Sao vợ cứ phải hy sinh?
Hạnh phúc gia đình không từ trên trời rơi xuống, để có trái ngọt thì phải bỏ công trồng cây, chăm bón. Quá trình chung sống nào cũng cần nhường nhịn giữa hai cái tôi lớn.
Hỏi: Tôi mới lấy chồng có hơn một năm mà đã cảm thấy “thấm đòn”. Nhà chồng toàn đàn ông nên “đương nhiên” việc nội trợ trút cả vào tôi. Chồng thì vô tâm, cứ mặc kệ vợ nên chúng tôi đã cãi nhau không biết bao nhiêu trận.
Tôi chỉ muốn bỏ quách về nhà mẹ đẻ, nhưng mọi người cứ xúm vào khuyên đàn bà thì phải hy sinh, lo lắng cho gia đình là lẽ đương nhiên, ai cũng thế cả. Mẹ đẻ tôi cũng bảo nhìn mẹ đây, nếu không nhẫn nhịn thì bây giờ làm gì còn cái nhà này.
Tôi ấm ức lắm, chẳng lẽ chỉ có người vợ phải hy sinh thì mới giữ được hạnh phúc gia đình, thế thì là hạnh phúc kiểu gì, cho ai?
Cách đây gần 20 năm, có một ông lần đầu ra nước ngoài, ngạc nhiên thấy ở siêu thị bán toàn loại chổi cán dài. Ông nhớ ở nhà vợ mình toàn quét nhà, quét sân bằng loại chổi rơm hoặc chổi tre cán ngắn ngủn, phải còng lưng xuống, vừa quét vừa hít bụi rất khổ. Ông chồng bèn quyết định mua chổi cán dài của Tây về để khai hóa văn minh cho vợ.
Nhưng được ba bữa, bà vợ tẩy chay cái chổi Tây vì “cứ đứng sõng lưng hít bụi mà quét, tuy cực một tí nhưng nhìn gần, thấy rõ chỗ nào bẩn mà moi móc cho sạch. Thay đổi một thói quen rất khó, thay đổi cả một quan niệm sống càng khó hơn gấp vạn lần.
Trong xã hội nông nghiệp, đàn bà yếu hơn nên phải cậy nhờ đàn ông những việc lớn, chính vì thế mà nảy sinh tâm lý phụ thuộc. Đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, đàn bà bỏ chồng thì cả xã hội chê cười, gái không chồng dù có tài, có đẹp mấy đi nữa thì vẫn bị ví là “tròng trành như nón không quai”.
Video đang HOT
Sao làm vợ cứ phải hi sinh vì chồng? (ảnh minh họa)
Để giữ chồng, đàn bà thời xưa chỉ có một cách, đó là hết lòng hy sinh. Sau này, người ta tôn vinh nó thành “phẩm chất cao quý” để đàn bà đỡ tủi, chứ thực ra, họ đâu có sự lựa chọn nào khác để mà sống. Hy sinh như thế, thưc ra không phải là hy sinh, mà là một biện pháp để sinh tồn. Nhẫn nhục là một thứ vũ khí của kẻ yếu, bất đắc dĩ mới phải sử dụng nó nhưng trong lòng rất ấm ức.
Thời đại ngày nay đã thay đổi, người phụ nữ độc lập, không còn phải lệ thuộc đàn ông nữa. Nhưng cái nếp nghĩ cả ngàn năm về đức hy sinh cần thiết của người phụ nữ thì không dễ gì một sớm một chiều thay đổi được, cũng giống như người đã một đời khom lưng quét nhà thì vẫn cứ thích dùng chổi cán ngắn mà thôi.
Lời khuyên của mẹ bạn được tích lũy từ kinh nghiệm sống của đời bà, nó đúng với bà, nhưng nếu cuộc đời bạn đã khác đi thì nó chưa chắc đã đúng với bạn.
Hỏi: Có nghĩa là tôi nên tung hê gánh nặng kia đi để được sống cho mình? Nhưng như thế có… ích kỷ quá không?
Bạn đừng nhầm nhẫn nhục chịu đựng với hy sinh. Người nhẫn nhục thuộc về phe yếu, không có lựa chọn tốt hơn nên đành phải nén chịu nhưng trong lòng bất mãn. Còn người hy sinh cho người khác lại là kẻ mạnh hơn, như người lớn nhường cho trẻ nhỏ, người khỏe nhường kẻ yếu là tự nhiên và họ vui vẻ với điều đó.
Nếu bạn yêu một người thì được chăm sóc cho người yêu, đi hàng ngàn cây số để gặp mặt hay chờ nhau hàng tiếng… cũng không thấy phiền toái gì cả mà thậm chí còn là niềm vui. Nhưng nếu ghét nhau rồi thì băng qua bãi cỏ để gặp cũng làm bạn thấy bẩn chân, khó chịu.
Sở dĩ người phụ nữ theo nếp xưa hy sinh được, là vì họ tìm thấy niềm vui, thậm chí tự hào trong sự hy sinh ấy. Nó phải bắt nguồn từ một tình yêu thương vị tha, như mẹ lo cho con, dù thức khuya dậy sớm cực khổ cũng vẫn cảm thấy đó là chuyện thường tình. Cũng không ngoa khi nói rằng, sức mạnh của người phụ nữ là ở sự hy sinh.
Khi làm được điều đó một cách tự nguyện thì phụ nữ mạnh vô cùng, vì họ khiến đàn ông từ từ trở nên lệ thuộc, không thể sống thiếu sự chăm sóc của vợ. Nhưng đó phải là sự hy sinh đúng nghĩa, tức là xem việc cho đi như một niềm vui mà không thấp thỏm chờ đợi người ta khen ngợi hay trả ơn.
Thử tưởng tượng bạn lau được cái nhà, rửa xong chỗ bát, nhưng mặt mũi sưng sỉa, lòng thầm tính sổ thì làm sao người đàn ông cảm thấy thoải mái biết ơn được.
Trong quan hệ của bạn với gia đình chồng hiện nay, có thể thấy bạn không phải đang hy sinh mà là đang nhẫn nhục, vì sợ nếu tung hê đi thì sẽ mang tiếng là kẻ ích kỷ, làm hỏng hạnh phúc gia đình. Đừng để nỗi sợ vô lý đó điều khiển bạn. Vì chồng bạn sức dài vai rộng, không phải là kẻ yếu cần phải che chở. Hãy chia sẻ những khó khăn của mình để anh ấy hiểu và cùng gánh vác.
Còn nếu anh ấy vẫn vô tâm mặc kệ vợ thì chồng như thế không đáng để bạn phải tiếc và cũng không ai chê cười bạn ích kỷ vì không chịu nai lưng ra phục vụ một người đàn ông không biết điều. Một khi vừa “hầu” chồng vừa tức tối, thì bạn không nên tiếp tục.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên sức mạnh của sự hy sinh. Hạnh phúc gia đình không tự nhiên từ trên trời rơi xuống, để có trái ngọt thì phải bỏ công sức ra trồng cây, chăm bón. Quá trình chung sống nào cũng cần sự nhường nhịn, điều chỉnh giữa 2 cái tôi rất lớn.
Đôi khi nhường một bước lại khiến người phụ nữ trở thành kẻ mạnh và chinh phục đàn ông bằng chính sự tận tụy, ngọt ngào của mình.
Theo Eva
Sợ vợ đến mức... liệt dương
Vợ của Dũng thì cả xóm đều sợ chứ không riêng gì anh. Vì thế cái chuyện anh sợ vợ đến mức... bất lực được họ truyền tụng với vẻ vừa hài hước vừa thông cảm.
"Không nên cơm cháo gì thì chết với tôi!"
Mới sớm tinh mơ đã nghe bên nhà Dũng tiếng chị Huyên vợ anh hét lên: "Đồ toi cơm! Có nồi mỳ mà cũng nấu mặn đắng thế này, ai nuốt cho nổi". Hàng tóm lại lắc đầu, tặc lưỡi: "Rồi, đêm qua anh cu Dũng lại không hoàn thành nhiệm vụ rồi". Nói thế, vì họ biết cái lệ ở nhà anh, do chính chị Huyên toàng toạc nói ra: "Hôm nào lão khá khẩm là sáng sau em nấu miến, nấu phở hầu ngay, nếu không thì đấy là việc của lão".
Tên là Dũng mà anh lại sợ vợ nổi tiếng, dù anh là cán bộ xã hẳn hoi, còn vợ thì bán hàng linh tinh. Dũng thường giải thích việc mình vẫn làm hết việc nhà rằng vợ anh buôn bán quá bận, trong khi anh làm giờ hành chính, vô cùng rảnh rang. Nghe thì cũng có lý, nhưng ở trong xóm anh, đừng nói làm giờ hành chính, cho dù có vô nghề nghiệp đi nữa thì các đức ông chồng cũng chỉ rung đùi chờ vợ con hầu hạ, làm gì có chuyện cơm bưng nước rót cho đàn bà.
Bị ai trêu đùa, móc máy chuyện sợ vợ, Dũng chỉ cười mà rằng: "Bà ấy cầm tinh con cọp, còn tôi con lợn, không sợ thì có mà chết", rồi lại ra vẻ chân thành tâm sự: "Thực ra bà ấy cứ gầm gào thế thôi chứ tốt tính lắm. Mà hồi trước tôi chịu ơn bà ấy nhiều, nên cũng phải nể nhau một tý".
Chuyện chịu ơn đó, hàng xóm đều biết cả. Hồi trước chị Huyên yêu anh, còn anh yêu người khác, cũng đơn phương. Khi cô gái kia bị người tình Sở Khanh bỏ rơi, phẫn chí vào Nam, anh cũng bỏ nhà đi tìm, suốt nửa năm không liên lạc. Trong thời gian đó, bố anh bị tai nạn, chính chị Huyên giúp đỡ bà cụ chăm sóc ông. Dũng được tin về đến nơi thì bố cũng sắp mất, chuyện tang gia cũng được Huyên phụ giúp rất nhiều.
Chuyện chịu ơn đó, hàng xóm đều biết cả. Hồi trước chị Huyên yêu anh, còn anh yêu người khác, cũng đơn phương. (ảnh minh họa)
Sau chuyện đó, phần vì đã dứt bỏ ảo tưởng tình yêu với cô gái kia, phần cảm động trước tình cảm của Huyên, Dũng cưới chị làm vợ. Huyên làm dâu thảo, chăm sóc mẹ chồng tận tụy đến lúc bà qua đời. Tuy tốt với nhà chồng như vậy nhưng cái tính ghê gớm của chị đã bộc lộ từ thời con gái, hàng xóm ai đắc tội với chị thì đảm bảo không thể sống yên.
Với Dũng, hồi còn yêu đơn phương, chị hết sức lấy lòng là thế, vậy mà khi làm vợ, chị đã tỏ rõ là tay chúa tể, và khi mẹ chồng mất đi thì chẳng còn kiêng nể gì nữa, sai chồng, quát chồng như chém chả, lại còn ghen tuông. Dũng đi đường chỉ dám nhìn thẳng, hết giờ chỉ dám về nhà, muốn ngồi với bạn bè thì chỉ có cách tranh thủ lúc đám cưới, đám giỗ mà thôi. Càng có tuổi, cái tính đành hanh, đè đầu cưỡi cổ chồng của Huyên càng quá quắt, và cái tính sợ vợ của Dũng cũng theo đó mà đạt mức vô đối.
Một bữa nhân đám cưới người làng, thấy Dũng rượu đã ngà ngà, vợ anh đang giúp rửa bát ngoài giếng, cánh đàn ông "phỏng vấn" Dũng về chuyện phòng the, hỏi sao nhìn anh chẳng đến nỗi loẻo khoẻo mà lại để vợ thất vọng tới mức kể tội cho cả xóm biết như vậy. Dũng bảo: "Nhớ thằng Lao Ái trong phim Tần Thủy Hoàng không, cái thằng vô địch về &'phục vụ' đàn bà ấy? Cho cái thằng ấy vào hầu hạ vợ tôi thì nó cũng &'liệt' như thường".
Dũng khua tay "tố" tiếp: "Chưa vào cuộc bà ấy đã dọa nếu không nên cơm cháo gì thì chết với tôi. Thế là mình vừa cố vừa run. Đang hì hục xúc than thì thấy bà ấy cau mặt, lừ mắt thở dài đánh thượt một cái, bao nhiêu hồn vía bay hết cả, thế là thôi. Từ đó cho đến sáng bà ấy hành tôi đến mức tối hôm sau cứ nghĩ đến là run, lại kéo cờ trắng đầu hàng".
Mọi người nhao nhao cười bảo phét vừa thôi, ông yếu thì cứ nhận là yếu, lại đổ cho vợ. Dũng có hơi rượu đang hăng, gân cổ cãi: "Phét gì mà phét. Tôi ra đường thấy em nào ngon ngon là &'nó' dựng lên ngay, chỉ có về gặp sư tử &'nó' mới nem nép cụp xuống thôi".
Thật không may, những lời cuối này lọt hết vào tai chị Huyên, lúc đó đang định rủ chồng về. Khỏi nói cũng biết anh phải trả giá gớm ghê như thế nào.
Vợ bảo "liệt", thế là "liệt" luôn
Chuyện sợ vợ đến mức "không làm ăn gì được" như Dũng chắc là hiếm, nhưng trường hợp đức ông chồng vốn chẳng phải phường râu quặp mà đôi khi cũng "rủ cờ" vì bị vợ làm cho run rẩy thì lại khá nhiều. Thắng là một trường hợp như thế.
Thắng nói cứ để yên, hễ tình hình công việc tốt lên thì mọi thứ khắc đâu vào đấy.
(ảnh minh họa)
Thường thì Thắng "chiến đấu" ngon lành, nhưng có một đợt anh đau đầu vì chuyện đấu đá ở cơ quan, nên chuyện giường chiếu đã sụt về lượng lại còn giảm về chất. Biết nguyên nhân nên anh chẳng "lăn tăn", đời người còn có lúc thăng lúc trầm nữa là chuyện này. Nhưng bà xã thì không nghĩ vậy, chị lo lắng ra mặt: "Chắc anh có tuổi rồi nên nó thế. Tuổi này đàn ông yếu đi, đàn bà lại mạnh lên, thế mới oái oăm".
Rồi chị đi cắt thuốc bổ dương bắt chồng uống. "Bệnh" của Thắng chẳng liên quan gì đến mấy thuốc đó nên dĩ nhiên anh chẳng khá hơn, nhất là khi tối nào vợ anh cũng lăm lăm theo dõi tác dụng của thuốc lên "súng ống" của chồng thế nào, khiến anh càng thêm "chột". Thấy thế, vợ Thắng nằng nặc bắt anh lên Hà Nội chụp chiếu xem sao: "Người ta thuốc này không được thì còn thuốc kia, đằng này anh uống đủ loại thuốc tốt nhất mà không ăn thua thì đúng là yếu sinh lý thật rồi, phải đi khám".
Thắng nói cứ để yên, hễ tình hình công việc tốt lên thì mọi thứ khắc đâu vào đấy. Nhưng bà xã cứ sốt ruột, lại còn đi tâm sự với cô em chồng là sợ anh liệt dương thì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, khiến những người ruột thịt của anh cũng suốt ngày thầm thì lo lắng với nhau. Mẹ Thắng lôi con trai lại hỏi, rồi đòi mang anh đến nhà ông lang ở huyện bên, khiến anh phát bẳn.
Rồi công việc của Thắng đã xuôi chèo mát mái, nhưng cái "chuyện ấy" của anh lại cũng xuôi xuồi xuội, trong khi vợ anh ngày đêm chờ cái sự "ngược". Vợ bảo đấy, rõ là anh bị bất lực thật rồi, giờ có chuyện gì căng thẳng nữa đâu mà vẫn thế. Thực ra thì một số lần "trả bài" của Thắng gần đây cũng khá, nhưng vợ anh vẫn kêu còn lâu mới phong độ bằng ngày xưa, khiến anh cũng đâm ra nghi ngờ bản thân.
Mỗi lần "yêu" vợ, Thắng lại lo nơm nớp, sợ cái câu "em đã bảo mà" của chị, ý nói chuyện anh không chịu đi khám. Khi không còn lấy lý do công việc được nữa, mỗi lần thất bại là mỗi lần anh thấy ê chề, nhục nhã, rồi sau đó hễ "vào cuộc" là lại sợ như sắp bước vào một kỳ thi sinh tử, không được phép thua. Thắng "trốn" vợ bằng đủ lý do anh có thể viện ra được, khi nào không thể trốn thì phong độ của anh cứ nương theo thái độ của vợ. Hễ thấy chị có vẻ không hài lòng là anh cũng "mất khả năng chiến đấu" luôn.
Cuối cùng thì Thắng cũng chịu đi khám, với sự hộ tống của vợ. Chị muốn trực tiếp nghe bác sĩ tư vấn để còn đốc thúc chồng thuốc thang. Hóa ra "thuốc" của bác sĩ cho dạng viên thì ít, mà dạng tinh thần thì nhiều. Lúc này bà xã Thắng mới biết chính mình góp phần làm chồng bị "yếu".
Về sau, mỗi lần vợ tỏ vẻ sốt ruột về "bản lĩnh đàn ông" của chồng là Thắng lại nhắc chị về câu nói đùa của bác sĩ hôm đi khám: "Trong chuyện này, các bà vợ có nhiều thứ quyền lực phù thủy với chồng lắm nghe, nên là cô phải cẩn thận đừng có đọc thần chú tùy tiện nghe. Chồng đang khỏe, cô trù hắn liệt là hắn liệt thật luôn đó".
Theo Eva
Người xưa nằng nặc đòi làm vợ bé Cô ấy không cần hôn thú, cũng không đòi hỏi tôi phải bỏ vợ, nhưng phải cho cô ấy làm vợ bé. Thú thực, khi nhận được một lời đề nghị như thế từ người mình từng yêu tha thiết, tôi cũng có chút rung động. Dù gì cô ấy cũng là người tôi rất yêu, vì bố mẹ cô ấy phản đối...