Sao Việt và tuổi thơ không êm đềm
Ít ai biết được rằng thành công và có được vị trí như hôm nay. Nhiều Sao Việt đã có tuổi thơ dữ dội và không hề êm ả.
Đàm Vĩnh Hưng
Sinh ra trong một gia đình có cha được gọi là “đại gia” trước năm 1975 với bốn đời vợ nhưng ông gặp biến cố và đẩy cả gia đình rớt xuống đáy với nợ nần chồng chất. Rồi những món đồ trong nhà từ từ “đội nón” ra đi và cuối cùng tới cái nhà cũng không còn mà ở.
Từ cậu quý tử “vàng ròng” của cha, Đàm Vĩnh Hưng phải hứng chịu những ngày tháng khổ cực. Lớn lên một chút anh phải vào làm mướn cho tiệm tóc. Làm được đồng nào phải trả nợ hết cho gia đình đồng đó, thậm chí, tiền làm ra chưa được cầm ấm tay đã bị “đầu nợ” tới giật liền. Có lần anh còn bị người ta xé áo dọc đường chỉ vì gia đình anh thiếu nợ.
Ba anh phải đi đạp xích lô và chết vì bệnh gan bởi không có tiền chạy chữa. Tới khi ông mất, chiếc quan tài liệm ông cũng phải…mua nợ với dự định của gia đình anh là gom tiền phúng để trả.
Câu chuyện đời tư của Mr Đàm trước đây từng được anh nhắc tới ít nhiều nhưng tới liveshow có tựa đề “Số phận” được ra mắt anh mới công bố chi tiết những chuyện xúc động về tuổi thơ nhiều tủi cực của mình cũng như chặng đường gian khó, đẫm mồ hôi để dẫn tới thành công hôm nay.
Phương Thanh
Cô sinh ra trong một gia đình đông anh chị em tại Nông Cống, Thanh Hóa. Khi lên cấp ba, Phương Thanh đã vào Sài Gòn lập nghiệp với đủ nghề bưng bê, phục vụ. May mắn khi chất giọng đặc biệt của cô gái xứ Thanh lọt vào mắt xanh một nhạc sĩ nổi tiếng. Với Giã từ dĩ vãng, Phương Thanh vụt sáng thành “sao” lớn cùng thời với Lam Trường, Đan Trường thời đó.
Đan Trường
Trong số các nghệ sĩ nổi tiếng kỳ cựu, Đan Trường chưa bao giờ giấu giếm quá khứ nghèo đói của mình. Anh từng tâm sự: “Trường từng làm thợ tiện, thợ in lụa để đỡ đần cho cha mẹ gánh nặng kinh tế. Lúc đó, trong con mắt Trường, nghề ca sĩ là một thứ gì đó rất cao quý không thể nghĩ tới trong hoàn cảnh gia đình khó khăn…”.
Hồ Quỳnh Hương
Cô ca sĩ đất mỏ Quảng Ninh này sinh ra trong một gia đình khá khó khăn. Ngay từ khi mới 5 – 6 tuổi, Hương đã từng phải nhặt từng cọng đồng, dây thép bán đồng nát lấy tiền. Mà nhỏ như vậy, Hương cần tiền để làm gì? Chỉ đơn giản là để mua một cây kem.
Cô tâm sự rằng hồi đó nhà nghèo, nên 1 đồng kiếm ra cũng quý. Cô hiểu điều đó nên không bao giờ đòi hỏi gì cả, dù là nhu cầu nhỏ nhất. Có những tháng ngày hạnh phúc đủ đầy nhưng với Hương thì hình ảnh về ngôi nhà cũ dột nát lại luôn in hằn trong ký ức. Mỗi hôm trời mưa, bố mẹ phải dùng vải mưa che những chỗ dột. Cả nhà nằm dưới giường mà nghe tiếng giọt tranh chảy lộp bộp trên đầu.
Bình Minh
Bình Minh sinh ra ở vùng miền núi Lạng Sơn vào những năm tháng nơi đây còn rất heo hút, nghèo khó. Bố làm lái xe chạy tuyến nội tỉnh, mẹ làm việc ở trung tâm y tế, những năm tháng tuổi thơ, cuộc sống của gia đình Bình Minh khó khăn.
Nhà chỉ có con trai, không có con gái nên ngay từ bé, Bình Minh và em trai đều phải phụ giúp mẹ bán hàng. Lớn hơn một chút nữa, khi Bình Minh bước qua tuổi 15, gia đình vẫn khó khăn, bố anh lại ngày càng gầy ốm đi, mẹ anh đã cho Bình Mình và em trai đi làm lơ xe phụ giúp bố.
Quang Linh
Video đang HOT
Quang Linh là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Nhà nghèo nên tất cả đều phải lao động sớm. Cậu học trò Quang Linh vừa lo chuyện học, vừa đảm trách chuyện chợ búa, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà, chăm sóc cháu nhỏ cho chị gái đi làm, nuôi thêm một đàn lợn 4 con béo tốt.
Ngô Thanh Vân
Cha làm nghề thương hồ ở vùng sông nước Trà Vinh. Mẹ ở nhà nội trợ và trông coi quán cà phê nhỏ xíu mở ngay trước cửa. Đả nữ nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam bùi ngùi: “Cả gia đình chúng tôi, gồm 2 người anh trai nữa, sống rất tằn tiện. Tôi còn nhớ, mỗi sáng trước khi đi học, thay bằng được phát tiền dằn túi như những đứa trẻ khác, mẹ rang cơm nguội trộn khoai mì cho ba anh em ăn, mỗi đứa bưng một chén. Nhiều hôm nhà hết gạo, ba chưa về, má tôi phải xách rá đi mượn, về nấu lên khoai mì nhiều hơn cơm”.
Tăng Thanh Hà
Tăng Thanh Hà từng kể, kinh tế gia đình cô rất nghèo. Khi Tăng Thanh Hà 10 tuổi, ba cô làm ăn thất bại, phải bán cả nhà đi trả nợ. Gia đình cô 5 người bắt đầu cuộc sống thuê trọ nay đây mai đó và kiếm kế mưu sinh bằng những công việc vất vả. Ba mẹ Tăng Thanh Hà mở một quán nước mía kiếm tiền để nuôi 3 anh em ăn học. Tăng Thanh Hà thường xuyên giúp gia đình bán nước.
Công Vinh – Thủy Tiên
Thủy Tiên sớm mồ côi cha khi mới 9 tuổi và một tay mẹ nuôi cô ăn học. Gia đình bên nội cũng không giúp đỡ gì cho cuộc sống mẹ con cô ca sĩ này và thậm chí còn ruồng rẫy mẹ con cô.
Công Vinh sinh ra trong gia đình bần nông. Tai họa còn ập đến khi bố anh vì muốn nhanh chóng giàu có mà đi buôn ma túy và lĩnh án 12 năm tù. Việc Công Vinh thành công với nghiệp cầu thủ đã giúp anh trang trải kinh tế gia đình. Em của Công Vinh, Khánh Chi cho đến giờ vẫn không thích nhắc lại câu chuyện “con nhà nghèo” của mình xưa kia.
Đức Tiến
Đức Tiến có tuổi thơ không bằng phẳng như nhiều người khác. Từ nhỏ, cậu bé Đức Tiến đã chịu cảnh bố mẹ chia tay. Ba mẹ chia tay từ khi còn nhỏ, tuổi thơ của Đức Tiến có nhiều cay đắng. Hết ở với ba, anh lại chuyển sang sống với dì. Trừ những lúc đi học, thời gian rảnh còn lại anh làm đủ: trồng khoai lang, đậu phộng, lúa, nuôi thỏ đến cắt cỏ.
Vì cuộc sống khó khăn mà hồi ấy mẹ con Đức Tiến phải dọn về sống với bà ngoại. Đức Tiến vẫn nhớ ngày xưa vì nhà nghèo nên mẹ Đức Tiến phải đi làm ăn xa để kiếm tiền.
Ngô Kiến Huy – Khổng Tú Quỳnh
Ký ức về tuổi thơ của Ngô Kiến Huy là những ngày tháng vất vả mưu sinh của ba mẹ, khi cả ba và mẹ Huy đều phải gồng mình tìm cách nuôi con cái và lo chỗ ăn, chỗ ở cho cả gia đình.
Nhà ở quận 8, ngay gần ruộng, Huy thường đi mò cua, mò cá quanh mấy khu ruộng quanh nhà đem bán lấy tiền. Ngày ngày, cậu nhóc cũng tranh thủ bán hàng giúp mẹ. Ngô Kiến Huy từng tâm sự hồi bé anh ham làm giàu đến mức từng lâm vào cờ bạc và mất sạch số tiền tích cóp.
Sinh trưởng trong một gia đình rất bình thường, mẹ làm nghề bán đồ ăn sáng, ba bán thuốc thuê. Ngày nhỏ, Quỳnh đam mê ca hát, năn nỉ mãi mẹ mới cho đi học vì mẹ cho rằng “con nhà lính tính nhà quan”. Nhà nghèo nên có lần sau buổi tập hát các bạn có tiền đi ăn kem, chỉ Quỳnh không có, nên cứ đứng nhìn ngơ ngẩn vì thèm.
Vũ Hoàng Điệp
Vũ Hoàng Điệp sinh ra và lớn lên tại Gia Kiệm – Đồng Nai trong một gia đình không lấy gì làm dư giả. Điệp tâm sự: “Quê mình nghèo lắm. Từ nhỏ mình đã phụ mẹ bán bún. Quanh năm chỉ biết có việc nhà, giữ em, chẻ củi và buôn bán” Cô kể: “Nhà tôi nghèo lắm. Tài sản lớn nhất bố mẹ dành cho mình là một chiếc xe đạp mà bây giờ bán đi cũng chỉ được…20 ngàn tiền sắt vụn. Hàng ngày, tôi phải dậy từ 5 giờ 30 sáng đạp xe hơn 20km đến trường dù trời mưa hay nắng.
Nhà tôi ở miền núi nên những ngày mưa thì lầy lội, những ngày đông thì rét căm căm, tôi cũng không có nhiều quần áo ấm để mặc nên người cứ run cầm cập. Nhưng tủi nhất là những hôm xe bị thủng xăm mà trong túi chẳng có một nghìn đồng để sửa, đành phải dắt bộ cả quãng đường dài”.
Ngọc Trinh
Tuổi thơ của Ngọc Trinh thì không hề êm ả khi mẹ ruột mất sớm, bố làm nghề xe ôm còn các anh chị em phải đi làm thuê từ sớm. Từng trả lời trên báo, Ngọc Trinh bộc bạch: “Lấy ba thì lúc đó mẹ cũng không còn làm cô giáo nữa, mẹ về phụ ông ngoại canh đồn điền và ông trả tiền cho mẹ. Tiền ba mẹ kiếm được không bao giờ dư đồng nào vì 4 đứa chúng tôi ăn hết rồi. Cứ thử nghĩ xem, nhà có 4 đứa đang tuổi ăn tuổi lớn, cơm ăn rào rào. Thế nên, hôm nào ba chạy xe được 50 ngàn đồng thì nhà có thịt ăn còn ba chạy xe không được thì chỉ có cơm với canh thôi”.
Minh Hằng
Sau khi ba mẹ chia tay, ba mẹ con Minh Hằng đã phải sống chật vật, khó khăn suốt một thời gian dài. Ngày đó, mẹ Minh Hằng có một tiệm quần áo si đa dựng tạm ngoài chợ. Ngày nào cũng như ngày nào. Minh Hằng cũng phải dậy sớm để phụ giúp mẹ dọn dẹp hàng rồi bán hàng, đến trưa thì lại về nấu cơm và chuẩn bị đi học buổi chiều.
Khổ nhất là những hôm trời giông bão, dù người bé loắt choắt, nhưng Minh Hằng cũng phải tìm mọi cách ôm chặt cái cột để che quán ngăn không để quần áo ướt hết.
Dương Triệu Vũ
Khi gia đình tôi còn ở Việt Nam, cũng như rất nhiều gia đình xung quanh khác đều thiếu thốn về vật chất. Có khi miếng ăn còn không đủ để no bụng thì mơ gì đến những tấm áo mới. Nên thường những bộ quần áo mới chỉ ưu tiên cho các anh chị lớn, đến khi không còn mặc vừa nữa sẽ chuyển lại cho các đứa em nhỏ hơn…
Đến năm 1993, gia đình sang Mỹ để định cư, sự thay đổi đột ngột đã làm xáo trộn cuộc sống của chúng tôi. Và cuộc sống của tôi bắt đầu bước sang một trang mới, cơ hội mới cùng với ước mơ làm điều gì đó có thể mang lại cho bố mẹ một cuộc sống ổn định hơn.
Trí Nguyễn, ngôi sao võ thuật của màn ảnh Việt đã từng phải đi thả tờ rơi trên đất người khi anh còn nhỏ để kiếm thêm tiền mưu sinh.
Thanh Long
Theo Ngoisao
Ngô Thanh Vân: 'Muốn có con nhưng không làm mẹ đơn thân'
"Tôi biết mình không thể lái số phận nhưng nhất định sẽ làm nó tốt nhất có thể, bằng sức người cố gắng, linh hoạt quan sát và kiên định tìm kiếm cơ hội trước khi chờ đợi điều gì. Sau những năm tháng miệt mài với sự căng sức để nuôi vốn sống, tôi về Việt Nam, bắt đầu làm một Ngô Thanh Vân như bây giờ" - nữ diễn viên chia sẻ.
- Để là một diễn viên nổi tiếng như hôm nay, chị đã phải trải qua một tuổi thơ vất vả ở nước ngoài (Na Uy) trước khi về Việt Nam?
- Quá khứ luôn là một kho báu đối với tôi. Ngày tôi sang Na Uy, tất cả rất bỡ ngỡ. Chưa nói đến việc ngôn ngữ khác biệt. Một cô bé ốm nhom như tôi thì việc đầu tiên phải làm quen là thở dưới thời tiết mới. Tập quen cả những con đường, cảnh vật rộng đến trống trải và quen cả với những món ăn mà bữa chính thường là sandwich.
Ngỡ ngàng lúc đầu qua đi khá nhanh, tôi phải tích cực học tiếng và tất bật hòa nhập với môi trường học. Những đêm dài đằng đẵng, vừa lạnh vừa một mình vắt óc học tiếng Na Uy, tiếng Anh, học cả văn hóa và kiến thức... đã cho tôi biết ý nghĩa thật sự của hai từ "nỗ lực".
Hàng ngày đến trường, tôi tự thức sớm làm bánh mì bỏ vào một cái hộp nhựa mang theo để ăn sáng và trưa, sau đó về nhà học bài. Rồi tôi có gia đình của bố mẹ nuôi, những người bản xứ cho tôi biết về ý nghĩa của sự ấm áp. Năm tháng trôi qua để lại nhiều hơn cho một cô gái nhỏ những vốn sống cần thiết. Tôi biết ơn những ngày tháng đó, vì trưởng thành trong một môi trường phong phú và cần sự tự quyết định mạnh mẽ mà có một Ngô Thanh Vân bây giờ.
Không ai cứng rắn mà không trải qua khó khăn đau đớn. Hai điều đó tỉ lệ thuận với nhau đấy. Rồi tôi 18 tuổi, tự đến thủ đô Oslo bắt đầu học kinh tế với ước mơ sẽ kiếm nhiều tiền. Những ngày tháng tự đi làm đủ tất cả mọi việc từ phụ quán ăn Tàu đến bán vé xe lửa hay thu ngân siêu thị.... đã cho tôi một niềm tin rằng: mình không thể lái số phận nhưng nhất định sẽ làm nó tốt nhất có thể bằng sức người cố gắng, linh hoạt quan sát và kiên định tìm kiếm cơ hội trước khi chờ đợi điều gì. Sau những năm tháng miệt mài với sự căng sức để nuôi vốn sống, tôi về Việt Nam, bắt đầu làm một Ngô Thanh Vân như bây giờ.
- Trở về Việt Nam và bắt đầu cuộc sống mới khi không có gia đình bên cạnh. Đó có phải một cách chứng minh sự tự tin và bản lĩnh Ngô Thanh Vân?
- Thật ra, lúc ấy tôi chỉ dự định về nước chơi, thăm họ hàng xa sau khi đã đi quá lâu. Nhưng rồi cơ may đến và tôi đón nhận. Tôi đã dùng quãng thời gian ở Na-Uy để rèn cho mình một niềm tin và một thái độ bình tĩnh đủ để đón nhận mọi điều. Vì vậy nên những khó khăn ban đầu ở Việt Nam cũng không còn quá khó để xoay xở. Năm đó tôi 19 tuổi, chỉ nghĩ là về quê nhà khoảng vài tuần trước khi sang Na Uy học tiếp và... lập gia đình theo ý mọi người. Rồi thì cơ duyên đưa tôi đến nghệ thuật. Và niềm đam mê bị chôn giấu mà vì miếng cơm manh áo ở nước ngoài nên tôi đã tạm thôi nghĩ đến.
- Rồi chị đã dấn thân vào thế giới giải trí với cuộc thi nhan sắc, bây giờ nghĩ lại, chị thấy những ký ức ấy như thế nào?
- Anh trai là người cổ vũ tôi đi thi. Khi ấy, tôi chẳng tính toán gì nhiều. Vì nói thật, lúc đó tôi còn chưa biết tự trang điểm. Đánh mắt mà lấy hẳn ngón tay chọc vào hộp màu xanh đỏ rồi nhắm hờ mắt bôi bừa lên trên mí. Son thì cũng tương tự. Với tôi, đến bây giờ mặt mộc vẫn luôn là nhất. Nghe lời anh động viên, tôi nộp đơn, nộp cho ban tổ chức, mấy tấm hình được nhiếp ảnh tạo dáng giúp và chỉ thế thôi.
Không ngờ lần lượt là quán quân của tháng, rồi vào đêm chung kết. Đêm chung kết, tôi thấy mình sao lại khác những cô nàng kia quá. Người ta đi thi có hai ba người vừa make-up vừa mang xách đồ, còn tôi cứ ba lô túi xách tự quảy đến thi, rồi cả nét đẹp của mình cũng không giống người ta... Nhưng dù sao vào đến chung kết lúc đó với tôi cũng là niềm vui rồi. Nhiều người bây giờ gặp lại còn tiếc cho tôi trước câu hỏi về lịch sử trong phần thi vấn đáp với ban giám khảo, họ bảo ước gì tôi có thêm một chút may mắn rèn luyện tiếng Việt... Nhưng tôi không tiếc gì cả. Với tôi, đêm thi đã là một niềm vui đáng tận hưởng, còn cơ hội, trước giờ vẫn do tôi tự tìm cho mình...
- Và chị đã bắt đầu với cuộc sống của một người có danh hiệu như thế nào?
- Tôi còn nhớ ngày ấy, danh hiệu cho tôi không ít cơ hội, có nhiều người biết đến và được ưu ái. Nhưng tôi sớm xác định, chiều dài đường catwalk sẽ không phải là độ dài nghệ thuật mình đi. Vì thế, tôi vẫn luôn mở rộng và đón nhận tất cả để học những điều mới, học cách xoay xở trong môi trường này, và học cả cách giấu mặt để vượt qua những nỗi đau...
- Tôi rất ấn tượng với những gì chị làm được trong phim "Dòng máu anh hùng" mà chị là nhân vật chính. "Dòng máu anh hùng" đã làm nên điểm son thành công của chị?
- Nếu như âm nhạc là một sự yêu thích và cố gắng thì phim ảnh lại là một món duyên nợ thật sự. Đến mức càng tham gia, nó càng ngấm vào máu thịt tôi không thể dứt ra. Nhiều người nói đây là điểm son sáng nhất của tôi, tôi không phủ nhận, cũng chẳng vội gật đầu.
Bộ phim khắc vào tôi những kỷ niệm rất sâu. Đó là lần đầu tiên tôi hợp tác cùng ekip của anh Charlie Nguyễn và anh Jonny Trí Nguyễn, mà đó là một ekip đủ chuyên nghiệp để hiểu rằng: vai cần người hợp chứ không cần người đẹp hay nổi tiếng. Sau này tôi có Bẫy rồng, Ngôi nhà trong hẻm, Ngọc Viễn Đông. Vì ước mơ đẹp nhất của tôi về điện ảnh vẫn chưa đạt được, nên tôi vẫn chưa cho phép mình bị che mờ bởi cảm giác đứng ở đỉnh cao.
- Đang nổi danh với điện ảnh, tự nhiên Ngô Thanh Vân diễn viên lại chuyển sang kinh doanh. Có phải chị sợ cái tuổi nó đuổi cái xuân đi mà làng giải trí vốn khắc nghiệt với người không còn xuân sắc?
- Khi tên tuổi đang tốt đẹp, tôi thành lập công ty VAA. Rất nhiều người khuyên đừng nên lập công ty lúc này sẽ phí khoảng thời gian đang "hot". Nhưng tôi nghĩ khác. Không lập lúc này thì lập lúc nào? Tôi không sợ mình "hết hot" vì khi bạn xem nghề là đam mê và đã định vị được mình thì lúc có hoạt động chất lượng, tên sẽ lại được nhắc đến. Hơn nữa, quan trọng là bản thân tôi thấy lúc đó mình đã chín muồi cho một bước chuyển: trở thành nhà sáng tạo và đào tạo quy mô lớn hơn chỉ cho riêng mình.
- Mải mê với công việc và các chức danh, đã bao giờ chị nghĩ đến mái ấm gia đình riêng cho mình hay chưa?
- Tôi luôn nghĩ đến mái ấm gia đình khi mỗi lần trả lời phỏng vấn (cười).
- Một câu hỏi cuối, đã bao giờ chị nghĩ đến chuyện single mom chưa?
- Nhiều phụ nữ bây giờ lựa chọn cách này để có nhiều thời gian cho công việc và đam mê của mình? Với tôi, sinh con không quan trọng bằng nuôi con. Đã sinh con thì trách nhiệm quan tâm, chăm sóc là đến suốt cuộc đời. Và lúc đó, bạn không thể sống cho riêng mình. Suy nghĩ, hành động cũng không chỉ bản thân chịu. Đã như vậy, tôi đương nhiên muốn có một người san sẻ trách nhiệm với mình, cùng nhau nuôi con.
Theo GDVN
Sao Việt mang tiếng "ăn vụng" Đang là người đàn ông hoặc phụ nữ của gia đình nhưng họ lại dính tin đồn tình cảm với đồng nghiệp khác giới. Showbiz Việt đầy rẫy scandal với vô vàn định nghĩa dành cho sự tai tiếng. Trong đó, chuyện tình cảm riêng tư của nghệ sỹ luôn là chủ đề bàn tán và thảo luận sôi nổi nhất. Gạt qua...