Sao Top Gear gọi Lexus CT là “rác rưởi”
Ồn ào, cảm giác lái kém và không thực sự tiết kiệm nhiên liệu, đó là lý do mà Jeremy Clarkson “vùi dập” Lexus CT.
Jeremy Clarkson, người dẫn chương trình nổi tiếng Top Gear đã từng gọi siêu xe Lexus LFA là “lạ lùng nhất”. Có vẻ như ngôi sao của Top Gear không có cảm tình với Lexus khi mới đây ông lại ví chiếc CT 200h mới của Lexus với máy kéo hoặc một chiếc xe tang.
Vậy có gì ở chiếc Lexus CT 200h? Thực chất Lexus CT 200h có thể coi là chiếc Toyota Prius với thiết kế và phong cách của Lexus. Chiếc xe trông lạ mắt và sang trọng, nhưng trái tim của nó vẫn là một động cơ xăng Atkinson cỡ nhỏ với tốc độ cao, kết hợp với hộp số vô cấp eCVT và mô-tơ điện, toàn bộ trang bị này giúp chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 10 giây, hoặc lâu hơn.
“Chiếc xe này không dành cho những người quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường, nhưng lại muốn tiết kiệm chút tiền xăng khi đi lại hàng ngày. Đó là suy nghĩ thường thấy. Nhưng điều đáng nói là có chút nhược điểm với chiếc xe này. Chiếc xe tồi tệ hơn bất cứ chiếc xe nào tôi đã từng lái trong một thời gian rất, rất dài,” Jeremy Clarkson cho biết trên The Sunday Times.
Mặc dù Lexus đã quảng bá chiếc CT mới của mình vận hành êm hơn, sử dụng các vật liệu cách âm cho khoang lái, Jeremy Clarkson vẫn cáo buộc rằng chiếc xe rất ồn do hệ thống truyền động của nó sử dụng hộp số CVT.
Video đang HOT
Lợi ích mà chiếc xe mang lại đó là một chút ưu đãi về thuế dành cho những chiếc xe hybrid, nhưng lời khuyên của Jeremy Clarkson dành cho những người muốn có một chiếc xe tiết kiệm là hãy mua một chiếc xe bình thường và lái xe thật cẩn thận.
Theo Autopro
Tại sao xe ở châu Âu lại tiết kiệm nhiên liệu hơn?
Thực tế con số ấn tượng của xe châu Âu chỉ là do hệ thống kiểm tra có nhiều vấn đề và các hãng xe cũng có chiêu trò để qua mặt.
Một thắc mắc chung của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới là tại sao xe bán ở châu Âu lại tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí thải thấp nhất thế giới. Một chiếc xe tại châu Âu có mức tiêu thụ công bố 2,94 lít/100 km, trong khi con số ấn tượng nhất tại Mỹ chỉ là 4,7 lít/100 km.
Nhưng thực tế, lý do lại không phải nằm ở công nghệ của xe có khác biệt.Reuters tiết lộ bí mật, không chỉ hệ thống kiểm tra ở châu Âu không thực tế mà các hãng xe tại đây còn khai thác những sơ hở trong khi kiểm tra để tạo con số ấn tượng.
Toyota Prius, mẫu xe được tiếng tiết kiệm nhiên liệu.
Sau nhiều năm áp dụng, xe bán ra ở châu Âu được mặc định thương hiệu là có lượng khí thải thấp, tiết kiệm nhiên liệu. Năm 2013, trung bình xe bán ở châu Âu có mức khí CO2 thải ra là 127 g/km, tức là thấp hơn khoảng 3 g/km so với mục tiêu mà Liên minh châu Âu đặt ra tới năm 2015. Trong khi đó tại Mỹ, con số này mới chỉ là 218 g/km.
Một sự khác biệt nữa trong cách sử dụng xe là ở châu Âu lượng xe nhỏ và xe chạy động cơ diesel được sử dụng nhiều hơn so với ở Mỹ, nơi chuộng xe to và có động cơ lớn. Nhưng quan trọng nhất, ở các bài kiểm tra con số khác nhau thấy rõ.
Bài kiểm tra "Urban" (đô thị) của châu Âu kéo dài 13 phút, trong khi đó "City" của EPA (Cục Bảo vệ môi trường Mỹ) tới 30 phút. Tương tự, "Extra Urban" tốn 6 phút 40 giây, con số tương tự ở EPA là 12 phút 45 giây.
Tốc độ kiểm tra cũng khác nhau, trong suốt 13 phút của vòng Urban, tốc độ cao nhất chỉ là khoảng 50 km/h trong thời gian chỉ 12 giây. Phần còn lại của bài kiểm tra chạy ở tốc độ thấp, gia tốc thấp, có tới 2,5 phút ở trạng thái đứng yên, với những xe sử dụng công nghệ start-stop coi như không tiêu thụ một chút nhiêu liệu nào trong suốt khoảng thời gian này.
Bài kiểm tra thành phố của EPA có khi đạt tới tốc độ 96 km/h, trong khi phần lớn quãng thời gian còn lại chạy ở tốc độ 48 km/h. Điều tương tự cũng xảy ra với bài kiểm tra trên đường cao tốc, EPA không chỉ tổng thời gian dài hơn và thời gian duy trì tốc độ cao cũng lớn hơn, ngoài ra còn có thêm các bài ở tốc độ cao, bật điều hòa, điều kiện nhiệt độ thấp để tính toán con số gần nhất so với thực tế sử dụng.
Tấm dán về mức tiêu thụ nhiên liệu trên mỗi xe ôtô đăng ký tại Mỹ.
Nhưng tại châu Âu, theo số liệu của EEA (European Environment Agency) cho thấy các hãng xe tại đây cho xe chạy kiểm tra ở một mặt đường nhẵn hơn thực tế, lốp xe cũng có độ bám đường tốt hơn nhiều so với lốp thương mại. Ngoài ra còn có một số yếu tố không rõ ràng nữa. Chẳng hạn, cấu trúc bài kiểm tra cho phép các hãng điều chỉnh tỷ số truyền của hộp số cho phù hợp, đặc biệt là trên hộp số tự động, trong khi bướm ga kém nhạy cảm ở tốc độ cao, tất cả giúp cho kết quả tiêu thụ nhiên liệu ít nhất.
Cuối cùng, có một khác biệt mà nhiều người không nhận ra được: Số liệu của châu Âu ở dạng lít/100 km, nhưng khi đổi sang dặm/gallon (mpg) như của Mỹ thì lại dùng gallon của Anh, có dung tích lớn hơn 20% so với gallon của Mỹ, do đó số dặm đi được cũng nhiều hơn.
Thực tế cho thấy, cùng chiếc Toyota Prius nhưng tại châu Âu là 60 mpg, tại Mỹ là 50 mpg. Thậm chí cao hơn gấp rưỡi là Volkswagen Beetle TDI 2014 tại châu Âu 48 mpg, tại Mỹ chỉ là 32 mpg.
Đức Huy
Theo Dân trí
Môtô "lai" ôtô chạy 100km với 2,8 lít xăng Hãng xe Mỹ trụ sở tại Michigan Elio Motors trình làng mẫu xe môtô 3 bánh có thiết kế "độc", siêu tiết kiệm năng lượng, chạy 100km đường cao tốc chỉ tốn 2,8 lít nhiên liệu, với giá 6.800 USD. Elio có thể chạy tối đa 161kmh và tăng tốc từ 0-100kmh trong vòng 9,6 giây - Ảnh: Elio Motors Khó có thể...