Sao Thổ chính thức trở thành hành tinh có nhiều vệ tinh nhất
Sao Thổ không chỉ được mệnh danh là “Chúa tể những chiếc nhẫn” trong hệ mặt trời, giờ đây nó đang nắm giữ kỷ lục là hành tinh có số lượng mặt trăng nhiều nhất. Việc phát hiện 20 mặt trăng mới đã được công bố, đưa số lượng vệ tinh tự nhiên xung quanh sao Thổ lên 82. Trước đó sao Mộc đứng đầu với 79 vệ tinh.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie đã phát hiện ra những mặt trăng này, cách hành tinh khoảng 5 km (3 dặm). Ba trong số các mặt trăng mới được phát hiện được coi là tiên phong, chúng quay cùng hướng với sao Thổ, trong khi 17 mặt trăng còn lại có quỹ đạo ngược lại với vòng quay.
Giống như nhiều thiên thể khác, các mặt trăng của Sao Thổ được nhóm lại và đặt tên theo các nhân vật từ nhiều thần thoại khác nhau. Những mặt trăng ở phía bên ngoài được chia thành ba nhóm: Inuit, Gallic và Norse, tùy thuộc vào quỹ đạo của chúng. Hai trong số các mặt trăng tiên phong thuộc về nhóm Inuit, có tên được lấy từ thần thoại Inuit. Quỹ đạo của chúng nghiêng 46 độ so với quỹ đạo của hành tinh.
Các mặt trăng tiến vào sâu hơn thuộc nhóm Norse, có độ nghiêng quỹ đạo lớn hơn nhưng tất cả chúng đều bị thụt lùi. Mặt trăng xa nhất của Sao Thổ hiện nằm trong số những thiên thể mới được phát hiện này. Cuối cùng, mặt trăng tiên phong còn lại là một phần của nhóm Gallic, được đặt tên theo thần thoại Gallic và nghiêng khoảng 36 độ. Điều đặc biệt nhất về mặt trăng tiên phong mới là vị trí của nó. Nó xa hơn tất cả các mặt trăng khác trong nhóm Gallic, và nó va chạm vào nhóm Norse.
Một quan niệm của họa sĩ về 20 mặt trăng mới được phát hiện quay quanh Sao Thổ.
Nghiên cứu quỹ đạo của chúng không chỉ cho phép phân loại các mặt trăng này, nó cũng cung cấp những hiểu biết quan trọng về lịch sử của chúng, và thậm chí hình thành các viễn cảnh mới.
“Một nhóm các mặt trăng cũng được nhìn thấy xung quanh sao Mộc, cho thấy các vụ va chạm dữ dội xảy ra giữa các mặt trăng trong hệ thống sao Thổ hoặc với các vật thể bên ngoài như đi qua các tiểu hành tinh hoặc sao Chổi”, Sheppard đề cập trong một tuyên bố.
Phương Huyền
Theo IFL Science
Bạn có thực sự biết thế nào là một hành tinh và có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Điều kiện nào để một thiên thể được công nhận là "hành tinh"? Và liệu hệ Mặt Trời có thực sự chỉ sở hữu 8 hành tinh như chúng ta vẫn biết?
Hệ Mặt Trời của chúng ta thực sự có bao nhiêu hành tinh? 9? 8? hay 12? Để biết được câu trả lời, trước hết bạn cần hiểu hành tinh là gì. Và giám chắc rằng, không ít người sẽ phải bất ngờ khi đáp án được tiết lộ.
Khi nhắc đến một hành tinh, hình ảnh hiện ra trong đầu của hầu hết mọi người chính là một khối hình cầu có kích thước khổng lồ, với sự kết hợp của đất đá và khí quyển, quay quanh một ngôi sao nào đó và có thể có hoặc không có mặt trăng.
Nếu chỉ dựa trên nhận định này, có lẽ chúng ta sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Trái Đất, sao Kim, sao Thủy là hành tinh nhưng sao Diêm Vương lại không?"
Quay ngược thời gian về năm 2006, thời điểm mà Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt là IAU công bố định nghĩa "Thế nào là một hành tinh?". Theo đó, để một thiên thể được gọi là "hành tinh", nó cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1.Thiên thể đó phải có có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời một cách độc lập (điều này có nghĩa Mặt Trăng không được coi là một hành tinh bởi vì nó có quỹ đạo quay quanh một hành tinh/
2.Khối lượng của thiên thể phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể khiến nó có dạng hình cầu
3.Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.
Bởi vì sao Diêm Vương không đủ lớn để trở nên vượt trội trên quỹ đạo của nó (định nghĩa 3) nên nó không còn được công nhận là một hành tinh. Một ngôi sao có kích thước nhỏ khác là sao Hải Vương, trên thực tế, có khối lượng gấp 8000 lần sao Diêm Vương, đủ để trở nên vượt trội trong quỹ đạo của mình. Vì vậy, sao Hải Vương nghiễm nhiên thỏa mãn được 3 định nghĩa của IAU và được công nhận là hành tinh.
Định nghĩa về hành tinh của IAU năm 2006 đã loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách, nhưng cũng theo hệ thống phân loại mới này, hệ Mặt Trời của chúng ta rất có thể sẽ có thể các hành tinh mới. Cụ thể, xét về mặt kỹ thuật, một vài thiên thể khác trong Thái Dương hệ có thể coi là hành tinh. Ví dụ như tiểu hành tinh Ceres, mặt trăng của sao Diêm Vương Charon và một thiên thể khác mới được khám phá là UB313 (Xena).
Dưới sự tài trợ của IAU, các nhà thiên văn học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình về định nghĩa sự khác nhau giữa "hành tinh" và "những phần nhỏ hơn trong hệ Mặt Trời"(tiểu hành tinh, sao chổi). Nếu cách định nghĩa trong nghiên cứu này được thông qua, hệ Mặt Trời sẽ có đến 12 hành tinh, bao gồm: 8 hành tinh hiện có, 3 thiên thể mới được đề cập ở trên và cuối cùng chính là sao Diêm Vương (theo định nghĩa này sao diêm Vương được xếp vào một nhóm mới có tên là "hành tinh lùn")
Cùng khám phá thêm những đặc điểm thú vị của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời trong video dưới đây:
Đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Nổ tung tiểu hành tinh để chắn Mặt Trời, hạ nhiệt cho Trái Đất Kết quả nghiên cứu công bố ngày 18/9 chỉ ra Trái Đất rơi vào kỷ Băng hà cách đây 470 triệu năm sau khi một tiểu hành tinh nổ tung, tạo ra bức màn mây bụi khổng lồ chắn ánh nắng Mặt Trời. Hình mô phỏng một tiểu hành tinh bị va chạm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cách đây 470 triệu...