Sắp bán vé tàu điện tử cho khách dịp Tết Ất Mùi
Từ ngày 1/12, Tổng công ty đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức bán vé trên hệ thống bán vé điện tử cho hành khách có nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Mỗi hành khách được đặt chỗ trên website mỗi lần không quá 4 vé cho 1 chiều.
Ngày 21/11, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chính thức khai trương, bán vé tàu qua mạng Internet tại các website: www.dsvn.vn, www.vietnamrailway.vn, www.vetau.com.vn. Đặc biệt, từ ngày 1/12/2014, Tổng công ty đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức bán vé trên hệ thống bán vé điện tử cho hành khách có nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Mỗi hành khách được đặt chỗ trên web mỗi lần không quá 4 vé cho 1 chiều.
Từ ngày 1/12, Tổng công ty đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức bán vé trên hệ thống bán vé điện tử cho hành khách có nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015
Ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, việc thực hiện bán vé điện tử sẽ tạo nhiều thuận lợi cho khách. Người dân ở bất kỳ đâu, chỉ cần một máy tính hoặc máy tính bảng, smartphone có kết nối Internet đều có thể đặt, mua vé được. Khách mua vé tại website: www.dsvn.vn,www.vetau.com.vn và www.vietnamrailway.vn. Trong vòng 48 giờ sau khi đặt vé thành công hành khách trực tiếp đến ga, trả tiền và lấy vé. Việc mua vé chỉ được hoàn thành sau khi đặt chỗ thành công và hoàn tất việc trả tiền.
“Sau khi đặt chỗ, trả tiền và in vé (tương tự hình thức bán vé máy bay), người dân chỉ cần cầm vé in đó ra ga đi tàu mà không phải đến ga làm thủ tục nhận vé như lâu nay. Chuyện này sẽ giúp chấm dứt tình trạng xếp hàng mua vé tàu tết” ông Tùng nói.
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, đơn vị đã hợp tác phía đối tác là FPT để đơn vị này đảm bảo hệ thống bán vé điện tử, đáp ứng cùng lúc hai triệu người truy cập vào hệ thống, lựa chọn, đặt mua vé. Do vậy, thời điểm nào cùng lúc có trên hai triệu người truy cập thì mới có thể bị nghẽn mạng.
Video đang HOT
Hệ thống bán vé điện tử sẽ cho hành khách biết cụ thể thông tin về số ghế còn trống trên mỗi chuyến tàu, đặt chỗ, giữ chỗ, lịch trình thực tế và cả thanh toán trực tuyến. Hành khách có thể cập nhật thông tin về hành trình liên tục 24/7 thông qua e-mail, ứng dụng di động, tin nhắn SMS, máy tính, thông tin bảng điện tử trên tàu và tại nhà ga.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng mở thêm các quầy để hành khách thanh toán tại các ga tàu dừng đón, trả khách. Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt (cùng với đặt vé) cũng có thể được thực hiện trên 2.500 bưu cục trên cả nước . Tại đây, cán bộ sẽ làm việc 7 ngày/tuần, từ 7 giờ 30 đến 19 giờ hằng ngày. Nếu khách ở khu vực trung tâm thành phố, có yêu cầu sẽ được nhân viên bưu cục giao vé tại nhà miễn phí.
Nếu không, hành khách có thể đến một trong 25 ngân hàng đang hoạt động để thanh toán trực tuyến bằng thẻ nội địa. Sau khi 24 giờ kể từ lúc thanh toán bằng hình thức này, hành khách có thể đến ga lấy vé cho đến trước giờ tàu chạy 30 phút.
Dự án bán vé điện tử qua mạng được triển khai trong 7 năm, chia làm 03 giai đoạn với tổng chi phí đầu tư là 197 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng, lắp đặt hệ thống, kéo dài trong 120 ngày; giai đoạn 2 bắt đầu cung cấp hệ thống bán vé điện tử qua website tuyến Đường sắt Thống nhất trong 1 năm, bắt đầu từ ngày 21/11/2014 để kịp phục vụ người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2015; giai đoạn 3 sẽ cung cấp hệ thống bán vé điện tử hoàn chỉnh, bắt đầu từ ngày 21/11/2015 với thời hạn 6 năm. Hệ thống hoàn chỉnh sẽ được áp dụng tại tất cả các ga thuộc đường sắt quốc gia trên toàn quốc.
Theo Nguyễn Đức (Khám phá)
Vé tàu hỏa bị tẩy chay vì giá cao chóng mặt
Đến thời điểm này, ngành đường sắt còn tồn trên 20.000 vé tàu tết. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra.
Ga Sài Gòn vắng khách đến xếp hàng mua vé. Ảnh: MINH PHONG
Sở dĩ người dân quay lưng với tàu tết một phần vì giá vé tăng quá cao, phần nữa do thái độ phục vụ của ngành không làm hài lòng hành khách đi tàu. Lý giải việc tăng giá vé, ngành đường sắt cho rằng để bù lỗ cho những chiều chạy vắng khách trong dịp tết (chiều từ Hà Nội vào TP.HCM trước tết và chiều ngược lại sau tết).
Tăng giá cao và sớm
Việc tăng giá vé như trên đã trở thành thông lệ, không chỉ ở đường sắt mà hàng không hay đường bộ cũng vậy. Hai nhóm được cho là phục vụ người dân bình dân, có thu nhập thấp là tàu hỏa và ô tô, hằng năm đều có rất đông khách lựa chọn. Trong khi xe đò tăng giá vào những ngày cận tết thì tàu hỏa đã tăng mạnh từ giữa tháng Chạp.
Theo thông báo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, giá vé tàu tết bắt đầu tăng từ ngày 14/1 đến 21/2 (tức từ 14 tháng Chạp đến 22 tháng Giêng). Ngành đường sắt không thông báo rõ ràng mức tăng giá vé mà chỉ nêu: Tùy từng giai đoạn giá vé sẽ tăng 2%-10% so với tết năm trước. Qua tham khảo bảng giá vé tàu tết năm nay, mức tăng ở mỗi loại ghế, giường đều khác nhau. Tuy nhiên, ở nhiều loại ghế, loại tàu có giá vé tăng rất... choáng.
Điển hình, tuyến Bắc-Nam, loại ghế ngồi cứng có điều hòa của các tàu SE4, 6, 8... giá ngày thường xấp xỉ 900.000 đồng nhưng đã tăng lên đến 1,2 triệu đồng/vé (30%) từ ngày 14/1. Cũng loại vé này, từ ngày hôm nay (20/1) giá tiếp tục tăng thêm gần 600.000 đồng/vé. Như vậy, so với ngày thường, loại vé này tăng trên 65%. Đặc biệt, ghế phụ của loại tàu SE6 (tuyến Sài Gòn - Hà Nội) ngày thường giá 616.000 đồng/vé, từ ngày 14/1 đã vọt lên 1.016.000 đồng/vé (tăng 65%); đến ngày cao điểm tết (sau ngày 20/1) tăng thành 1.342.000 đồng/vé, tức 117%.
Tiếp tục so sánh giá vé của tuyến TP.HCM - Diêu Trì (Bình Định) ở một số loại tàu TN2, 18... cho thấy giá đã tăng 32%-92%. Trong đó các loại ghế phụ, ghế ngồi cứng điều hòa... có mức tăng cao nhất. Những ngày cao điểm sắp tới, giá vé tàu tuyến này tiếp tục "bứt phá", ghế phụ tăng giá 157% thành 515.000 đồng/vé; ghế ngồi cứng điều hòa tăng 117% thành 580.000 đồng/vé.
Giá cao lại... chảnh
Năm nay ngành đường sắt cùng lúc thực hiện nhiều hình thức bán vé tàu tết, gồm bán tại các ga, các đại lý, bán vé tin nhắn SMS, bán vé đăng ký qua điện thoại tại ga, bán vé cho các tập thể đặt chỗ trước... Mặc dù đang tồn đến 20.000 vé tàu tết nhưng ngành đường sắt lại bỏ lửng việc giảm giá để giải quyết số vé đang ế.
"Bằng nhiều cách, tôi tìm mua vé cho tuyến TP.HCM - Diêu Trì hai tháng nay nhưng nhân viên bán vé ga Sài Gòn trả lời hết vé. Không hiểu sao bây giờ lại lòi ra đến 9.000 vé ế! Bây giờ có vé tôi cũng không mua vì đã mua vé xe đò chứ không thể chờ họ" - ông Vương Hữu Dũng (quận Thủ Đức) chia sẻ.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Tình (quê Nam Định) cho biết cách đây gần một tháng đã đến ga Sài Gòn để mua vé về quê nhưng tất cả cửa bán đều trả lời vé đã bán hết từ tháng 10/2013. "Một điều lạ là trong ga nói hết vé nhưng "cò" vé bên ngoài lại khẳng định muốn lấy bao nhiêu vé, đi ngày nào cũng có. Càng vô lý hơn khi tôi và nhiều người khác xuống ở ga Nam Định, Thanh Hóa... nhưng vẫn phải trả tiền như đi Hà Nội" - ông Tình bức xúc.
Theo ông Dũng, ông và gia đình thường xuyên đi tàu hỏa, có lúc chấp nhận trả thêm 100.000-200.000 đồng để mua vé ở "cò". Tuy nhiên, nếu cách phục vụ như hiện nay vẫn tiếp diễn, ông và gia đình sẽ lựa chọn loại hình khác. "Nhu cầu về quê ăn tết của người dân là rất lớn. Nếu ngành đường sắt cứ duy trì, không thay đổi cung cách phục vụ. Nhân viên bán vé, nhân viên trên tàu thì cau có, chất lượng bữa ăn kém... lẽ tất yếu người dân sẽ quay lưng với họ" - ông Dũng bày tỏ.
Theo Xahoi
Nhà ga đang tồn hàng nghìn vé tàu Tết Nhiều năm trước, cứ gần Tết người dân lại chen chúc xếp hàng mua vé tàu về quê sum vầy cùng gia đình. Sáng 16/1, quầy bán vé Ga Hà Nội vắng vẻ, nhân viên bán vé cũng chưa được huy động tối đa. Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ga Sài Gòn, cho biết thời điểm này của các năm trước vé tàu...