Sao phải buồn vì lỗi sai của người khác?
Cuộc sống này đủ muộn phiền rồi. Nếu cứ ôm đồm những nỗi niềm bất đắc chí đến từ bên ngoài, biết bao giờ dọn dẹp hết cho lòng thanh thản.
Em dâu tạt qua nhà tôi sau khi kết thúc ngày làm việc ở tiệm móng tay. Ngó gương mặt em kém sắc, giọng nói run run, tôi đoán lại mới có chuyện xảy ra. Tính em dâu tôi hiểu, mỗi khi có chuyện, em không giấu được trong lòng. Cũng may chị chồng em dâu không có khoảng cách, ngược lại em cởi mở chia sẻ với tôi mọi vui buồn gặp phải trong cuộc sống.
Ảnh minh họa
Em nức nở từng đợt, nói mấy đồng nghiệp ở tiệm làm móng sống không biết điều. Em biết phận mình mới vào, vừa học vừa làm nên không dám nhận khách trực tiếp. Ngược lại em chỉ tham gia khâu “phá” móng, đặng “dọn đường” cho những thợ cứng dễ dàng vào khâu làm chính. Phần hoa hồng làm được, thợ chính và chủ sẽ chia nhau mỗi người phân nửa. Nhưng nếu không có em giúp sức, thợ chính đâu có hoàn thành công việc và quay vòng nhanh như vậy. Mỗi ngày họ làm không dưới hai chục khách, tiền “típ” lẫn tiền công chính bỏ túi không ít, vậy mà không chia sẻ cho em chút gọi là ghi nhận sự giúp sức từ đồng nghiệp mới. Thành thử đã hơn nửa năm, em đi làm không công.
Em xác định đó là lẽ thường tình, vì giai đoạn đầu muốn cứng nghề phải chịu khó đầu tư. Thế nhưng không dừng lại ở đó, mấy đồng nghiệp còn quay sang khó dễ, nói xẵng em trước mặt khách, chê em phá móng không sạch. Không những thế bọn họ còn mát mẻ: “Có mỗi khâu đơn giản thế này không hoàn thành thì bao giờ mới thành thợ chính”.
Em dâu kể xong, vẫn ấm ức với tôi, rồi nói nếu em có sơ suất gì, chỉ cần họ dùng phết lại nước tẩy móng,một đường là sạch sẽ. Sao họ lại tìm cách “dìm” em trước mặt khách như vậy.
Đợi em nguôi giận, tôi cười hỏi: em có thấy lời mấy người đó có đúng phần nào không? Nếu họ góp ý đúng, chỉ cần em hạ cái tôi xuống chút, tiếp thu để lần sau làm cẩn thận hơn. Còn việc họ không biết điều, đút túi phần phúc lợi cả, thì đó là cái thiếu hiểu chuyện của họ. Mỗi người cho đi điều gì sẽ nhận lại điều ấy, mình không cần phải dằn vặt vì cư xử chưa đúng từ người khác. Cuộc sống này đủ muộn phiền rồi. Nếu cứ ôm đồm những nỗi niềm bất đắc chí đến từ bên ngoài, biết bao giờ dọn dẹp hết cho lòng thanh thản?
Video đang HOT
Mà nào đâu chỉ thế. Em “rước” cả những nỗi niềm phía bên ngoài kia cả vào phía trong cánh cửa gia đình. Nếu sau một ngày, em gặp chuyện vui trong công việc thì không sao. Còn nếu hôm đó gặp chuyện bất đắc chí, lập tức hai đứa con em chịu đòn oan. Chúng chỉ hơi sơ suất một hành xử gì đó, là lập tức hứng lấy cơn thịnh nộ của má. Lâu dần tụi nhỏ kém tự tin trong cuộc sống, mất đi sự quyết đoán vì do dự không biết mình làm điều này có đúng không, liệu rằng có bị má la rầy sau đó.
Từ thời điểm tôi để những phiền muộn trong ngày phía bên ngoài cánh cửa, không khí gia đình đã vui vẻ hơn rất nhiều. (Ảnh minh hoạ)
Bản thân tôi đã từng vướng vào điều ấy. Tôi chỉ thực sự tỉnh ngộ khi có lần thằng lớn làm đổ cốc nước. Lẽ ra chỉ cần lấy giấy lau một đường là xong, nhưng tôi trợn mắt la lối: “Các người làm tôi phát điên lên hết. Làm gì cũng sơ suất, khiến tôi phải đi sau dọn lại muốn hụt hơi”. Ấy là khi một đồng nghiệp ở cơ quan mới về, do thiếu kinh nghiệm nên làm sai cả một khâu quan trọng. Vì chủ quan nên tôi không để tâm hết. Đến khi ra sản phẩm bản thân mới ngã ngửa người, cùng lúc tôi là người chịu trách nhiệm chính và bị cắt thưởng tháng đó.
Thằng lớn thấy tôi phản ứng thái quá, mới nhìn thẳng vào mắt má nó: “Sao dạo này con thấy má khác quá, chẳng còn ngọt ngào như ngày xưa. Ở cơ quan má gặp chuyện phải không?”. Lời lẽ thằng bé làm tôi tỉnh ngộ. Tôi thấy mình vô lý khi chưa biết sắp xếp cảm xúc của mình, khiến con cái gánh chịu hệ lụy từ những rắc rối trong công việc của má chúng.
Em dâu nghe chị chồng tỉ tê thì hiểu ra. Em nói ngay từ hôm nay, em sẽ học cách để mọi phiền muộn trong công việc dừng hết bên ngoài cánh cửa. Phía trong gia đình chỉ còn những điều vui vẻ và tiếng cười trong bữa cơm gia đình ngự trị.
Thanh Ngọc
Theo phunuonline.com.vn
Ba 'bà' chị chồng
Khi nghe tôi kể chuyện nhà chồng, các chị cùng công ty vẫn không tin, vẫn nói hồi sau mới rõ... Hồi sau, hẳn nhiên là ai mà tiên đoán được.
Ngày tôi lấy chồng, ai cũng ái ngại bởi gia đình chồng có tới tận ba chị gái. Chồng tôi con út, là thứ tư, đúng kiểu các cụ xưa đẻ cố để có thêm một thằng con trai chống gậy. Chúng tôi lấy nhau rồi ở xa, chuyện nhà chồng ra sao thực ra qua lời chồng kể và những cuộc điện thoại thăm hỏi, tôi không tường tận lắm. Ngày tìm hiểu nhau, tôi chỉ nghĩ thôi thì mình cứ sống thật lòng, hẳn là người cũng sẽ thương ta. Nhưng những chị chung cơ quan luôn nghe tôi nói thì cười, rất ẩn dụ: sống cùng rồi em sẽ hiểu, cuộc đời không đơn giản thế. Tôi tặc lưỡi kệ. Bởi thực tế tôi và chồng cùng làm việc ở thành phố. Bố mẹ chồng và ba bà chị đều ở quê. Sự va chạm chắc sẽ có nhưng xa xôi chắc sẽ không nhiều.
Ngày cưới tôi về, chị cả vốn hiền không nói gì, nhưng chị và hai chị ba bảo: Mợ có gì ấm ức cứ nói với các chị, các chị sẽ xử lí cho. Cậu từ bé đã được ông bà chiều lắm đấy... Tôi cười, mối quan hệ chị chồng em dâu sau đấy cũng cởi mở. Tôi bớt e dè với các chị hơn vì thấy các chị chia sẻ thật lòng.
Mợ có gì ấm ức cứ nói với các chị, các chị sẽ xử lí cho... Ảnh minh họa
Nhưng các bà, các thím bên chồng thì thào: Thằng Hoàng rách giời rơi xuống, chả biết vợ nó ra sao? Những lời thì thào ấy cứ như cố tình lọt vào tai tôi, rất khó chịu. Tôi hỏi thẳng: "Xưa anh nghịch lắm à mà lí lịch thời thơ ấu các cụ nhắc mãi thế?". Anh cười hì hì: "Cũng tương đối, nhưng đấy là thời cấp hai, cấp ba. Lên đại học đi xa nhà biết thương bố mẹ rồi, sống ngoan thì các cụ lại không tin.." .
Đúng là bố mẹ chồng tôi rất chiều con trai, cái này tôi biết. Nhưng may mắn là vì chiều con trai nên các cụ không vì thế mà xét nét con dâu mà ngược lại chiều luôn cả con dâu nữa. Chúng tôi lấy nhau rồi ở luôn trên thành phố làm việc, thỉnh thoảng rảnh rỗi mới về quê. Nhưng tuần nào bố mẹ cũng gửi ra đủ các thức nọ, thức kia với những lời dặn dò rất thật tâm của người già. Tôi rất cảm động vì điều đó.
Ngày sinh con, tôi đắn đo mãi rồi cũng quyết định xuất viện là về quê ngay. Bởi dù gì chồng tôi cũng con độc đinh, mà con tôi là cháu nội đầu, lại là cháu đích tôn nên các cụ ở nhà mong lắm. Tôi và con vừa vào nhà đã thấy ba chị tề tựu đủ cả. Tôi hoảng: "Các chị cứ về đi, ở nhà có mẹ rồi..." Nhưng chị ba nói: "Không, để các chị thay nhau chăm hai mẹ con, mẹ già rồi để mẹ nghỉ, mợ cũng chả mấy khi ở nhà cả, chị em có dịp này gặp nhau cho tình cảm...". Tôi đành vâng, nhưng đủ cũng thấy ngại. Tôi nói nhỏ với chồng: "Các chị ở đây, em thấy lo lo...". Anh cười to: "Kệ đi, rồi em sẽ thấy".
Kệ đi, rồi em sẽ thấy... Ảnh minh họa
Rồi tôi đã thấy điều như chồng nói thật. Chị cả ở gần nhất, sáng dậy chị đi chợ mua thức ăn nhà chị thì mua luôn đồ ăn mang sang cho mẹ nấu nướng. Chị hai, công việc nhàn hạ hơn nên giữa buổi tạt qua giặt chậu đồ cho cả mẹ lẫn con trẻ. Chị nói: Quần áo của thằng bé, em để đấy chị giặt tay, đừng bỏ máy... Tôi cảm động vô cùng. Chị ba ở xa hơn, công việc cũng bận rộn, nhưng rảnh chị cũng chạy về thăm em và cháu. Lần nào cũng tay xách nách mang thứ này thứ kia. Ba chị chồng đều đối đãi và chăm sóc tôi rất chân tình. Đến nỗi mẹ ruột tôi, khi đến ở với con gái mấy ngày cũng phải thốt lên: Con thật là may mắn... Tôi thú nhận với các chị: Em vụng về chuyện lặt vặt trong nhà lắm... Chị ba cười: Tập rồi sẽ quen! Không làm được thì nhờ. Xưa chị về nhà chồng cũng lóng nga lóng ngóng, thế mà bây giờ cũng gọn gàng đâu vào đấy hết rồi.
Con ốm, tôi cho đi viện khám, đúng hôm chồng tôi đi công tác. Hai mẹ con tự xoay xở. Được nửa ngày thì thấy chị thứ hai đưa mẹ chồng lên. Vừa nhìn thấy tôi, chị đã mắng: Sao cháu ốm, cậu đi vắng mà mợ không gọi về nhà báo một câu? Tôi ngạc nhiên: "Cháu sốt, em định cho vào khám rồi về thôi". "Khám cũng phải gọi chứ? Ở nhà có bao nhiêu người mà ở đây có hai mẹ con thì xoay xở làm sao?" Tôi nhìn mẹ chồng rồi nhìn chị, dù bị mắng mà lòng tôi lại rưng rưng cảm động. Hóa ra chồng tôi sốt ruột nên gọi về nhà báo cáo tình hình, thế là ngay lập tức chị đưa mẹ lên hỗ trợ mẹ con tôi.
Khi nghe tôi kể chuyện nhà chồng, các chị cùng công ty vẫn không tin, vẫn nói hồi sau mới rõ... Hồi sau, hẳn nhiên là ai mà tiên đoán được. Ở đời có biết bao chuyện con người không thể nào dự liệu, đoán định được. Mà tôi cũng không mất thời gian làm gì cho việc ngồi đoán định cho tương lai như thế. Tôi chỉ biết tôi có đến ba chị chồng, người hiền lành ít nói, người bộc trực thấy đâu là nói, người lo toan từ nhà chồng đến nhà đẻ mọi việc băng băng. Nhưng tất cả các chị đều cùng mẹ chồng hỗ trợ, bao bọc mẹ con tôi từ ngày tôi bước chân về đó làm dâu.
Có lẽ vì thế mà với các chị, tôi không hề ái ngại. Cũng không phải con tôi là cháu đích tôn mà bố mẹ chồng hay các chị giành lấy để gạt tôi ra, mọi việc của gia đình riêng, của thằng bé tôi đều được quyền tự quyết. Khỏi nói chỉ sau gần hai năm lấy chồng rồi làm dâu, tôi đã biết ơn số phận đến nhường nào.
Đinh Hương
Theo phunuonline.com.vn
Chị chồng - em dâu, làm sao hòa thuận trong ngoài? Đâu chỉ có chuyện mẹ chồng - nàng dâu mà chuyện chị chồng - em dâu cũng là vấn đề luôn "nóng" trong cuộc sống. Quỳnh Lam là người Sài Gòn lấy chồng gốc Bắc, cả gia đình chồng chị sống chung với nhau trong một căn hộ lớn ở góc chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM). Đặc biệt, trong nhà có bà...