Sao Việt ngậm ngùi thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy
Ca sĩ Đức Tuấn coi người nhạc sĩ tài hoa như một người ông trong gia đình, còn Tùng Dương thì tiếc vì đã gặp Phạm Duy quá muộn.
Mỹ Linh: “Phạm Duy truyền cảm hứng cho bao thế hệ”
Mỹ Linh là một trong những người bạn đồng nghiệp thân thiết của Tuấn Ngọc – con rể nhạc sĩ Phạm Duy.
Là bạn thân của Tuấn Ngọc nên diva tóc ngắn cũng thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy. Chị biết rõ tác giả của Ngày xưa Hoàng thịphải nằm viện cũng đã lâu, sức khỏe không còn như xưa nhưng vẫn muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới ca sĩ Tuấn Ngọc, Thái Thảo… và cả gia đình Phạm Duy: “Tôi hiểu nỗi đau của gia đình họ. Cha mình có già tới đâu thì sự ra đi của ông vẫn khiến con cháu đau đớn, tiếc thương”.
Mỹ Linh không giấu được sự tiếc nuối vì nền âm nhạc Việt Nam mất đi một người nhạc sĩ tài hoa. Theo chị, Phạm Duy là cây đại thụ của làng nhạc Việt. Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhạc sĩ đàn em. Nếu Trịnh Công Sơn là người hát thơ, từng lời từng ý đều đầy ắp sự tưởng tượng thì Phạm Duy lại thật thuần Việt. Âm nhạc của ông rất nhiều màu sắc và đặc biệt là rất trong sáng. Một trong những cái tài của người nhạc sĩ này là đã khéo léo chuyển tải nhiều khúc dân ca truyền thống vào âm nhạc của mình và có đủ màu sắc trong kho tàng sáng tác mấy chục năm qua.
Đức Tuấn: “Phạm Duy như người trong gia đình”
Khi tham gia chương trình Hợp ca tranh tài, Đức Tuấn từng dắt cả đội của mình tới thăm nhà nhạc sĩ Phạm Duy – người mà anh vẫn con như người ông thân thiết trong gia đình.
Hiện đang ở Pháp, giọng ca Chiếc lá thu phai không giấu được sự xúc động khi nhận được tin nhạc sĩ Phạm Duy vừa trút hơi thở cuối cùng. Đức Tuấn nghẹn ngào cho biết, 27/1 là một ngày anh có rất nhiều công việc quan trọng cần thực hiện, thế nhưng, nhận được tin của người ông thân thiết, anh như kẻ mất hồn, không làm nổi việc gì.
Nam ca sĩ sinh năm 1980 là nghệ sĩ trẻ hiếm hoi từng được nhạc sĩ Phạm Duy dành cho nhiều lời khen tặng ưu ái khi thể hiện các sáng tác của mình. Anh chia sẻ: “Tin ông qua đời khiến tôi cảm thấy buồn bã vô cùng. Hiện tại, quả thực tôi rất bối rối. Tôi coi nhạc sĩ Phạm Duy như người ông trong gia đình mà tôi rất mực yêu quý. Tôi cảm thấy mình may mắn vì là người được cùng ông chia sẻ nhiều niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống”.
Nhắc tới nhạc sĩ Ngày xưa Hoàng thị, Đức Tuấn có rất nhiều kỷ niệm để chia sẻ, tuy nhiên, anh không thể quên đêm nhạc Phạm Duy dành cho sinh viên Huế năm 2012. Ở thời điểm đó, dù sức khoẻ của nhạc sĩ không tốt lắm nhưng ông vẫn cố gắng bay ra cố đô để cùng giao lưu với các bạn trẻ cùng Đức Tuấn. Hơn 90 tuổi nhưng nhạc sĩ vẫn rất hào hứng và trẻ trung khi ca hát, trò chuyện với các bạn sinh viên. Ông thậm chí còn lên sân khấu để hát Tình ca cùng Đức Tuấn. Có lẽ chính bởi những tình cảm, kỷ niệm này, dù tham gia bất cứ sự kiện trong hay ngoài nước, nam ca sĩ luôn muốn được thể hiện các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Bên cạnh đó, anh còn hy vọng sẽ đưa âm nhạc của ông mình tới gần với giới trẻ hơn và thậm chí là ra với thế giới. Anh khẳng định sự ra đi của nhạc sĩ chính là động lực để mình sớm hoàn thành những dự định đã ấp ủ bấy lâu nay.
Video đang HOT
Tùng Dương tiếc vì được gặp nhạc sĩ Phạm Duy quá muộn
Một trong những hình ảnh cuối cùng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lần Tùng Dương vào thăm ông cách đây chừng một tháng.
Khác với Đức Tuấn, giọng ca Chiếc khăn piêu hay tin nhạc sĩ Phạm Duy trút hơi thở cuối cùng khi đang ở trong phòng thu thu âm ca khúc Ngậm ngùi của ông cho album Tùng Dương hát tình ca. Lần cuối cùng anh gặp nhạc sĩ tài vào khoảng hơn một tháng trước. Khi đó, Phạm Duy đã rất yếu nhưng đủ sức để cùng Tùng Dương tâm sự đủ thứ chuyện đông tây kim cổ. Ở thời điểm đó, không ai tin ông lại ra đi đúng vào thời điểm chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới. Ông cũng dự định ra Huế để tham gia đêm nhạc mà nhà văn Nguyễn Thuỵ Kha cùng Tùng Dương tổ chức dành cho giới trẻ. Nhưng vì điều kiện sức khoẻ không thể di chuyển xa, cuối cùng Phạm Duy lại phải cáo lỗi cùng hai người bạn vong niên.
Tùng Dương cho biết tới thời điểm này, anh cảm thấy hối tiếc vì đã được gặp “bácPhạm Duy” quá muộn nên chưa kịp có những album chỉ hát nhạc của người nhạc sĩ tài hoa. Anh càng buồn hơn khi chỉ trong vòng hơn một tháng mà hai cha con nhạc sĩ Phạm Duy cùng giã biệt trần thế. (Nhạc sĩ Duy Quang – con trai cả của Phạm Duy – qua đời cách đây hơn một tháng. Gia đình tìm cách giấu vì sợ ông quá đau buồn. Tuy nhiên khi biết tin, ông lại tỏ ra khá bình tĩnh. Ông từng tâm sự với ca sĩ Ánh Tuyết rằng ông vui mừng vì con trai ra đi trong tình yêu thương của bạn bè và người hâm mộ).
Trước đây, Tùng Dương từng không ít lần tới hát tại phòng trà của nhạc sĩ Duy Quang và mỗi lần biểu diễn, anh đều lựa chọn những sáng tác của Phạm Duy. Khi còn khoẻ, ông thường tới nghe Tùng Dương hát. Thấy anh hát mãi các ca khúc của mình, có lần ông đã trêu: “Thôi, không cần hát nhạc của tôi đâu. Giọng anh hay, hát nhạc gì tôi cũng thích nghe hết”.
Mỹ Lệ – Bàng hoàng vì sự ra đi của ông
Nữ ca sĩ Mỹ Lệ cho đây là sự mất mát lớn đối với làng nhạc.
Mỹ Lệ – người từng thể hiện ca khúc Tôi đang mơ giấc mộng dài, Tiếng đàn tôi, Kiếp nào có yêu nhau của vị nhạc sĩ quá cố không khỏi bàng hoàng và xót xa trước sự ra đi không báo trước của ông. Chị cho biết Phạm Duy là một cây đại thụ của làng nhạc, ông may mắn vì luôn được sống trong tình yêu thương của người hâm mộ. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn đối với âm nhạc nước nhà.
“Tôi đang bận rộn và tập trung cho cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo, khi hay biết ông qua đời, tôi cảm thấy chua xót vì mất mát này quá lớn. Nhạc sĩ Phạm Duy là người sống lạc quan, yêu đời mà hiếm ai có được tinh thần đó. Tôi biết, sinh lão bệnh tử, ai rồi cũng phải ra đi, đó là quy luật trong cuộc sống nhưng ông có một quãng đời dài được sống trong tình yêu của khán giả. Đó là điều mà không phải nhạc sĩ nào cũng may mắn có được” – “mỹ nhân ngư” chia sẻ.
‘Tôi đã có rất nhiều dịp để thể hiện nhạc Phạm Duy trên sân khấu. Những bài hát của chú đều rất ngọt ngào, tình cảm và sâu lắng nhưng cũng đòi hỏi một quãng giọng cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt. Sự ra đi của chú là một mất mát rất lớn cho làng nhạc Việt. Tôi nghĩ rằng chú đã sống và yêu hết mình trong suốt cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà . Tôi ấn tượng với tính cách dễ mến, dễ gần cùng lối nói chuyện dí dỏm, rất thông minh và uyên bác của chú. Thật sự đây là một mất mát rất lớn cho nền âm nhạc nước nhà”. – cô ngậm ngùi.
Thu Minh: “Phạm Duy ra đi là mất mát cho cả làng nhạc nước nhà”
Cũng giống như nhiều nghệ sĩ khác, Thu Minh với 20 năm trong nghề cũng chia buồn sự mất mát với gia đình và làng nhạc nước nhà.
Chị nói : “Mới trở về từ nước ngoài đã nhận được một hung tin như vậy, quả thật tôi rất buồn và xin chia sẻ nỗi mất mát này với gia đình chú Phạm Duy cũng như tất cả khán giả yêu nhạc. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm xúc khi đứng trên sân khấu thể hiện một trong những ca khúc mà mình yêu thích nhất Thuyền viễn xứ. Những bài hát của chú Phạm Duy luôn chạm đến trái tim khán giả và cả người thể hiện bởi tình cảm quá dạt dào của tác giả. Nhạc Phạm Duy luôn mang những màu sắc mà chỉ cóPhạm Duy mới có thể vẽ ra một bức tranh cảm xúc đẹp đến thế”.
Mỹ Lệ: “Bàng hoàng vì sự ra đi của ông”
Nữ ca sĩ Mỹ Lệ cũng cho đây là sự mất mát lớn đối với làng nhạc.
Mỹ Lệ – người từng thể hiện ca khúc Tôi đang mơ giấc mộng dài, Tiếng đàn tôi, Kiếp nào có yêu nhau của vị nhạc sĩ quá cố không khỏi bàng hoàng và xót xa trước sự ra đi không báo trước của ông. Chị cho biết Phạm Duy là một cây đại thụ của làng nhạc, ông may mắn vì luôn được sống trong tình yêu thương của người hâm mộ. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn đối với âm nhạc nước nhà.
“Tôi đang bận rộn và tập trung cho cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo, khi hay biết ông qua đời, tôi cảm thấy chua xót vì mất mát này quá lớn. Nhạc sĩ Phạm Duy là người sống lạc quan, yêu đời mà hiếm ai có được tinh thần đó. Tôi biết, sinh lão bệnh tử, ai rồi cũng phải ra đi, đó là quy luật trong cuộc sống nhưng ông có một quãng đời dài được sống trong tình yêu của khán giả. Đó là điều mà không phải nhạc sĩ nào cũng may mắn có được” – “mỹ nhân ngư” chia sẻ.
Mỹ Lệ cũng cho biết, gần đây, cô thường xuyên thể hiện nhạc Phạm Duy trên sân khấu. “Những bài hát của chú đều rất ngọt ngào, tình cảm và sâu lắng nhưng cũng đòi hỏi một quãng giọng cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt. Sự ra đi của chú là một mất mát rất lớn cho làng nhạc Việt. Tôi nghĩ rằng chú đã sống và yêu hết mình trong suốt cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà. Tôi ấn tượng với tính cách dễ mến, dễ gần cùng lối nói chuyện dí dỏm, rất thông minh và uyên bác của chú” – cô ngậm ngùi.
Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở 349/126 Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
GIA AN – THANH NGỌC
Theo Infonet
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 92
Nhạc sĩ của bản "Tình ca" vừa qua đời tại thành phố HCM vào lúc 14h30, ngày 27/01/2013.
Theo nguồn tin Vietnamnet từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi14h30, ngày 27/01/2013, hưởng thọ 92 tuổi.
Thời gian vừa qua, nhạc sĩ Phạm Duy đã ốm mệt, chủ yếu thời gian ông nằm trên giường bệnh. Cái chết của người con trai đầu - ca sĩ Duy Quang (ngày 19/12/2012) - càng làm ông yếu hơn. Vào cuối tháng 12/2012, vào một ngày ca sĩ Ánh Tuyết ghé thăm ông, ông nói, mất đi người con, mà là người gắn bó với mình nhiều nhất, từ cuộc sống đến âm nhạc, ông buồn lắm. Mặc dù đã được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng nhạc sĩ đã không qua khỏi.
Trong 70 năm sự nghiệp, nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại một gia tài đồ sộ lên tới cả nghìn bài hát. Từ ca khúc đầu tay "Cô hái mơ" (năm 1942), cho đến nay, nhiều ca khúc của ông đã ghi dấu trong lòng người yêu nhạc Việt như "Tình ca", " Đưa em tìm động hoa vàng", "Tiếng thu", trường ca "Hàn Mặc Tử", "Cây đàn bỏ quên", "Áo anh sứt chỉ đường tà"....
Nhạc sĩ Phạm Duy trong đêm nhạc "Ngày trở về" (2009)
Sau khi rời Việt Nam vào năm 1975, từ năm 2000, nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu trở về thăm quê hương. Sau nhiều lần đi lại, ông chính thức định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005. Từ đó đến nay, nhiều liveshow lớn nhỏ của Phạm Duy đã được tổ chức ở cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giờ đây, không chỉ có các ca sĩ hải ngoại mà một số giọng ca trong nước đã hát và thu đĩa nhạc của ông nhiều hơn như Đức Tuấn, Thanh Lam, Mỹ Linh, Nguyên Thảo...
Cùng nghe lai ca khúc "Tình ca" của nhạc sĩ Phạm Duy với câu hát nổi tiếng " Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời... "
Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội). tên thật Phạm Duy Cẩn. Ông xuất thân từ một gia đình văn nghiệp với người cha là Phạm Duy Tốn - thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20.
Là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam, Phạm Duy được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.
Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, như: cha Phạm Duy Tốn (nhà văn), anh trai Phạm Duy Khiêm (một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp), vợ là ca sĩ Thái Hằng, các con: ca sĩ Thái Hiền, ca sĩ Duy Quang (đã mất), ca sĩ Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường....
Minh Chánh - Vân Sam
Theo Dân trí
Phạm Duy 'Tạ ơn đời' ở tuổi 93 Chương trình mừng thượng thọ nhạc sĩ Phạm Duy diễn ra tại nhiều thành phố như TP HCM, Cần Thơ, Huế, Đà Lạt. Loạt chương trình giao lưu ca nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy, chủ đề "Tạ ơn đời" diễn ra từ ngày 5 đến ngày 18/10. Từ ngày 5/10, tại Nhà sách Phương Nam Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TP HCM, chương...