Sao ở đội tuyển cũng thất nghiệp
Gán mác tuyển, nhưng nhiều cầu thủ cũng chịu cảnh thất nghiệp như hàng trăm đồng nghiệp khác.
Công Vinh đang vướng mớ bòng bong ở CLB Hà Nội. Ảnh: Thế Ngọc.
Từ 28 đội, V-League và hạng nhất giờ chỉ còn lại 20 đội. Thậm chí trong thời gian sắp tới, nếu không cải thiện được tình hình, thì một số đội còn lại vẫn có thể giải thể như thường. Như vậy, nếu cứ tính 30 cầu thủ ở một đội bóng, V-League và hạng Nhất hiện tại có hơn 200 cầu thủ đang rơi vào cảnh thất nghiệp. Đáng buồn là không chỉ có cầu thủ trẻ, những cầu thủ ít tên tuổi, mà ngay cả những ngôi sao gán mác đội tuyển quốc gia cũng đang trong cảnh thất nghiệp.
Trước đó, theo nhẩm tính ở đội tuyển Việt Nam sau khi từ AFF Cup trở về, có tới một nửa đội hình có nguy cơ phải thất nghiệp. Cuối cùng thì tình hình không đến nỗi bi đát như vậy, khi những đội bóng như Ninh Bình, Sài Gòn Xuân Thành, đã tuyên bố sẽ tham dự mùa giải 2012. Thế nhưng, với những đội đã giải thể, thì số lượng tuyển thủ đang rơi vào cảnh ngồi chơi xơi nước là không ít. Thậm chí với những CLB chưa chính thức giải thể, nhưng việc đàm phán ký hợp đồng với các tuyển thủ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nổi nhất trong nhóm tuyển thủ đang thất nghiệp, chính là tiền đạo Lê Công Vinh. Tiền đạo này mới đây đã phải thừa nhận, cơ hội được chơi bóng ở mùa giải 2013 còn rất nhỏ, khi chẳng ai chấp nhận bỏ đống tiền để giải phóng hợp đồng cho anh. Bất đắc dĩ, Công Vinh gần như sẽ đi học đại học, cố gắng tập luyện duy trì phong độ để tìm cơ hội ở mùa giải tới.
Video đang HOT
Một ngôi sao với lót tay lên tới hơn chục tỷ như Công Vinh, được nhiều CLB nước ngoài mời chào (nhưng mới chỉ thi đấu cho Leixoes của Bồ Đào Nha), từng là tiền đạo số một trong nhiều năm ở tuyển Việt Nam, lại rơi vào cảnh thất nghiệp thì kể cũng đáng thương. Tuy nhiên, Công Vinh cũng đành chấp nhận bởi anh từng được hưởng chế độ của một ngôi sao hàng đầu trong suốt một thời gian dài, nên ngay cả chia tay sự nghiệp sớm, cũng không có gì phải hối tiếc.
Một tiền đạo khác ở trên tuyển là Quang Hải, cũng đi không được, ở chẳng xong. Nếu muốn đến khoác áo Sài Gòn Xuân Thành, cầu thủ này sẽ phải đền bù 3,5 tỷ đồng, chưa kể phải trả nợ đội bóng cũ Navibank Sài Gòn. Trong số các tuyển thủ thất nghiệp, Quang Hải có vẻ bi đát nhất. Thậm chí cầu thủ này còn cho biết, anh đã phải bán cả xe máy để trả nợ và nuôi gia đình.
Trước đó, Văn Quyến cũng đã chính thức bị SLNA thanh lý hợp đồng, sau khi không chấp nhận việc tiền đạo này cứ ngồi chơi ăn lương hàng tháng. Trong số các cầu thủ từng lên tuyển, thì việc Quyến bị đẩy ra đường là điều sớm được dự báo, bởi tiền đạo này gần như không thể hiện được gì vì phong độ giảm sút tệ hại. Nghe đâu Ninh Bình định dang tay cứu giúp Văn Quyến, nhưng cơ hội cho Quyến “béo” là rất ít.
Công Vinh, Quang Hải, Văn Quyến đều là những chân sút hàng đầu và nổi tiếng bậc nhất ở bóng đá Việt Nam mà còn bị thất nghiệp, thì những tuyển thủ khác có chung cảnh ngộ là chuyện quá bình thường.
Thành Lương vừa may mắn được Hà Nội T&T giải cứu, sau khi đền bù khoảng 3 tỷ đồng cho CLB Hà Nội. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng may mắn như Lương “dị”. Ở SLNA, tiền vệ Quốc Vượng nổi danh một thời, giờ vẫn chỉ sáng chiều ra sân tập nhờ cùng đội bóng xứ Nghệ, hay là đi đá phủi. Rắc rối giữa Vượng và CLB Thanh Hóa vẫn chưa được giải quyết và có nguy cơ ở mùa giải tới, Quốc Vượng tiếp tục phải ngồi chơi xơi nước.
Một cầu thủ từng lên tuyển và có mặt trong đội hình tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup năm 2008 là Lê Quang Cường mới đây cũng tuyên bố bỏ cuộc chơi để… theo vợ đi Mỹ làm ăn. Trước đó, Quang Cường bị thất nghiệp sau khi đội trẻ Đà Nẵng giải thể.
Ở hàng thủ đội tuyển nhiều năm trước, cái tên Như Thành nổi đình nổi đám. Thế mà cuộc đời chẳng ai biết được chữ ngờ, trung vệ này giờ đây cũng nằm trong danh sách dài những tuyển thủ đang thất nghiệp. Những ngày này, Như Thành đang xin tập nhờ ở đội bóng đất Cảng Hải Phòng. Có lẽ cũng vì muốn tập trung xin việc, nên mới đây, trung vệ này thậm chí còn hoãn cả đám cưới.
Trong bối cảnh nhiều CLB giải thể, nhiều tuyển thủ thất nghiệp giờ đây là câu chuyện bình thường, tất yếu. Tuy nhiên, ngay cả đến những CLB chưa giải thể, thì cũng không ít tuyển thủ có nguy cơ phải ngồi ngoài cuộc chơi. Như bộ 3 Trọng Hoàng, Đình Đồng, Âu Văn Hoàn ở SLNA, đến giờ vẫn chưa thống nhất được mức lót tay với CLB. Trong trường hợp cả ba ra đi, thì việc tìm kiếm bến đỗ mới không hề đơn giản bởi chẳng phải CLB nào cũng chấp nhận bỏ ra gần chục tỷ đồng ở thời điểm kinh tế khủng hoảng này.
Theo Ngoisao
Ông Phan Thanh Hùng làm HLV tuyển Việt Nam
Thuyền trưởng của Hà Nội T&T sẽ nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận giao hữu với Hong Kong và Trung Quốc vào tháng 6 tới.
HLV Phan Thanh Hùng sẽ nhận việc mới ở đội tuyển quốc gia. Ảnh: ĐH.
Sau chuyến du đấu này, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Phan Thanh Hùng sẽ đi tới ký kết hợp đồng chính thức.
Sau nhiều tháng bế tắc, cuối cùng VFF tìm được phương án thay thế chiếc ghế nóng của HLV Falko Goetz ở đội tuyển quốc gia. Theo đó, HLV Phan Thanh Hùng sẽ nhận công việc mới theo dạng hợp đồng chuyên trách ngắn hạn. Ngay khi V-League kết thúc, nhà cầm quân họ Phan sẽ bắt tay vào làm việc tại đội tuyển Việt Nam, 4 tháng trước khi AFF Cup diễn ra.
Bản thân ông Hùng cũng đã xác nhận việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam ở hai trận giao hữu gặp Hong Kong và Trung Quốc sắp tới. HLV này khẳng định chấp nhận phương án làm HLV tuyển quốc gia sau tháng 8 tới, khi V-League kết thúc.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết Liên đoàn vẫn đang đàm phán về mức lương với ông Hùng, xoay quanh mức 200 triệu đồng mỗi tháng mà VFF từng đưa ra trước đó. Theo ông Hỷ, VFF vẫn nhất quán với phương án dùng HLV nội. Tuy nhiên, các ứng cử viên cho vị trí ghế nóng là HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng đều từ chối khả năng chia tay CLB đang làm việc để chuyên trách ở đội tuyển quốc gia. Vì thế, Liên đoàn buộc phải tính tới phương án khác là ký hợp đồng làm việc với đội tuyển quốc gia ngắn hạn. Theo đó, HLV Phan Thanh Hùng được lựa chọn. Ông Hùng sẽ nhận nhiệm vụ ở đội tuyển quốc gia sau khi hoàn thành công việc ở Hà Nội T&T khi V-League kết thúc. VFF sẽ chỉ trả lương trong thời gian chiến lược gia này huấn luyện các tuyển thủ. Khi trở về CLB, ông Hùng sẽ lại được CLB trả lương.
VFF đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chờ phê duyệt. Nếu mọi việc thuận lợi, hợp đồng chính thức sẽ được ký kết ngay sau chuyến du đấu của tuyển Việt Nam ở Hong Kong và Trung Quốc.
HLV Phan Thanh Hùng được đánh giá là nhà cầm quân hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ông từng thành công khi làm việc ở Đà Nẵng, Hà Nội T&T. Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, nhà cầm quân này cũng có nhiều kinh nghiệm. Ông Hùng nhiều năm làm "phó tướng" cho HLV Calisto và Falko Goetz. HLV của Hà Nội T&T còn để lại dấu ấn khi dẫn dắt đội U23 Việt Nam thi đấu Giải Quốc tế TP HCM 2010 và vòng loại Asian 2010.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công Vinh trở lại Hà Nội để... nhập học Tiền đạo CLB Hà Nội ra thủ đô để hoàn tất thủ tục xin học Đại học. Công Vinh phải tìm đường khác sau khi CLB Hà Nội không dự V-League 2013. Ảnh:Hoàng Hà. Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng Công Vinh sẽ xin học ở trường TDTT TP HCM để cho gần vợ con. Thậm chí trong những ngày tại...