được một ngôi nhà một trệt một lầu, diện tích đất 42m2 ngay sau khi cưới vào năm 2006 ở quận 6, lúc giá đất còn tương đối rẻ, bằng của hồi môn và vay mượn người thân một ít. Khi con bắt đầu đi học, chúng tôi đã có ý định tiết kiệm tiền xây lại nhà, nhưng thường các khoản tiết kiệm chỉ được vài chục triệu đã bị lấy ra dùng mất, nào là đổi xe máy, nào là lắp thêm máy lạnh, hay đi du lịch nước ngoài, cho con học thêm khóa học nào đó... nên ý định xây lại nhà vẫn chưa thực hiện được.
Thường mỗi tháng nhận lương, tôi đều chuyển vài triệu vào tài khoản tiết kiệm online. Chồng cũng đưa cho tôi một nửa số thu nhập của anh để lo việc nhà, còn giữ lại một nửa để chi tiêu cá nhân. Tuy nhiên, tiết kiệm online gửi dễ nên rút ra cũng dễ, chỉ vài cú click chuột là tôi có thể chuyển khoản tiền tiết kiệm vào tài khoản ATM thông thường và rút ra để tiêu. Đến kỳ thanh toán thẻ tín dụng mà chưa có lương thì đương nhiên tôi lại phải tất toán tài khoản tiết kiệm online để có tiền trả nếu không sẽ bị phạt lãi suất rất cao. Dù có dự định tiết kiệm, nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn không tiết kiệm nổi. Tôi thỉnh thoảng cũng dằn vặt bản thân về việc không sao giữ được tiền của mình, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Hồi tháng 3/2015, anh trai chồng tôi bị đau ruột thừa, phải vào bệnh viện mổ cấp cứu. Ngay khi đưa anh vào bệnh viện, gia đình phải tạm ứng viện phí 10 triệu. Không đủ tiền, vợ anh đành gọi điện cầu cứu chồng tôi mang tiền vào đóng giúp, dù thu nhập của gia đình anh khoảng 40 triệu/tháng. Lúc đó, may là chồng tôi vừa nhận lương nên mới có tiền hỗ trợ anh trai. Nếu sự việc xảy ra trước kỳ lĩnh lương, có lẽ chúng tôi cũng không biết kiếm đâu tiền ra để cho mượn. Dù là sự việc của người khác nhưng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi lo lắng nếu như mình bất ngờ đổ bệnh vào giữa đêm khuya, nhập viện mà không có khoản tiền đóng viện phí thì không biết sẽ ra sao. Nửa đêm, đi vay mượn đâu có dễ. Hai thẻ tín dụng tổng hạn mức 62 triệu/tháng chỉ có thể dùng để mua hàng chứ đâu rút được tiền mặt để chi trả cho những trường hợp cấp bách.
Vậy là tôi bàn với chồng vay tiền ngân hàng để để dành. Chồng tôi gặt phắt đi, nói rằng tôi lẩn thẩn, tự nhiên đi nuôi ngân hàng. Dịp cuối năm trước, tôi vốn liên tục được mấy nhân viên bên ngân hàng mời vay tiền tiêu dùng, nhưng lúc đó tôi từ chối.
Tôi đành giấu chồng việc vay tiền. Vay tiêu dùng, dạng tín chấp, tôi chỉ cần nộp bản sao kê lương hàng tháng, bản photocopy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao đồng và được nhân viên ngân hàng đến tận công ty đưa hồ sơ cho tôi khai. Tôi vay 94 triệu, lãi suất 14,75%, trả dần đều mỗi tháng hơn 3,2 triệu. Tuy nhiên, nếu tháng nào trả không đúng kỳ hạn, tôi sẽ bị ngân hàng phạt và không cho hưởng mức lãi suất ưu đãi này nữa. Vì sợ bị phạt nên tôi trả tiền rất nghiêm túc. Tính ra sau 3 năm, tôi phải trả lãi ngân hàng khoảng 23 triệu.
Sau khi được giải ngân, tôi bỏ thêm vào đó 6 triệu, đem ra một ngân hàng khác gửi tiết kiệm, kỳ hạn 1 năm. Vì gửi qua sổ, phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, nên tôi biết, với bản tính lười đi lại của mình, tôi sẽ không động vào số tiết kiệm này nếu không có việc gì thực sự cấp bách. Sau 3 năm, số tiền này đem lại cho tôi khoản lãi xấp xỉ 20 triệu. Như vậy, thực ra tôi chỉ mất hơn 3 triệu cho cái việc "lẩn thẩn" vay tiền ngân hàng để để dành của mình, mà tôi đã thực sự tiết kiệm được tiền.
Số tiền phải trả hàng tháng của chị Thảo (cột trái là gốc, cột giữa là lãi và cột cuối là tổng) - Ảnh: NVCC
Đến khi gần hoàn thành khoản vay này, tôi mới dám kể với chồng. Chồng vẫn chê tôi lẩn thẩn nhưng cho rằng với những người không có khả năng tự tiết kiệm, kém cỏi trong quản lý tài chính như vợ chồng tôi thì đây cũng là một giải pháp chấp nhận được. Số tiền chênh lệch chúng tôi chịu thiệt coi như là chi phí trả cho người khác tiết kiệm hộ mình. Hiện nay, dù đã trả xong khoản nợ vay ngân hàng nhưng mỗi tháng tôi vẫn chủ động trích 3,5 triệu gửi tiết kiệm. Nhờ có đà từ vụ vay mượn đó nên giờ chúng tôi tự tiết kiệm không quá khó khăn nữa. Vợ chồng tôi cũng đang lên kế hoạch vay một khoản tín chấp nữa để có thêm một sổ tiết kiệm, rồi hướng tới việc xây lại nhà.
Ông Nguyễn Văn Tùng, cán bộ tín dụng một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, không ngân hàng nào chấp nhận cho khách vay tiền để để dành. Tuy nhiên với các khoản vay tín chấp và số tiền vay không quá lớn so với thu nhập của khách, ngân hàng thường không quá để ý đến mục đích vay tiền. Có điều, khách cần nhớ mỗi khoản vay là một cam kết dài hạn, yêu cầu khách phải có tính kỷ luật trong quản lý tài chính và thực hiện các khoản thanh toán thường kỳ trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Ông Tùng cũng cho rằng, với những người mà khả năng tiết kiệm kém như gia đình chị Thảo, việc chịu một khoản nợ của ngân hàng cùng những chế tài phạt nếu trả gốc và lãi hàng tháng chậm sẽ buộc họ phải nghiêm khắc với tiền bạc hơn.
Hoàng Anh (ghi)
Theo vnexpress.net
Trả hồ sơ vụ Agribank Mạc Thị Bưởi Ra tòa, 3 bị cáo nguyên là giám đốc và 2 phó giám đốc Agribank Mạc Thị Bưởi đổ lỗi cho nhau mà không có chứng cứ chứng minh. Do còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Giám đốc thuê với mức lương 3 triệu đồng/tháng Ngày 14/6, TAND TPHCM...