Sập bẫy cảnh sát rởm, mất hàng trăm triệu đồng
Giả là người của công an, VKS, nhóm lừa đảo gọi đến nhiều “con mồi” dọa đang điều tra họ phạm tội, rồi yêu cầu chuyển hàng trăm triệu đồng nghi là tang vật cho chúng xác minh.
ảnh minh họa
Ngày 21/2, Công an quận Tân Bình (TP HCM) tạm giữ hình sự Hoàng Thanh Trung (35 tuổi) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, cảnh sát cũng đang điều tra hàng loạt nghi can giúp sức cho băng nhóm lừa đảo này.
Trước đó, ngày 14/2, Công an quận Tân Bình nhận được trình báo của bà Bùi (48 tuổi) về việc bị một nhóm người xưng là VKSND tỉnh Tây Ninh lừa lấy mất 400 triệu đồng. Nạn nhân cho biết lúc đầu gọi đến nhà bà, họ bảo rằng đang thụ lý một đường dây ma túy xuyên quốc gia mà bà bị tình nghi dính líu đến. Số tiền bà đang gửi ngân hàng bị họ cáo buộc là tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phi pháp này.
Kiểm tra số điện thoại gọi đến đúng là của cơ quan công quyền tỉnh Tây Ninh, bà Bùi rất sợ hãi, hết lời thanh minh. Nhóm “điều tra viên” liền yêu cầu bà chuyển 400 triệu đồng vào một tài khoản được khẳng định là của cơ quan điều tra để họ xác minh có hay không là tiền phạm pháp. Nếu bà Bùi vô tội, tiền sẽ được chuyển trả lại trong vòng ít giờ. “Do quá sợ hãi, tôi đến ngân hàng ACB Chi nhánh TP HCM chuyển tiền vào số tài khoản mà họ đã đưa. Đợi mãi không thấy tiền được trả lại, tôi mới biết mình bị lừa”, bà Bùi khai.
Cùng ngày, vợ chồng ông Vĩnh (54 tuổi) cũng đến trình báo bị lừa với thủ đoạn tương tự. Vào trưa hôm đó, điện thoại bàn nhà ông đổ chuông liên hồi. Một giọng nữ bên đầu dây tự xưng là người của công ty điện thoại, thông báo số máy nhà ông đang nợ tiền cước 2 tháng là gần 9 triệu đồng. Nếu thắc mắc bấm phím 9 để được giải thích.
Video đang HOT
Sau khi ấn nút, ông nghe một giọng nữ khác khẳng định ông Vĩnh còn đăng ký một thuê bao ở Hà Nội. Ông Vĩnh bực bội vì không thể có chuyện đó, cô này bảo sẽ nối máy đến Công an Hà Nội để tra giúp. “Khoảng 3 phút sau, một người đàn ông gọi đến xưng là Toàn, trực ban Công an Hà Nội. Gã này đọc vanh vách tên họ ông Vĩnh rồi chuyển máy đến thủ trưởng là một người tên Hiếu, tự xưng là Phó giám đốc Công an Hà Nội”, ông Vĩnh kể.
Ngay sau đó, vị “Phó giám đốc công an” lớn tiếng dọa nạt, bảo ông Vĩnh dính líu đến việc rửa tiền cho bọn buôn ma túy. Người này yêu cầu “có bao nhiêu tiền chuyển hết vào tài khoản của cơ quan điều tra để ngân hàng xác minh. Nếu không liên quan đến tội phạm sẽ được hoàn trả lại đầy đủ sau một tiếng đồng hồ.
Không nghi ngờ, vợ ông Vĩnh đã đến ngân hàng rút hết số tiền 295 triệu đồng, chuyển vào 2 tài khoản theo đề nghị của người tên Hiếu. Tuy nhiên, đợi mãi không thấy số tiền được trả lại, vợ chồng ông Vĩnh gọi đến Công an Hà Nội thì mới biết bị lừa.
Vào cuộc điều tra, cảnh sát bắt giữ Trung và 4 nghi can khác. Khám xét nhà những người này, cơ quan chức năng thu giữ nhiều thẻ ngân hàng Sacombank, ACB, hàng loạt sim điện thoại, CMND giả có ảnh Trung và đồng bọn nhưng mang danh tính của người khác.
Khai với cơ quan điều tra, Trung cho biết vốn làm nghề chạy xe ôm. Năm 2013, anh ta chở người khách tên Cường (không rõ lai lịch, khoảng 36 tuổi) và được đề nghị tìm thuê những người dùng CMND giả đến các ngân hàng làm thẻ tín dụng thanh toán được ở nước ngoài, định mức giao dịch mỗi ngày hàng trăm triệu đồng. Sau khi hoàn thành, mỗi thẻ ATM Trung được Cường mua giá 1,2 triệu đồng. Trả công cho những người kia 1 triệu đồng/thẻ, Trung hưởng chênh lệch 200.000 đồng. Từ đầu năm 2013 đến khi bị bắt, Trung cùng nhóm này đã “sản xuất” được 40 tài khoản.
Trung cũng thừa nhận có biết Cường mua các tài khoản này để lừa đảo nhưng không biết lừa ai. Công an xác định 4 nghi can còn lại do không có công ăn việc làm, chỉ nghe lời Trung mở tài khoản để lấy 1 triệu đồng, không biết mục đích để lừa đảo nên chưa đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quốc Thắng
Theo VNE
U40 xấu gái và thủ đoạn bẫy vào nhà nghỉ
Sắc vóc thuộc dạng không có gì nổi bật, nhưng nhờ tài ăn nói và cái "mác" cán bộ thuế... tự phong, Đỗ Thị Thu Hường (SN 1976), quê quán TP Việt Trì, Phú Thọ đã diễn trót lọt hàng chục vở kịch, chiếm đoạt hơn 20 xe máy cùng tài sản giá trị khác của những người hành nghề "xe ôm".
Hành vi phạm tội của "nữ quái" có 2 tiền án về các tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" này, bộc lộ rõ trong bản kết luận điều tra vừa được CQĐT CAQ Long Biên (Hà Nội) hoàn tất, chuyển đến Viện KSND cùng cấp, để đề nghị truy tố về tội danh "Trộm cắp tài sản".
Hai bị can khác trong vụ án này bị đề nghị truy tố về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có", là Nguyễn Tiến Nam (SN 1987) và Nguyễn Tiến Mạnh (SN 1985), cùng trú tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nam và Mạnh hiện bỏ trốn, và đã bị CQĐT CAQ Long Biên ra quyết định truy nã.
Đỗ Thị Thu Hường thời điểm bị bắt
Quê Việt Trì nhưng từ nhiều năm nay, những lần về thăm quê của Đỗ Thị Thu Hường chủ yếu chỉ là để tìm đầu mối tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có được. Cơ quan tố tụng xác định, từ cuối năm 2011 đến tháng 4-2013, khi bị bắt, Hường đã liên tiếp gây ra hàng chục vụ án trộm cắp tài sản trên nhiều địa bàn ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố giáp ranh.
Thủ đoạn của đối tượng thường sử dụng tên giả, tự xưng đang công tác ở cơ quan thuế, tiếp cận, kết thân với những người hành nghề "xe ôm", chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Mỗi lần thuê xe, Hường đều trả tiền công khá hậu hĩnh. Khi đã tạo được niềm tin của "đối tác", Hường thuê chở đi khá xa, với lý do đi lễ chùa hoặc đi thanh toán tiền, rồi rủ họ vào nhà nghỉ, lợi dụng sơ hở lấy trộm toàn bộ giấy tờ, chìa khóa xe máy, và chuồn.
Chuỗi hành vi phạm tội của Đỗ Thị Thu Hường bị chặn đứng, sau phi vụ vào ngày 15-4-2013. Hôm ấy, Hường đi từ Chi cục thuế quận Cầu Giấy ra, diễn rất đạt vai cán bộ thuế, và thuê ông Minh, 60 tuổi, nhà ở huyện Đan Phượng, chở sang 1 ngôi chùa ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên để đi lễ. Sau khi rời chùa, Hường nói tự nhiên cảm thấy chóng mặt, rồi đặt vấn đề rủ ông Minh vào 1 nhà nghỉ gần đó để "ngả lưng". Thuê căn phòng trên tầng 3, lợi dụng lúc ông Minh để tất cả quần áo ở ngoài rồi vào nhà tắm, Hường lục soát, lấy đi đăng ký xe máy, giấy phép lái xe, đồng hồ, ít tiền mặt và chìa khóa xe máy của khổ chủ rồi chuồn thẳng, báo hại người "xe ôm" phải trình bày mãi mới được nhân viên nhà nghỉ cho khất tiền thuê phòng.
Lấy được xe máy của ông Minh, Hường đem bán cho Nguyễn Tiến Mạnh với giá 2,4 triệu đồng. Mạnh tháo BKS xe, bán cho Nguyễn Tiến Nam được 3,5 triệu đồng. Khi mua xe, Mạnh và Nam ý thức được là tài sản phi pháp, nhưng vẫn mua vì giá rẻ.
Trong khoảng 20 vụ trộm cắp mà Hường thực hiện bằng thủ đoạn nêu trên, những chiếc xe máy có đầy đủ giấy tờ Hường sẽ không bán cho Tiến và Nam, để được giá cao hơn. Như trong phi vụ thực hiện đối với ông Quang, 58 tuổi, nhà ở quận Đống Đa; Hường không những lấy được xe máy, mà còn "ăn ra" 5 triệu đồng bị hại để trong cốp xe. Chiếc xe của ông Quang sau đó lần lượt qua tay 3 người, với giá cao nhất lên đến 12 triệu đồng, vì có đủ giấy tờ.
Theo điều tra viên thụ lý vụ án, trong số các bị hại, "đau" nhất có lẽ là ông Tú, 51 tuổi, trú ở quận Đống Đa. Khi bị cô "cán bộ thuế" rủ vào nhà nghỉ ở khu vực Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, ông Tú đã hơi nghi nghi. Nhưng đến khi theo Hường lên phòng, lại nghe lời à ơi: "Anh vào tắm đi để em nằm đợi", ông Tú đã không cưỡng lại được. Ngoài xe máy, ông Tú còn bị nẫng hơn 1 triệu đồng và điện thoại di động. Có 1 chi tiết là giống như các bị hại còn lại, khi tường trình tại CQĐT, ông Tú khẳng định sau khi vào nhà nghỉ cùng Hường, ông chỉ tắm và nghỉ chứ... không làm gì.
Ngoài 20 vụ trộm cắp với thủ đoạn nêu trên, CAQ Long Biên xác định từ tháng 8-2012 đến tháng 1-2013, đối tượng Hường còn gây ra 4 vụ trộm cắp xe máy, tiền, và tài sản của những người hành nghề "xe ôm" trong các nhà nghỉ ở địa bàn huyện Đông Anh. Cả 4 vụ án trên, CQĐT CAH Đông Anh đã khởi tố, điều tra.
VietBao.vn (Theo An ninh thủ đô)
Luật sư mệt mỏi khi xin gặp thân chủ trong trại giam Ngoài chuyện bị làm khó khi xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa, các luật sư còn mệt mỏi trước việc cứ mỗi giai đoạn tố tụng lại phải làm thủ tục cấp giấy mới. Ảnh minh họa Luật sư Lê Quang Y (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) kể ông nhận bào chữa cho một bị can bị...