Sao trẻ Hy Lạp đọc sách về Federer để lấy lại cảm hứng
Nhiều tay vợt trẻ từng lấy cảm hứng từ Roger Federer để cầm vợt, bởi lối chơi hoa mỹ và phong thái điềm tĩnh. Không ít trong số đó đã có được chỗ đứng trong làng banh nỉ.
Tại Wimbledon 2019, tài năng trẻ Stefanos Tsitsipas bất ngờ gác vợt sau 5 set ngay vòng một trước Thomas Fabbiano. Thất bại được anh mô tả là một trong những ký ức tồi tệ nhất kể từ khi thi đấu chuyên nghiệp.
“Tôi nghĩ về trận đấu đó quá nhiều. Tôi thực sự rất buồn. Trong 3 đêm ở London, tôi tự giam mình và chọn đọc cuốn sách về cuộc đời Roger Federer do một nhà báo viết. Cuốn sách rất thú vị với những chi tiết chính xác. Tôi thấy mọi thứ tích cực hơn sau đó”, Tsitsipas chia sẻ.
Đó là cuốn sách “The Roger Federer Story – Question for perfection” của tác giả Rene Stauffer, kể về sự nghiệp của Federer qua các năm, cùng những câu chuyện thú vị xung quanh mỗi giải đấu. Zing lược dịch và gửi tới độc giả 2 chương đầu trong cuốn sách, thuật lại những ngày đầu Federer đến với tennis, cùng khát vọng trở thành số một thế giới.
Federer là thần tượng của tài năng trẻ Tsitsipas. Ảnh: Getty Images.
Tuổi trẻ Federer bị mê hoặc bởi những trái bóng
Federer lớn lên tại khu phố yên tĩnh ở Wasserhaus, ngoại ô Basel, Thụy Sĩ. Bà Lynette, mẹ Federer, thường dẫn con trai đến sân tennis. “Roger bị mê hoặc bởi những quả bóng khi còn rất trẻ. Nó có thể chơi bóng hàng giờ, dù mới chỉ 1 tuổi rưỡi”, Lynette nói.
“Ở tuổi đó, nó khó có thể đi bộ, nhưng đã bắt được được những quả bóng. Roger đánh quả bóng tennis đầu tiên qua lưới lúc 3 tuổi rưỡi. Khi lên 4 tuổi, nó có thể đánh 20 hoặc 30 quả bóng liên tiếp. Không thể tin được”, ông Robert, cha của anh chia sẻ.
“Ngay cả khi còn là một đứa trẻ, Roger luôn làm theo ý mình và cố gắng vượt qua giới hạn, cho dù điều đó có liên quan đến giáo viên ở trường. Khi buộc phải làm điều gì đó không thích, Roger đã phản ứng mạnh mẽ. Khi buồn chán, nó sẽ đặt ra các câu hỏi hoặc bỏ qua. Khi cha hướng dẫn dạy tennis, Roger thậm chí không nhìn anh ấy”, Lynette nói.
Roger là một cậu bé nổi tiếng, luôn thân thiện, không kiêu ngoại và cư xử tốt. Anh từng trượt tuyết, đấu vật, bơi lội và trượt ván, nhưng đặc biệt mê hoặc bởi những môn thể thao liên quan đến trái bóng. Anh chơi bóng đá, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, tennis.
Ở nhà, anh thậm chí còn chơi cầu lông qua hàng rào với hàng xóm. Anh luôn đem theo một quả bóng, ngay cả khi đến trường. Những yêu cầu tập trung và ngồi yên trong lớp học rất khó với Roger. Anh không phải là một học sinh đầy tham vọng, với điểm số bình thường.
Federer chơi bóng lúc 3 tuổi. Ảnh: RF Management.
Robert và Lynette là những bậc cha mẹ lý tưởng cho một người hâm mộ thể thao như Roger. Họ để anh tự chạy khi muốn và không ép buộc, cũng như cho con trai tham gia nhiều môn thể thao. Họ đưa anh đến một câu lạc bộ bóng đá địa phương có tên Concordia Basel từ khi còn nhỏ, để anh học cách tương tác với đồng đội và trở thành một cầu thủ.
Mẹ anh đã từ chối cho con trai theo học tennis. “Tôi nghĩ rằng bản thân mình không đủ năng lực, và dù sao nó cũng làm tôi thất vọng. Nó rất ham chơi, thử mọi cú đánh kỳ lạ và chắc chắn không bao giờ trả giao một pha bóng bình thường. Điều đó chỉ đơn giản là không tạo ra niềm vui cho một người mẹ”, Lynette nói.
Video đang HOT
Trong nhiều giờ, Roger đánh những quả bóng tennis vào tường, cửa gara hoặc thậm chí là tủ chén trong nhà. Diana, em gái của Roger, từng có khoảng thời gian không dễ dàng khi luôn bị anh trai phá bĩnh, trêu chọc.
Bị HLV cười nhạo vì muốn trở thành tay vợt giỏi nhất
Thần tượng đầu tiên của Roger Federer là Boris Becker. Khi 4 tuổi, anh chứng kiến Becker giành danh hiệu Wimbledon đầu tiên năm 1985. Sau đó anh đã khóc vì Becker để thua một cách cay đắng tại chung kết Wimbledon 1998 và 1990 trước Stefan Edberg. Cậu bé Federer đã xem các trận đấu tennis trên sóng truyền hình hàng giờ liền. Mẹ anh vô cùng ngạc nhiên trước điều này.
“Tôi thích tennis nhất trong tất cả các môn thể thao. Nó luôn thú vị, và chiến thắng hay thất bại luôn nằm trong tay tôi”, Federer nhớ lại. Anh nhanh chóng trở thành tay vợt giỏi nhất ở nhóm tuổi của mình ngay sau khi vào trường, và được phép tham gia các khóa đào tạo đặc biệt 3 lần mỗi tuần tại câu lạc bộ ở Basel.
Federer bắt đầu tỏa sáng từ năm 11 tuổi. Ảnh: RF Management.
Tại đây, anh đã gặp Marco Chiudinelli, một thanh niên tài năng khác trẻ hơn Roger 1 tháng. Hai người trở thành bạn bè và dành nhiều thời gian đáng kể bên nhau, ngoài các giờ trên sân tập. 8 tuổi, Roger và Marco trở thành thành viên của câu lạc bộ quần vợt hàng đầu khu vực mới được thành lập. Anh được dẫn dắt bởi HLV Adolf Kacovsky.
“Ngay lập tức, tôi nhận thấy anh chàng này là một tài năng thiên bẩm. Anh ấy được sinh ra với một cây vợt trong tay. Chúng tôi bắt đầu cho anh ấy học những bài riêng, được tài trợ một phần bởi câu lạc bộ. Roger học rất nhanh. Khi bạn muốn dạy điều gì mới, anh ấy có thể tiếp thu sau 3-4 lần thử, trong khi những người khác thường mất vài tuần”, HLV Kacovsky chia sẻ.
Roger không chỉ tài năng, đam mê quần vợt mà còn đầy tham vọng. “Anh ấy nói rằng muốn trở thành người giỏi nhất thế giới. Người ta chỉ cười nhạo anh ấy, kể cả tôi. Tôi nghĩ rằng anh ấy có thể trở thành tay vợt hay nhất Thụy Sĩ hoặc châu Âu, nhưng không phải trên toàn thế giới. Tuy nhiên, anh ấy nuôi tham vọng đó trong đầu và đã làm được”, HLV kể lại.
Dù vậy, trận đầu tiên của Roger tại câu lạc bộ bắt đầu bằng một thất bại. Trong cuộc thi ở lứa tuổi U8, anh đã để thua 0-6, 0-6, mặc dù theo nhận định, anh không chơi tệ đến vậy. Không ngạc nhiên, Federer đã khóc sau trận thua đó. HLV nói rằng đối thủ của anh to cao hơn rất nhiều.
Roger liên tục tìm mọi người để tập luyện và nếu không thấy ai, anh sẽ đập quả bóng vào tường, hết lần này đến lần khác. Mặc dù đã tiến bộ nhanh chóng, anh vẫn phải chịu nhiều thất bại cay đắng.
Năm 1993, khi 11 tuổi, Roger đã giành được danh hiệu quốc gia đầu tiên bằng cách vượt qua Chiudinelli trong trận chung kết giải vô địch U12 trong nhà. 6 tháng sau, anh đánh bại Schnyder ở chung kết giải U12 ngoài trời. Cả hai chiến thắng đều rất quan trọng đối với sự phát triển của Roger. Đó là bước đệm cho những chiến tích lẫy lừng sau này của tay vợt có biệt danh là “Tàu tốc hành”.
Michael Ballack - 'hoàng đế không ngai' của bóng đá thế giới
Michael Ballack là một trong những cầu thủ không cần nhiều danh hiệu cao quý để chinh phục trái tim người hâm mộ.
Michael Ballack sinh ra ở Grlitz, một thị trấn nhỏ ở Đức. Biệt danh "tiểu Hoàng đế" đến với Ballack từ khi anh còn là cầu thủ trẻ thi đấu ở giải hạng 2 trong màu áo Chemnitzer.
Dù không thể giúp Chemnitzer trụ hạng trong mùa đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, Ballack ghi điểm trong mắt những nhà tuyển trạch. Đến mùa giải 1997/98, Ballack chuyển sang Kaiserslautern của HLV Otto Rehhagel.
Số áo 13 đi cùng Ballack từ những ngày đầu ở Bayer Leverkusen.
"Tiểu hoàng đế"
Chiến lược gia lập dị lập tức nhìn ra sự đặc biệt của Ballack. Ông cho rằng Ballack là cầu thủ mang hình mẫu của bóng đá Đức với khả năng chịu áp lực cao. Ballack nhanh chóng trở thành nhân tố chủ chốt trong đội hình Kaiserslautern lập nên thành tích vô tiền khoáng hậu, họ vô địch Bundesliga ngay trong mùa giải đầu tiên lên hạng.
Màn trình diễn ở mùa giải thứ 2 tại Kaiserslautern đưa Ballack trở thành một trong những cầu thủ hàng đầu nước Đức. Đội nhà bị loại ở tứ kết Champions League, nhưng những nỗ lực của anh đã được ghi nhận và Ballack lập tức được khoác áo Bayer Leverkusen ngay mùa giải tiếp theo.
Tưởng như quyết định chuyển đến Leverkusen sẽ mở ra giai đoạn thành công cho Ballack, nhưng ít ai ngờ đây lại là thời điểm khởi đầu cho những thăng trầm trong sự nghiệp của anh.
Bayer Leverkusen đánh mất chiếc đĩa bạc Bundesliga 1999/2000 trong trận đấu cuối cùng của mùa giải sau quả đá phản lưới nhà tai hại của chính Ballack. Mặc dù vậy, đội bóng này nhanh chóng trở lại mạnh mẽ, để rồi họ tạo nên mùa giải 2001/02 khó quên nhất trong lịch sử.
Ballack ghi bàn thắng duy nhất, gồng gánh Cỗ xe tăng Đức tới tận chung kết World Cup 2002.
Thi đấu xuất sắc trong phần lớn mùa giải, nhưng đội chủ sân Bay Arena một lần nữa về nhì Bundesliga khi đánh mất phong độ ở 3 vòng cuối cùng. Sau đó 1 tuần, Ballack cùng đội bóng của anh thất bại ở chung kết cúp Quốc gia, sau đó là trận thua trước Real Madrid ở chung kết Champions League.
Cũng trong năm đó, Ballack dù rất nỗ lực song cũng chỉ giúp tuyển Đức vào đến chung kết World Cup 2002. Đổi lại, số 13 không thể góp mặt ở trận đấu cuối cùng vì nhận đủ thẻ vàng. Thiếu đi ngôi sao sáng giá nhất, người Đức thất bại trước Brazil và đó cũng là ngôi á quân thứ 4 Ballack phải hứng chịu chỉ trong hơn 1 tháng.
Bất chấp những thất bại liên tiếp ở các trận chung kết, Ballack năm đó vẫn giành đủ danh hiệu cá nhân. Anh được xướng tên ở danh hiệu tiền vệ hay nhất châu Âu, cầu thủ hay nhất nước Đức và nằm trong đội hình hay nhất năm của FIFA.
Ballack thu thập đủ bộ sưu tập danh hiệu quốc nội tại Bayern Munich.
Sau thất bại đau đớn năm 2002, Ballack vẫn không dừng bước và thành công đã đến với anh trong màu áo Bayern Munich. 4 năm thi đấu cho đội bóng vĩ đại nhất nước Đức, Ballack giành cú đúp Bundesliga và cúp Quốc gia Đức vào các năm 2003, 2005 và 2006. Anh cũng có thêm 2 lần giành danh hiệu cầu thủ hay nhất nước Đức, trước khi chuyển tới Chelsea và chinh phục tất cả các danh hiệu quốc nội cùng "The Blues".
Không chỉ là một trong những tiền vệ toàn diện nhất thế giới trong thập niên 2000, Ballack còn thể hiện được tầm ảnh hưởng to lớn của mình trong màu áo ĐTQG.
Ở thời điểm mà bóng đá Đức thiếu hụt nhân tài, Ballack một mình gồng gánh "Cỗ xe tăng" giai đoạn 2002-2008. Từ á quân World Cup 2002, hạng 3 World Cup 2006 và á quân EURO 2008, không giải đấu nào mà đội tuyển Đức không sống bằng hơi thở của người đội trưởng mang áo số 13.
Franz Beckenbauer từng nói: "Michael Ballack là nhà lãnh đạo, đội trưởng thực thực thụ, người đàn ông đáng tin cậy, luôn biết cách giải quyết mọi tình huống" . Ballack tuy không phải cầu thủ thành công nhất, nhưng với người Đức, anh là người giỏi nhất trong một thời đại và là người cuối cùng của thời đại đó.
Chiếc áo số 13 luôn đồng hành cùng những thất bại của Ballack. Ảnh: Getty Images.
Nhà vua không ngai
Nói về Ballack, sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến những thất bại. Sự đen đủi của Ballack được gán cho số áo 13 mà anh luôn chọn, dù ở đội bóng nào và giải đấu lớn nào.
"Tôi biết nhiều người không thích áo số 13, nhưng tôi không thấy vấn đề gì với nó cả, tôi không phải người mê tín. Trong một đội bóng luôn phải có cầu thủ sẵn sàng đeo áo số 13, đó phải là người mạnh mẽ nhất".
Có lẽ khi bắt đầu chọn chiếc áo số 13 ở Bayer Leverkusen, Ballack cũng không hề nghĩ con số này lại đi cùng anh với nhiều thất bại đến thế. 15 năm thi đấu đỉnh cao, Ballack giành được 12 danh hiệu lớn, bao gồm 4 chức vô địch Bundesliga, 3 cúp quốc gia Đức, 1 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 2 cúp FA và 1 cúp Liên đoàn. Tuy nhiên, cầu thủ này cũng nếm trải 11 lần về nhì, trong đó có 2 lần ở Champions League, 1 World Cup và 1 EURO.
2001/02 và 2007/08 là hai mùa giải khó quên với Michael Ballack. Sau 4 lần về nhì cùng Bayer Leverkusen và tuyển Đức trong năm 2002, Ballack thừa nhận anh đã khóc trong phòng thay đồ sau trận thua Brazil.
6 năm sau, người ta lại thấy cầu thủ này ngã gục trong đêm mưa Moscow, nơi mà Chelsea vụt mất cơ hội nâng chiếc cúp danh giá nhất lục địa già. Chelsea năm đó cũng về nhì ở Ngoại hạng Anh, cúp Liên đoàn Anh và Champions League. Còn tuyển Đức thua Tây Ban Nha ở chung kết EURO.
Trong màu áo "Cỗ xe tăng", Ballack là ngôi sao gánh vác cả một thế hệ, nhưng lại không được điền tên vào hàng ngũ những người hùng dân tộc, bởi anh luôn ngã gục trước ngưỡng cửa vô địch World Cup và EURO.
2 năm sau khi Ballack giã từ bóng đá, thế hệ mới của đội tuyển Đức lên ngôi ở World Cup 2014. Cũng từng đó thời gian kể từ khi anh rời Chelsea, đội bóng nước Anh giành được chức vô địch Champions League đầu tiên trong lịch sử.
Ballack đánh dấu cột mốc giã từ tấm áo tuyển quốc gia sau 98 trận đấu. Chấn thương lãng xẹt ở trận chung kết FA Cup 2010 khiến "tiểu Hoàng đế" lỡ hẹn với ngày hội bóng đá thế giới trên đất Nam Phi. Để rồi những mâu thuẫn với LĐBĐ Đức sau đó khiến Ballack không còn cơ hội trở lại.
Trong phát biểu mới đây, Ballack khẳng định điều anh nuối tiếc nhất sự nghiệp không phải những trận chung kết thất bại, không phải những tấm thẻ phạt sau nhiều lần xả thân vì đội bóng, hay việc từ chối trận đấu thứ 100 trong màu áo ĐTQG. Sai lầm đáng tiếc nhất của Ballack là anh đã không ở lại Chelsea tới khi giã từ sự nghiệp.
"Năm 2010, Carlo Ancelotti muốn đã tôi ở lại nhưng quyết định của CLB là chỉ gia hạn một năm với những cầu thủ lớn tuổi. Tôi muốn ít nhất là bản hợp đồng 2 năm.
Bây giờ tôi có thể nói điều đó là một sai lầm lớn. Tôi lẽ ra nên ở lại Chelsea cho dù chỉ là 1 năm đi nữa. Tôi không tưởng tượng được mình sẽ trở lại Bayer Leverkusen cho đến ngày cuối cùng. Tôi vẫn day dứt rằng lẽ ra chúng tôi nên tìm giải pháp để ở lại Chelsea lúc đó. Tôi đã muốn ở lại The Blues đến cuối sự nghiệp".
Ballack có lý do để nuối tiếc, bởi nếu quyết gắn bó với Chelsea, anh sẽ có được danh hiệu mà mình đã theo đuổi trong cả sự nghiệp: Chức vô địch Champions League. Nhưng rốt cuộc đó lại là điều mà Ballack chọn, sự lựa chọn biến anh trở nên đặc biệt, là "Hoàng đế không ngai" của bóng đá thế giới.
9 đội bóng phải chi bao nhiêu tiền để chiêu mộ Lee Nguyễn? Theo Transfermarkt, đến thời điểm này trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, Lee Nguyễn từng 9 lần đổi đội bóng. Lần đầu tiên Lee Nguyễn đổi đội bóng là vào năm 2005. Tiền vệ người Mỹ gia nhập CLB Dallas Texans từ Indiana Hoosier với mức giá không được tiết lộ. Tỏa sáng ở Dallas Texans, Lee Nguyễn đã lọt vào tầm...