Sao Thổ vượt sao Mộc trong cuộc đua sở hữu nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời
Với 28 mặt trăng mới được phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc trong cuộc đua có nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời.
Đồng thời, đây là lần đầu tiên hệ Mặt trời có hành tinh sở hữu hơn 100 mặt trăng.
Lần đầu hệ Mặt trời có hành tinh sở hữu hơn 100 mặt trăng
Sao Mộc có thể được gọi là “vua của các hành tinh”, nhưng có vẻ như sao Thổ có lượng vệ tinh xoay quanh lớn nhất (ít nhất là vào thời điểm hiện tại). Các quan sát mới cho thấy sao Thổ có hơn 100 mặt trăng đã được xác nhận – nhiều nhất so với bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời, vượt qua đối thủ cũ của nó là sao Mộc.
Sao Mộc và sao Thổ – Ảnh: Internet
Số lượng mới nhất được công bố bởi Trung tâm Hành tinh nhỏ, chi nhánh của Liên minh Thiên văn Quốc tế được giao nhiệm vụ thống kê các hành tinh nhỏ.
Theo báo cáo ban đầu, việc ghi nhận thêm 28 vệ tinh tự nhiên mới xung quanh sao Thổ có nghĩa là hành tinh này có tổng cộng 117. Để tiện so sánh thì nên biết sao Mộc hiện có 95 mặt trăng được công nhận.
Sao Thổ và sao Mộc là hai hành tinh có khối lượng lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta, có nghĩa là chúng cũng tạo ra một lực hấp dẫn khủng khiếp có thể cuốn các thiên thạch trong không gian đi vào quỹ đạo của chúng.
Video đang HOT
Trong số nhiều mặt trăng của hai hành tinh khí khổng lồ này, có một số mặt trăng đáng chú ý nhất trong hệ mặt trời, gồm Enceladus của sao Thổ – một ứng cử viên sáng giá cho khả năng dung dưỡng sự sống ngoài trái đất – và Ganymede của sao Mộc – mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có từ trường riêng.
Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi có bao nhiêu mặt trăng đi theo bộ đôi hành tinh khổng lồ này thì lại không đơn giản. Đầu tiên, có một số cuộc tranh luận về những gì định nghĩa thế nào là một mặt trăng. Chúng ta khá lúng túng khi vạch ranh giới giữa một tảng đá không gian nhỏ bị mắc kẹt trong quỹ đạo của một hành tinh và mặt trăng. Về kích thước, không có định nghĩa nghiêm ngặt về những gì tạo nên mặt trăng.
Sao Thổ là một ví dụ đặc biệt thú vị cho việc vạch ranh giới vì hành tinh này nổi tiếng được bao quanh bởi một hệ thống vành đai tuyệt đẹp làm từ hàng tỉ khối băng và đá nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta không định nghĩa chúng là mặt trăng.
Thứ hai, các nhà thiên văn học liên tục thực hiện các quan sát mới về các vệ tinh tự nhiên quay quanh các hành tinh và hiện có hàng trăm mặt trăng ứng cử viên cho sao Mộc và sao Thổ đang chờ được xác nhận. Do đó, danh hiệu hành tinh có nhiều mặt trăng nhất thường dao động qua lại giữa sao Thổ và sao Mộc.
Derby căng thẳng giữa hai hành tinh khí
Năm 2019, sao Thổ chiếm danh hiệu hành tinh có nhiều mặt trăng nhất, sau khi các nhà thiên văn học công bố hành tinh có vành đai này chứa 82 vệ tinh quay quanh. Nhưng 3 tháng trước, sao Mộc vừa giành lại ngôi vương.
Tháng 2.2023, Trung tâm Hành tinh nhỏ đã xác định được 12 mặt trăng chưa được báo cáo trước đó của sao Mộc, nâng tổng số mặt trăng của nó lên 92. Trong 12 mặt trăng mới được công bố khi ấy, một nửa lần đầu tiên được phát hiện xung quanh sao Mộc trong vòng hai năm qua.
Vì sao Thổ chỉ có 83 mặt trăng được xác nhận vào thời điểm đó, nên sao Mộc được coi là “ngôi sao có nhiều mặt trăng nhất” trong Hệ mặt trời. Thế rồi, sao Mộc đã không giữ kỷ lục đó lâu khi thành tích mới nhất giúp sao Thổ vượt qua mốc 100 mặt trăng để có 117 mặt trăng.
Các mặt trăng mới, cùng với tất cả các vệ tinh sao Mộc hay sao Thổ, còn được liệt kê trong một bảng trên trang web của Scott S. Sheppard. Ngài Sheppard, thành viên của Phòng thí nghiệm Trái đất và Hành tinh của Viện Khoa học Carnegie, là trưởng nhóm phát hiện ra các mặt trăng mới nhất.
Sheppard cũng không xa lạ gì với việc săn tìm các mặt trăng, chủ nhiệm nhóm đã công bố 12 mặt trăng bổ sung được tìm thấy xung quanh sao Mộc vào năm 2018. Nhờ vậy, tổng số vệ tinh của sao Mộc khi đó được nâng lên thành 79. Sheppard và nhóm của mình cũng đã tìm thấy các vệ tinh mới xung quanh sao Thổ vào năm 2019.
Tất cả các mặt trăng được xác nhận gần đây được tìm thấy xung quanh sao Mộc đều mờ nhạt và có đường kính nhỏ hơn 3 km. Chúng quay quanh quỹ đạo xa sao Mộc trong hàng trăm ngày, thường bằng một hoặc hai năm Trái đất. Điều đó khác xa so với các mặt trăng cổ như Galile được phát hiện vào năm 1610, có đường kính hàng ngàn km và quay quanh sao Mộc trong vòng chưa đầy 17 ngày. Trong khi Galile được cho là đã hình thành cùng thời kỳ với sao Mộc từ cùng một loại vật liệu, thì nhiều vệ tinh nhỏ hơn, xa hơn của hành tinh khí khổng lồ này có thể đã bị bắt giữ sau đó – hoặc thậm chí chúng có thể là tàn dư của các vụ va chạm.
Việc xác định quỹ đạo dài của những mặt trăng nhỏ như vậy là một quá trình tốn nhiều thời gian, vì thường cần phải quan sát đủ lâu. Tuy nhiên, trong hai thập niên qua, số lượng các mặt trăng được biết đến xung quanh các hành tinh khổng lồ bên ngoài — đặc biệt là sao Mộc và sao Thổ — đã tăng vọt. Điều này phần lớn nhờ vào các cuộc khảo sát sâu có khả năng tìm thấy những vật thể mờ nhạt di chuyển so với các ngôi sao nền.
Và có khả năng còn nhiều mặt trăng khác trong hệ Mặt trời đang chờ được tìm thấy. Vì vậy, hãy chú ý theo dõi: Cuộc đua giữa sao Mộc và sao Thổ để giành được nhiều mặt trăng nhất vẫn chưa kết thúc.
Nói cách khác, sự cạnh tranh giữa sao Thổ và sao Mộc khó có thể sớm được giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, hiện tại, những người yêu sao Thổ có thể tận hưởng vị trí của nó trong hệ Mặt trời. Điều này cũng giống như CĐV Man City tạm thời có thể hưởng niềm vui xếp trên M.U nhưng trong tương lai thì chưa biết đội nào thành công hơn đội nào.
Hi hữu: Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời xuất hiện trên bầu trời đêm
Hiện tượng hiếm gặp xuất hiện vào dịp cuối năm khi Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương xếp hàng trên bầu trời đêm.
Những ngày cuối năm, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện hiếm có khi tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời xuất hiện trên bầu trời đêm.
Trong khi Sao Kim, Sao Thủy, Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Hỏa có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thì Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng hoặc ống nhòm cỡ lớn.
Sao Kim, Sao Thủy, Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Hỏa xếp hàng từ tây nam sang đông, lúc khoảng nửa giờ sau khi mặt trời lặn.
Sao Thiên Vương nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, Sao Hải Vương nằm giữa Sao Thổ và Sao Mộc. Sao Kim tỏa sáng hơn Sao Thủy khoảng 70 lần.
Tất cả các hành tinh sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm dưới dạng những điểm sáng nhỏ đối với người chiêm ngưỡng ở bán cầu bắc.
Hành tinh khó quan sát nhất là Sao Thủy, vì nó nằm ở phần sáng của bầu trời và cần phải phóng đại lớn mới có thể nhìn thấy. Sao Thủy sẽ xuất hiện ở gần Sao Kim. Hai hành tinh này sẽ khó nhìn thấy từ Trái Đất cho đến năm 2024.
Các hành tinh còn lại sẽ xếp hàng về phía đông, Sao Mộc sẽ sáng nhất và cao hơn trên bầu trời phía nam. Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là Sao Mộc sẽ biến mất ngay trước nửa đêm, trong khi đó, Sao Hỏa có thể nhìn thấy suốt đêm, nó mọc ở phía đông ngay trước khi mặt trời lặn.
Sao Hỏa có màu đỏ, sáng hơn hầu hết các ngôi sao. Sao Thổ láng giềng của nó sẽ có màu vàng, xuất hiện ở phía tây nam khi màn đêm buông xuống. Mặt trăng cũng sớm tham gia trong 'cuộc diễu hành' của các hành tinh giữa Sao Mộc và Sao Thổ.
Gianluca Masi, nhà thiên văn học Dự án Kính viễn vọng Ảo cho biết: "Những đêm cuối năm, chúng ta sẽ nhìn thấy được tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời, ngay sau khi mặt trời lặn. Đó là một cảnh tượng ngoạn mục".
Cuộc diễu hành của các hành tinh có thể nhìn thấy từ bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất trong điều kiện bầu trời quang đãng. Tuy nhiên, Dự án Kính viễn vọng Ảo sẽ phát sóng trực tiếp cuộc diễu hành của hành tinh trên YouTube cho những ai không có điều kiện nhìn ngắm bầu trời.
Lần cuối cùng tất cả các hành tinh xuất hiện đồng thời trên bầu trời là vào tháng 6/2022. Ở thời điểm đó 5 hành tinh xếp thành hàng, nhìn thấy được bằng mắt thường với thứ tự lần lượt là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ.
Tìm cách giải mã những cơn gió ảo ma thổi trên mặt trăng Titan của sao Thổ Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nhằm mục đích làm sáng tỏ những cơn gió ảo ma trên Titan - mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ đã khiến các nhà thiên văn học bối rối trong nhiều thập niên. Mô phỏng bề mặt Titan Các nhà nghiên cứu cho biết, các câu trả lời có thể giúp giải thích...