Sao màu hồng ngọc trên nóc Kremlin 75 tuổi
Những ngôi sao bằng thủy tinh hồng ngọc trên điện Kremlin, biểu tượng của thủ đô Moscow, Nga, vừa tròn tuổi 75.
Ngôi sao màu hồng ngọc trên nóc điện Kremlin vừa bước sang tuổi thứ 75. Ảnh: RIANovosti
Ngôi sao đầu tiên được lắp trên một ngọn tháp của điện Kremlin vào năm 1935 để thay thế hình con đại bàng, biểu tượng của Đế quốc Nga. Năm 1937, vào dịp kỷ niêm 20 năm cách mạng tháng Mười, người ta thay các ngôi sao cũ làm bằng ngọc thạch từ núi Ural bằng các sao thủy tinh màu hông ngọc. Lý do là các sao bằng ngọc thạch quá nặng. Có tổng cộng 5 ngôi sao đặt trên các tháp Borovitskaya, Troitskaya, Spasskaya, Nikolskaya và Vodovzvodnaya của điện Kremlin.
Các ngôi sao được làm từ thủy tinh màu nhiều lớp độ dày từ 4 đến 6 mm. Ba lớp kính bao gồm một lớp trắng, một lớp trong suốt và một lớp thủy tinh hồng ngọc. Ngọn đèn bên trong ngôi sao được thắp liên tục cả ban ngày và đêm.Để leo lên gần tới ngôi sao, đỉnh tháp Kremlin, ta phải đi qua 117 bậc thang đá và 143 bậc thang sắt. Vì nằm trên cao, ngôi sao phải chống được gió mạnh. Do đó, thay vì được đặt cố định, nó có thể xoay chuyển theo chiều gió dễ dàng. Trụ của sao làm bằng thép không gỉ dát đồng, được kiểm tra, bảo dưỡng 5 năm một lần.
Video đang HOT
Trong suốt 75 năm, ngọn đèn trong ngôi sao chỉ bị tắt hai lần. Một lần đèn được tắt năm 1941, trong cuộc chiến tranh vệ quốc để tránh cho các ngôi sao trở thành mục tiêu của máy bay địch. Chúng được phủ vải bạt để bảo vệ nhưng vẫn bị tàn phá trong các cuộc không kích. Lần thứ hai đèn bị tắt là khi đạo diễn Nikita Mikhalkov quay bộ phim Người thợ cạo vùng Siberia, tái hiện quang cảnh Kremlin thế kỷ 19, 20. Đề nghị của người đạo diễn đã được nhà lãnh đạo khi đó là Boris Yeltsin chấp thuận.
Theo VNE
Tổng thống Putin ký sắc lệnh bảo vệ công ty Nga
Văn phòng Tổng thống Nga ở Kremlin cho biết Tổng thống Putin mới đây ký Sắc lệnh tăng cường vai trò của chính phủ trong việc giúp đỡ và bảo vệ các công ty lớn của Nga đang bị nước ngoài điều tra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria-Novosti.
Sắc lệnh này được ông Putin ký ban hành chỉ một tuần sau khi Ủy ban châu Âu mở một cuộc điều tra tập đoàn khí đốt Nga Gazprom bị cho là phạm luật chống độc quyền.
Ủy ban châu Âu đưa ra ba hành vi của Gazprom bị nghi ngờ vi phạm: Chia nhỏ thị trường hơi đốt bằng cách cản trở dòng vận chuyển khí đốt tự do xuyên qua các nước thành viên EU cản trở sự đa dạng hóa việc cung cấp khí đốt áp đặt các mức giá không sòng phẳng đối với khách hàng của mình bằng cách gắn giá hơi đốt với giá dầu mỏ.
Ban lãnh đạo Nga đã phản đối cuộc điều tra nói trên của Ủy ban châu Âu vì nó sẽ ảnh hưởng việc kinh doanh của Gazprom trong xuất khẩu hơi đốt trị giá 60 tỷ USD ở châu Âu.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuần qua hứa sẽ có các cuộc thảo luận trực diện với các quan chức chống độc quyền của Liên minh châu Âu.
Tổng thống Putin nói rằng, cuộc điều tra của EU là không xây dựng và cho rằng EU đang tìm cách chuyển một số chi phí trợ cấp cho việc phát triển một số nền kinh tế Đông Âu sang phía Nga.
Gazprom có thể phải đối mặt mức phạt tới 10% doanh thu hằng năm, khoảng 10 tỷ euro, nếu những tình nghi vi phạm luật chống độc quyền được chứng minh là đúng.
Sắc lệnh mà ông Putin vừa ký yêu cầu các công ty chiến lược Nga khi đối mặt các hành động trừng phạt ở nước ngoài cần phối hợp hành động với chính phủ Nga.
Ngay sau khi Sắc lệnh được Tổng thống Putin ký, Phát ngôn viên của Gazprom Sergei Kuprianov nói rằng, cuộc điều tra chống độc quyền của EU chẳng qua chỉ là một nỗ lực của EU trong việc ép Nga phải hạ giá hơi đốt.
Ông Kuprianov cho biết, Gazprom sẽ không còn mời chào giá mềm hơn so với mức giá chuẩn nữa nếu không có sự cho phép của chính phủ Nga.
Phát ngôn viên Kuprianov cũng cho biết, trong tương lai, Gazprom sẽ đẩy mạnh chương trình xuất khẩu hơi đốt sang thị trường châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Kuprianov phàn nàn rằng, trong 12 tháng qua, EU không có ý định mở cuộc đối thoại với Gazprom về vấn đề cạnh tranh không sòng phẳng.
Theo TPO
Nga: Nhận định của Mỹ về Syria "hoàn toàn sai lệch" Ngày 6/7, Nga đã kịch liệt phản đối chỉ trích của Mỹ về lập trường của Điện Kremlin đối với cuộc xung đột ở Syria, đồng thời khẳng định rằng sự ám chỉ của Washington về việc Mátxcơva sẽ "phải trả giá đắt" do ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad duy trì quyền lực là "hoàn toàn sai lệch". Ngoại trưởng Mỹ Hillary...