Sao trẻ HAGL trưởng thành sau nỗi đau mất cha
Trưởng thành bài bản từ lò đào tạo HAGL Arsenal JMG, Minh Vương được xem là một trong những niềm kỳ vọng của thế hệ bóng đá mới Việt Nam.
Gia đình giấu tin bố Minh Vương mất ngay sau khi cầu thủ này lên Học viện HAGL Arsenal JMG vào năm 2007. Ảnh: Minh Trần.
Ngay từ bé, tài năng chơi bóng của Trần Minh Vương đã nổi tiếng khắp vùng Thái Thụy, Thái Bình. Với cái chân phải khéo léo cùng lối chơi chín chắn, Vương gây ấn tượng từ các giải trẻ quốc gia. Hai năm liền anh cùng đồng đội ở đội tuyển Thái Bình về nhì giải Nhi đồng toàn quốc 2006 rồi Thiếu niên toàn quốc 2007.
Thái Bình không có đội bóng chuyên nghiệp dự giải hạng Nhất và V-League nên khi Học viện HAGL Arsenal JMG chiêu sinh khóa đầu, Vương xin gia đình đi thi. Không thành công, nhưng em vẫn được giữ lại đội Năng khiếu HAGL – nơi tập hợp các cầu thủ bị loại sau khi lọt vào vòng chung kết trong những lần tuyển sinh của học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Kể từ đó, tài năng sinh năm 1995 bước vào cuộc sống xa gia đình đầy thử thách.
“Tôi nhập học ở Hàm Rồng không lâu thì bố mất”, Minh Vương kể lại chuyện gia đình cùng Báo. “Sợ tôi bị phân tâm, ảnh hưởng đến tập luyện, mẹ và anh trai giấu chuyện này đến mấy tháng sau. Lúc ấy tôi còn nhỏ, chưa biết chuyện mất mát, chia xa là gì. Nhưng về nhà, không còn thấy bố nữa, tôi mới hụt hẫng ghê gớm. Tôi rất buồn vì không ở bên để được nhìn mặt lần cuối trước khi bố nhắm mắt và thắp nén hương trước lúc chôn cất. Lớn hơn một chút em lại càng thương mẹ thui thủi một mình, vì anh trai cũng lên Hà Nội học Đại học. Lúc bố mất, mẹ bảo em và anh trai là động lực sống duy nhất mà mẹ còn trên đời”.
Thấm thoát cũng bảy năm trôi qua, Vương nay được biên chế vào đội một HAGL dự V-League. Một hành trình dài khẳng định mình giúp cầu thủ này có suất trong đội hình của HLV Choi Yoom Gyum. Khi ở đội trẻ, Vương đá trong vai trò hộ công. Nhưng sơ đồ thi đấu ở đội một có hai tiền đạo ngoại, em vì vậy đang được thử nghiệm trong vai trò tiền vệ biên. Với nhãn quan chiến thuật sắc sảo cùng cái chân phải khéo léo, Vương vẫn chơi tốt và dần được HLV người Hàn Quốc tin tưởng.
Tài năng người Thái Bình cũng được bố trí đá tự do rồi dâng cao để áp sát khung thành đối thủ. Mới 19 tuổi, Minh Vương đã ba lần đá chính và năm lần ra sân từ ghế dự bị. Pha độc diễn qua bốn hậu vệ và cả thủ môn của An Giang để ghi bàn trong trận đấu ở vòng 16 V-League mới đây giúp Vương nhận được sự tán thưởng lớn. Trước đó, tiền vệ 19 tuổi này cũng đã ghi bàn trong chiến thắng 5-1 trước Đồng Nai tại vòng 16 đội Cup Quốc gia 2014.
Video đang HOT
Mơ tỏa sáng ở SEA Games 28
Có tài năng và nghị lực, nhưng Vương khá lận đận. Bên cạnh hai tấm HC bạc cùng đội trẻ Thái Bình, Vương và HAGL cũng liên tục thất bại ở chặng cuối của những cuộc đua, như khi giành HC bạc và HC đồng giải U17 Quốc gia năm 2011 và 2012, HC đồng giải U19 năm 2014. Vương mới đây lại bị gạch tên phút chót, khi đội U19 tập trung chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á và châu Á.
Bước đệm từ thành công ở Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ trẻ Minh Vương (giữa) hướng đến mục tiêu tham dự SEA Games 2015 cùng tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Minh Trần.
Nhắc đến chuyện này, Minh Vương chia sẻ: “Đã là cầu thủ ai chẳng mơ lên tuyển để cống hiến vì màu cờ sắc áo. Nhưng thời điểm này, bộ khung tuyển U19 Việt Nam đã định hình. Tôi không quá hy vọng được gọi vào phút cuối mà chuyên tâm mài giũa chuyên môn lẫn kinh nghiệm ở đội một HAGL. Sẽ hợp lý hơn, nếu em nuôi hy vọng có tên trong đội U23 Việt Nam dự SEA Games 2015 tại Singapore”.
Khởi đầu đầy mơ ước ở đội một HAGL, nhưng sau những gì đã trải qua, Vương cảm thấy rằng mọi thứ chưa bao giờ dễ dàng với mình và hành trình để trở thành ngôi sao thực thụ trong tương lai sẽ còn rất dài.
“Tôi chưa bao giờ ảo tưởng về bản thân, mà cố gắng nỗ lực để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thật sự. Ước mơ của tôi giờ là có chỗ đứng vững chắc ở đội một và kiếm được những khoản tiền về phụ dưỡng cho mẹ”, tiền vệ sinh năm 1995 chia sẻ. “Anh trai tôi vừa học xong ngành mỏ địa chất, nhưng chưa có công việc thật sự ổn định. Giờ tôi chỉ mong anh ấy có việc làm đúng sở thích, còn bản thân em thì tiếp tục đà tiến bộ như đang có, để mẹ em ở quê an tâm và bố em có thể hạnh phúc ở trên thiên đường khi nhìn xuống”.
Theo VNE
Cảnh nghèo của gia đình cầu thủ U19 Công Phượng
Sinh ra ở vùng bán sơn địa nghèo thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), tài sản nhà Công Phượng không có gì giá trị ngoài chiếc TV do đồng đội ở U19 Việt Nam tặng.
Ngôi nhà ngói và khoảng sân từng là nơi Công Phượng cùng anh trai đá bóng bằng những trái bòng hay giấy cuộn chặt. Ảnh: Nghệ Yên.
Ở vùng đất cày lên sỏi đá, làm kinh tế rất khó khăn nên người dân làng Vồng Vổng chủ yếu ly hương để tránh cái đói, cái nghèo. Bố mẹ của Phượng là ông Nguyễn Công Bảy và bà Nguyễn Thị Hoa vì nhiều lý do nên phải ở lại bám trụ với mảnh đất quê hương. Nhà thuộc diện hộ nghèo lại phải nuôi tới sáu miệng ăn nên mãi tới những năm sau 2000, nhiều bữa cơm của gia đình vẫn còn phải độn ngô, khoai, sắn, vốn là những sản phẩm nông nghiệp do gia đình làm ra.
Không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, ba anh chị đầu của Phượng phải vào miền Nam làm thuê kiếm sống. Phượng và anh trai Nguyễn Công Khoa ở nhà phải thả trúm bắt lươn và làm đủ thứ nghề để phụ giúp bố mẹ. Ông Bảy làm nghề thợ xây, nhiều hôm đi làm không có người phụ giúp, đành phải bắt Phượng đi xách hồ, nhặt đá. Thương con phải xách xô hồ cao gần đến hông nhưng bởi hoàn cảnh gia đình, ông Bảy cũng đành phải nén nước mắt vào trong.
Tài sản giá trị nhất trong nhà Công Phượng là chiếc TV do đồng đội ở U19 tặng. Ảnh: FB.
An ủi lớn nhất của Phượng là người anh trai Nguyễn Công Khoa. Những buổi chơi bóng cùng anh trai đã thực sự làm cho Phượng thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nhưng cuộc đời chẳng ai học được chữ ngờ, trong một buổi trưa hè đi tắm khe, Khoa chết đuối, ra đi mãi mãi. Bà Hoa sụt tới 12kg vì cú sốc quá lớn, trong khi Phượng vốn đã trầm tính lại càng trở nên lầm lỳ.
Sau cái chết của anh trai, Phượng cả tuần liền không đến trường, bóng banh là niềm đam mê, Phượng cũng bỏ. Cậu bé chín tuổi bị bố đánh cho một trận no đòn vì dám cả gan xin bỏ học để vào miền Nam làm thuê. Chia ly, nghèo đói bao trùm khiến cho ngôi nhà nghèo dột nát càng trở nên bi đát hơn. Phượng đã gày yếu, lại suy sụp tinh thần nên còi xương, hệt như đứa trẻ suy dinh dưỡng.
Cuộc giống gia đình bà Hoa gần đây khá hơn trước khi các con đã lớn và dần tự lập. Ảnh: Nghệ Yên.
Thương con, bà Hoa phải bán cả tạ lúa mới đủ lên thị trấn mua một quả bóng da về cho Phượng. Có quả bóng trong mơ nhưng nỗi nhớ người anh trai vẫn khiến Phương chưa thể lấy lại được niềm đam mê. Bà Hoa lại tiếp tục động viên con và đạp xe 18 km đưa Phượng lên thị trấn mỗi ngày để theo học lớp năng khiếu bóng đá của huyện.
Có năng khiếu, được đánh giá cao nhưng thử việc ở lò Sông Lam, Phương lại bị loại vì... thiếu cân. Xóm làng xì xào bàn tán Phượng bị suy dinh dưỡng nên không thể trúng tuyển khiến bà Hoa nhiều đêm khóc ròng, trong khi Phượng lần này nhất quyết bỏ học để vào Nam ở với anh chị và đi làm thuê.
Nhưng rồi, cuộc đời vốn công bằng, sau những ngày tháng cay đắng, niềm vui, hạnh phúc cũng mỉm cười với Phượng khi cậu biết được thông tin về tuyển dụng của Học viện HA.GL - Arsenal JMG và tham gia, rồi trúng tuyển.
Chuyện thành công của Công Phượng giờ đây được người dân địa phương nhắc đến hệt như một câu chuyện cổ tích. Chàng trai xứ Nghệ đang khoác chiếc áo số 10, cùng đội tuyển U19 Việt Nam đi tập huấn ở châu Âu và vừa có chiến thắng 3-0 trước U19 Arsenal.
Theo VNE
Cầu thủ dân tộc đam mê tốc độ của U19 Việt Nam Ksor Úc là một trong những cầu thủ đặc biệt nhất của U19 Việt Nam không chỉ vì nguồn gốc xuất thân mà còn bởi đam mê thời thượng. Ksor Úc thuộc biên chế của Học viện HAGL-Arsenal JMG. Anh được gọi bổ sung vào đội U19 Việt Nam tham dự vòng loại U19 châu Á, tham dự giải U19 quốc tế cũng...