Sập 2 cột điện cao thế do khai thác mỏ bất hợp pháp ở Peru
Ngày 5/4, Poderosa, một trong những công ty khai thác vàng lớn nhất Peru, cho biết 2 tháp điện của họ đã bị nổ, cáo buộc những kẻ khai thác mỏ bất hợp pháp gần đó đứng sau vụ việc này.
Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh địa phương RPP, giám đốc đối tác doanh nghiệp của công ty, ông Pablo de la Flor cho biết không ai bị thương trong vụ việc. Trước đó, đã xảy ra các cuộc tấn công làm sập khoảng 15 tháp điện cao thế.
Ông cho biết thêm điện đã được khôi phục trong vòng vài giờ nhờ các tháp tạm thời.
Video đang HOT
Trước đó, một nhóm vũ trang đã đột kích vào mỏ Poderosa, ở quận Pataz phía Bắc Andean của Peru, vào tháng 12/2023, khiến 9 người thiệt mạng và 15 người bị thương. Ít nhất 30 người đã thiệt mạng trong 2 năm qua trong các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang nhằm vào các mỏ vàng ở Peru.
Quốc gia Nam Mỹ này là nhà sản xuất đồng, vàng và bạc lớn trên toàn cầu. Theo Bộ khai thác mỏ Peru, vàng Peru chủ yếu được bán sang Ấn Độ, Thụy Sĩ và Canada, chiếm khoảng 2/3 lượng xuất khẩu.
Brazil: Ô nhiễm thủy ngân đe dọa cộng đồng bản địa ở vùng rừng Amazon
Các nhà nghiên cứu vùng rừng Amazon thuộc Brazil đã phát hiện tình trạng ô nhiễm thủy ngân phổ biến ở cộng đồng người da đỏ bản địa Yanomami sinh sống ở các "điểm nóng" khai thác vàng trái phép.
Đây là kết quả nghiên cứu công bố ngày 5/4, cảnh báo tác động nghiêm trọng của ô nhiễm thủy ngân đối với sức khỏe.
Rừng nhiệt đới Amazon tại bang Amazonas, Brazil. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu do Viện Y tế công cộng Fiocruz của Brazil dẫn đầu, các nhà khoa học đã thu thập mẫu tóc và niêm mạc miệng của 293 người Yanomami tại 9 ngôi làng ở vùng thượng nguồn sông Mucajai thuộc bang Roraima, miền Bắc Brazil. Khu vực này là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng khai thác vàng trái phép tại khu bảo tồn Yanomami, nơi sinh sống của khoảng 29.000 người bản địa.
Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 10/2022 cho thấy tất cả những người tham gia đều bị nhiễm độc thủy ngân, trong đó 84% tiếp xúc với lượng thủy ngân vượt ngưỡng cho phép 2 microgam/gram tóc theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đặc biệt, 10,8% có hàm lượng thủy ngân trên 6 microgam/gram tóc và cần được chăm sóc y tế đặc biệt.
Trưởng nhóm nghiên cứu Paulo Basta cho biết: "Tình trạng dễ bị tổn thương này làm tăng nguy cơ mắc bệnh theo cấp số nhân đối với trẻ em sống trong khu vực", đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.
Người da đỏ Yanomami đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng mà các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do tình trạng khai thác vàng trái phép xảy ra tràn lan ở môi trường sống của họ. Các nhà lãnh đạo cộng đồng bản địa và các nhà hoạt động đã bày tỏ lo ngại về tình trạng khai thác vàng trái phép tàn phá rừng mưa Amazon, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực và tình trạng ô nhiễm thủy ngân tại các con sông. Thủy ngân được sử dụng để tách vàng ra khỏi trầm tích.
Năm 2023, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã triển khai quân đội và cảnh sát đến khu vực sinh sống của người Yanomami để ngăn chặn hoạt động khai thác vàng trái phép và trục xuất khoảng 20.000 thợ mỏ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng cộng đồng người bản địa này vẫn đối mặt với nhiều rủi ro.
Nghiên cứu cho thấy lượng thủy ngân tiêu thụ trung bình của người Yanomami cao hơn gấp 3 lần so với mức giới hạn khuyến nghị, chủ yếu qua nguồn thực phẩm chính của họ là cá. Khoảng 30% số người tham gia nghiên cứu mắc bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến ngộ độc thủy ngân. Ở trẻ em, 55,2% có biểu hiện suy giảm nhận thức và 34,5% mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới - một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần.
IAEA cảnh báo nguy hiểm đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 4/4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định việc đường dây cung cấp điện dự phòng bị ngắt là mối đe dọa "rất thực tế" đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế...