Sao vừa ly hôn, em đã lấy chồng?
Ngày còn sống bên nhau, lúc nào em cũng nói anh về triết lý chung thủy. Em bảo, làm đàn ông thường hay lăng nhăng, ra ngoài cứ thích nhìn hết cô này, cô nọ. Đàn bà thì khác…
Rồi em dùng những từ ngữ không ra làm sao để chì chiết đàn ông bọn anh. Em bảo, đàn ông ai cũng giống ai, có bồ dễ như chơi trong khi lại cứ bắt đàn bà phải phục tùng mình.
Em ca ngợi đàn bà hết mực. Nói phụ nữ là người chung thủy, chỉ biết chăm chồng, chăm con mà không bao giờ đòi hỏi gì. Đàn bà cũng không có tính lăng nhăng như đàn ông, chỉ thích nhậu nhẹt rồi lại la cà cùng mấy cô em chân dài, về nhà là có cơm vợ nấu. Thì anh cũng đồng tình, nhưng em ạ, ở đâu cũng vậy, và giới nào cũng có người này người kia, dù là đàn ông hay đàn bà. Đàn bà cũng có người đi ngoại tình, trăng hoa. Đàn ông cũng đầy người chung thủy, cả đời chỉ yêu một người…
Anh vốn là gã trai ham vui, cũng chưa từng nghĩ chuyện sẽ cặp bồ vì anh nghĩ đơn giản, có vợ có con thì chuyên tâm cho gia đình, chẳng bận tâm tới mấy em chân dài làm gì. Những kiểu người như vậy, không vì moi tiền thì cũng vì dục vọng tầm thường. Cái chuyện đó cũng chỉ ngày một ngày hai là chán, dại gì mà anh lao vào. Anh chỉ là có chút vô tâm, ham nhậu nhẹt cùng mấy ông anh, thằng bạn.
Em khó chịu với anh về chuyện này chuyện nọ. Em bảo anh là người không biết điều, lúc nào cũng coi em như cái bóng trong nhà. Thật ra là em không hiểu chồng em. Sống với nhau mấy năm, lẽ ra em phải hiểu, anh là người không thích nói ngọt, cũng không thích khoe mẽ, cũng không thích thể hiện bản thân hay tình cảm của mình cho người khác biết. Có thể anh quan tâm vợ con, yêu thương vợ con nhưng anh chẳng bao giờ nói ra. Có thể vợ anh mặc đẹp, anh biết đó, vợ anh xinh hơn vợ người ta, cũng thừa biết đó nhưng anh chẳng bao giờ nói được câu &’vợ xinh quá’. Vì anh sợ những lời khen ấy lâu dần sẽ trở thành thói quen và trở nên sáo rỗng.
Em khó chịu với anh về chuyện này chuyện nọ. Em bảo anh
là người không biết điều, lúc nào cũng coi em như
cái bóng trong nhà. (ảnh minh họa)
Nhưng vợ nào có hiểu anh. Vợ anh bảo anh là người đàn ông vô hình trong nhà này. Vợ chán anh và từ bao giờ, vợ đòi ly hôn với anh. Anh không chuẩn bị được chuyện này, nhưng anh chấp nhận thôi. Sẽ không níu kéo một người khi không còn cần mình nữa. Ừ thì ly hôn, nếu như em chọn, mong rằng em đừng hối hận về sau.
Điều khiến anh ngạc nhiên là, sau có hơn 2 tháng ly hôn chồng, em có chồng mới. Sao vừa ly hôn, em đã lấy chồng? Anh choáng váng khi thủ tục vừa mới làm xong. Anh còn nghĩ, chúng mình sẽ còn cơ hội quay lại với nhau và anh còn nghĩ rằng, anh có thể sẽ thay đổi để đón em quay lại. Nhưng anh đã không còn cơ hội ấy nữa rồi, vì em đã thuộc về người ta, làm vợ của người đàn ông khác.
Cho anh hỏi, thủy chung là gì hả em? Em đã yêu người đàn ông ấy từ bao giờ, không lẽ, vừa bỏ chồng em đã cưới được người khác ngay? Hay là em không yêu anh từ mấy năm về trước? Hay là, em đã ngoại tình với người ta khi còn là vợ anh? Hay là, tình cảm vợ chồng bao năm với em chỉ đứt đoạn trong vòng 2 tháng
Video đang HOT
Tạm biệt em, vợ cũ của anh… Hãy là người đàn bà thực sự chung thủy bên
người chồng mới của em. Còn anh, anh sẽ ngậm ngùi nhìn em hạnh phúc!
(ảnh minh họa)
Anh chua chát nhận ra, đàn bà cũng chẳng chung thủy gì. Em đừng tự ca ngợi đàn bà, đừng ca ngợi bản thân và cũng đừng trách anh vô tâm nữa nhé. Lẽ ra, anh phải sửa đổi bản thân mình vì những gì em đã nói với anh. Lẽ ra, anh phải nhìn nhận lại cách sống của mình vì anh luôn nghĩ, anh đã sai lầm. Nhưng mà bây giờ, chắc anh không cần bận tâm gì nữa. Anh sẽ coi như chúng mình đã không còn mối quan hệ gì, em đi đường em, anh đi đường anh. Cầu chúc cho vợ cũ của anh hạnh phúc bên người đàn ông mới.
Chung thủy ư, anh chẳng dám tin vào điều đó nữa. Nếu em thực sự là người đàn bà chung thủy, là người vợ chu đáo, yêu thương chồng con hết mực thì em đã chẳng lấy chồng nhanh đến vậy. Thôi thì coi như chúng mình có duyên không có phận, gắn bó bấy nhiêu đủ rồi. Tạm biệt em, vợ cũ của anh… Hãy là người đàn bà thực sự chung thủy bên người chồng mới của em. Còn anh, anh sẽ ngậm ngùi nhìn em hạnh phúc!
Theo Ngoisao
Tài năng không đợi tuổi
Họ là những người có tuổi đời rất trẻ nhưng tài năng và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân với khát vọng "vươn ra biển lớn" sánh vai với bạn bè quốc tế và cống hiến cho đất nước.
Hai lần bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama
Nguyễn Chí Long, sinh năm 1991, sinh viên năm thứ 6, ĐH Y Dược (ĐH Huế) được xem là người có thành tích học tập "khủng", từng đạt Huy chương Vàng Olympic Hóa học 30/4, Á khoa đầu vào ngành Bác sĩ Răng, Hàm, Mặt (ĐH Y Dược Huế).
Nguyễn Chí Long
Suốt 5 năm liền Long là sinh viên giỏi, xuất sắc, tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, hiện là Bí thư chi bộ sinh viên 2 của trường. Long vừa được Hội SVVN trao tặng danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện cũng như hội nhập.
"Chăm sóc sức khỏe con người là một nhân tố rất quan trọng. Mặc dù, thời gian qua, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều chương trình bác sĩ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa nhưng chỉ được trong thời gian ngắn. Tôi mong rằng, thời gian tới sẽ có giải pháp để khuyến khích những bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe cho người dân. Những bác sĩ trẻ như chúng tôi luôn sẵn sàng xung kích".
Nguyễn Chí Long, ĐH Y Dược, ĐH Huế
Đặc biệt, Long là gương mặt quen thuộc tham gia rất nhiều chương trình giao lưu với sinh viên, giới trẻ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo tài năng trên thế giới. Riêng khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến nay, Long đã tham gia 4 cuộc giao lưu quốc tế khác nhau.
Chuyến gần nhất là chương trình "Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á" (YSEALI), tại Myanmar, do Tổng thống Mỹ Barack Obama phát động nhằm tăng cường phát triển khả năng lãnh đạo và kết nối trong ASEAN. Chí Long là 1 trong 2 đại diện của Việt Nam. Tại chương trình này, Chí Long vinh dự được 2 lần bắt tay với Tổng thống Mỹ, cùng với đại diện thanh niên tiêu biểu đến từ 10 nước Đông Nam Á. Long được nghe Tổng thống Mỹ nói chuyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ. "Chuyến đi giúp tôi giúp tôi rút ra một điều, đặt bản thân ra ngoài ranh giới an toàn, thử thách mình để khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân", Long chia sẻ.
Long đặt mục tiêu, tốt nghiệp đại học sẽ tìm học bổng du học tại Nhật Bản để nâng cao kiến thức, về nước cống hiến. Điều trăn trở lớn nhất của Long là chương trình chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông thôn, miền núi còn nhiều yếu kém, người dân chưa được quan tâm đầy đủ. "Chăm sóc sức khỏe con người là một nhân tố rất quan trọng.
Mặc dù, thời gian qua, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều chương trình bác sĩ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa nhưng chỉ được trong thời gian ngắn. Tôi mong rằng, thời gian tới sẽ có giải pháp để khuyến khích những bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe cho người dân. Những bác sĩ trẻ như chúng tôi luôn sẵn sàng xung kích", Long nói.
Tài năng Piano
Mới 10 tuổi nhưng Quách Hoàng Nhi, học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) đã sở hữu trong tay gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano trong nước và quốc tế. Gia đình Hoàng Nhi không có ai theo con đường âm nhạc. Năm lên 4 tuổi, Nhi được mẹ cho đi học nhạc để có thêm sự hiểu biết về nhạc lý. Không ngờ Nhi đam mê.
Quách Hoàng Nhi.
"Thời gian đầu cháu mê đến nỗi, đêm về ngủ mơ hai tay cứ gõ xuống giường các thao tác đánh đàn", Nhi kể lại, 5 tuổi, lần đầu tiên, Hoàng Nhi tham dự cuộc thi Festival Piano thiếu nhi TP Hà Nội lần thứ VII và đoạt giải Nhất. Kể từ đó, Nhi liên tục đoạt các giải thưởng danh giá khác: Giải Vàng Piano Quốc tế tại Cheonan (Hàn Quốc, năm 2012), giải Nhất bảng B tại cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Val - Tidone lần thứ XXVII tại Piacenza (Ý, năm 2014), Nhì bảng B Piano tài năng trẻ Quốc tế lần thứ IV tại Milan (Ý, năm 2014)...
Với Hoàng Nhi, không có khái niệm "ngủ nướng" bao giờ, sáng nào cũng thức dậy từ 5 rưỡi sáng, khi học luyện đàn, khi đi bơi cùng bố. Nhi muốn hoàn thiện bản thân về mọi mặt từ sức khỏe, năng khiếu đến kỹ năng hội nhập để nuôi ước mơ trở thành sinh viên đại học Harvard (Mỹ).
Trong các giải thưởng với Nhi đáng nhớ nhất là giải Nhất bảng A tại cuộc thi Mozart lần thứ III tại Thái Lan năm 2013. Bởi đây là lần đầu tiên đại diện Việt Nam giành được giải thưởng cao tại cuộc thi này sau mấy năm liên tiếp tham dự "trắng tay". "Lúc đó, mẹ cháu hồi hộp quá không tin nổi vào kết quả của con, còn nghe nhầm từ giải Nhất sang giải Ba. Nhưng cháu thì không như thế, trước mỗi cuộc thi cháu đều rất tự tin, bởi cháu luôn nỗ lực học hết mình", Hoàng Nhi tâm sự.
Để chuẩn bị cho cuộc thi tại Thái Lan, hơn một tháng trời Nhi được áp dụng chế độ tập luyện khắt khe: từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều; giải lao 30 phút, sau đó tập đến tối. "Thầy giáo yêu cầu phải học xuyên trưa để cho quen với giờ giấc của cuộc thi. Nhiều lúc cháu buồn ngủ quá, ngủ gật, mắt nhắm nghiền mà hai tay vẫn gõ đàn", Hoàng Nhi kể lại.
Nhi nói chuyện lém lỉnh, thông minh. Ở lớp, Nhi được các bạn phong là "đại ca" không chỉ vì thành tích học tập xuất sắc mà còn luôn đứng ra bảo vệ những bạn yếu thế khác. Mọi khoản tiền bố mẹ thưởng sau mỗi cuộc thi, Nhi đều dành đầu tư cho việc học như mua Ipad để học ngoại ngữ. Hiện Hoàng Nhi đang học hai ngoại ngữ: Tiếng Pháp và tiếng Anh. Với Hoàng Nhi, không có khái niệm "ngủ nướng" bao giờ. Sáng nào cũng thức dậy từ 5 rưỡi sáng, khi học luyện đàn, khi đi bơi cùng bố. Nhi muốn hoàn thiện bản thân về mọi mặt từ sức khỏe, năng khiếu đến kỹ năng hội nhập để nuôi ước mơ trở thành sinh viên đại học Harvard (Mỹ).
Luôn đổi mới bản thân
Năm 2014, Phạm Ngân Giang, sinh năm 1996, ĐH Y Hà Nội đoạt Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế, với thành tích ấn tượng, nằm trong tốp 15 thí sinh có điểm cao nhất trong tổng số 291 thí sinh đến từ 77 quốc gia. Ngân Giang liên tục đoạt được những giải thưởng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì.
Phạm Ngân Giang (thứ 2 từ trái sang), cùng các thành viên đội tuyển Olympic quốc tế 2014.
Giành được nhiều kết quả xuất sắc về môn Hóa học, ít ai biết được rằng trước đó, Ngân Giang học chuyên Văn, thích đọc truyện và vẽ. Vào mỗi dịp tết, Ngân Giang cùng với các thành viên trong lớp vẽ, thiết kế các tấm thiệp bán gây quỹ làm từ thiện, mua quà tặng các em nhỏ.
Lên lớp 8, tiếp xúc với môn Hóa học, Ngân Giang bị cuốn hút bởi đó là một môn khoa học thực hành lý thú. Năm học lớp 9, Ngân Giang đã đoạt giải Nhì học sinh giỏi Hóa học cấp thành phố. "Với kết quả này, tôi nghiệm ra một điều phải luôn biết đổi mới bản thân, đừng bao giờ nói "không thể" và luôn đặt mục tiêu phải làm hết mình để không hối hận. Bạn sẽ thành công", Ngân Giang nói.
Hiện tại, Giang làm lớp trưởng lớp Y1A. Giang đặt mục tiêu phải tổ chức được nhiều phong trào hấp dẫn truyền lửa đam mê học hỏi, nghiên cứu và hướng đến xây dựng hình ảnh những bác sĩ trẻ giàu y đức.
Theo Lưu Trinh/Báo Tiền phong
Bạn trẻ Sài thành điệu đàng trên phố "mùa đông" "Mùa đông" của Sài Gòn không cần áo phao, áo dạ hay quàng khăn bịt bùng như ở miền Bắc. "Mùa đông" của Sài Gòn thường đến thoáng qua, thể hiện bằng vạt nắng trong hơn, gió nhiều hơn và tiết trời se se dịu dàng nhất có thể. Chỉ vậy thôi cũng đủ để nam thanh nữ tú hào hứng mặc đẹp...