Sao Mai Phương Nga: “NSND Trung Kiên, NSND Lê Dung là thầy cô tuyệt vời trong trái tim tôi”
Sao Mai Phương Nga vừa cho ra mắt MV Bài ca người giáo viên nhân dân, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
MV Bài ca người giáo viên nhân dân được Phương Nga thực hiện ngay tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – nơi chị đang công tác với vai trò là Phó Trưởng khoa Thanh nhạc.
MV có sự góp mặt của những học trò mà chị dìu dắt và yêu quý, bây giờ đã trở thành những đồng nghiệp tại Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam như Sao Mai Bích Hồng, Sao Mai Thu Hằng… Cùng với đó, MV cũng có sự tham gia của TS. NSƯT Trịnh Minh Trang – Tổ trưởng tổ đệm Khoa Thanh nhạc và các học sinh sinh viên của Khoa.
Bài ca Người Giáo Viên Nhân Dân – Nghệ sỹ Phương Nga
“Mỗi lần nghe Bài ca người giáo viên nhân dân, Phương Nga rất xúc động và tự hào về người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đó là các thầy, cô giáo. Và cũng đã từ lâu rồi, cứ vào dịp tháng 11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Phương Nga lại được khán giả gửi yêu cầu thể hiện ca khúc.
Phương Nga thực hiện MV này, xin được thay lời cảm tạ và biết ơn của mình gửi tới quý thầy cô giáo trong cả nước, các thầy cô đã truyền dạy kiến thức cho Phương Nga trong suốt thời gian đi học từ tấm bé, cho tới khi lớn khôn. Và đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc tới cố NSND Trung Kiên, NSND Lê Dung, những người thầy cô tuyệt vời luôn trong trái tim của Phương Nga mãi mãi”, Phương Nga chia sẻ về ca khúc.
“Những kiến thức thầy cô trao cho, tôi sẽ cố gắng bằng tất cả nhiệt huyết của mình, bằng tất cả tình cảm yêu thương của mình, sẽ tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò tiếp bước theo con đường vẻ vang mà các thầy cô đã đi qua” – nghệ sĩ Phương Nga bày tỏ trong ngày tri ân các thầy cô giáo.
Sao Mai Phương Nga ra mắt MV Bài ca người giáo viên nhân dân, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Sao Mai 2001 cũng bày tỏ niềm tự hào khi chị may mắn được học từ những thầy cô giỏi nhất. Một người thầy mà nghệ sĩ Phương Nga vô cùng yêu mến, kính trọng và ngưỡng mộ chính là cố NSND Trung Kiên.
NSND Trung Kiên với khối kiến thức uyên bác, đã đào tạo thế hệ học trò là thế hệ vàng của nền thanh nhạc Việt Nam, như: cố NSND Lê Dung, NSND Quang Thọ, NSND Thu Hiền… và lớp kế cận là NSND Quốc Hưng – Trưởng Khoa Thanh nhạc”
Nghệ sĩ Phương Nga kể: “Khi thầy còn sống, tôi hay nói với thầy, thầy là thế hệ kim cương lấp lánh, chúng con là học trò núp dưới cái bóng cao cả của thầy. Được nhận sang lớp của thầy là may mắn và là bước ngoặt đối với tôi.
Chúng tôi vẫn luôn cố gắng nhưng cũng tự nhủ rằng không biết đến bao giờ mới lại có một NSND Trung Kiên như thế. Thế hệ của NSND Quốc Hưng – Trưởng Khoa Thanh nhạc hiện giờ, hay thế hệ chúng tôi sau này, mãi mãi vẫn chỉ là những học trò nhỏ của thầy mà thôi”.
Sao Mai 2001 cũng bày tỏ niềm tự hào khi chị may mắn được học từ những thầy cô giỏi nhất.
Nghệ sĩ Phương Nga cũng là “học trò cưng” của cố NSND Lê Dung. Năm 1999 khi thi vào Nhạc viện Hà Nội, hiện là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Phương Nga may mắn khi được học cố NSND Lê Dung. NSND Lê Dung chia sẻ cô rất thích giọng hát của Phương Nga và coi Phương Nga là “hạt giống đỏ”.
“Cô Lê Dung hát opera rất hay, hát các bản aria, romance nổi tiếng thế giới cũng tuyệt vời. Cô sử dụng kỹ thuật thanh nhạc bel canto vô cùng khéo léo, xử lý những tác phẩm của Việt Nam như Người Hà Nội, Bài ca hi vọng… hay những ca khúc gắn liền tên tuổi của cố NSND Lê Dung như Thương lắm tóc dài ơi, Khúc mùa thu…
Không chỉ hát tròn vành rõ chữ mà khi cô hát có độ mềm mại, tinh tế, tình cảm vô cùng. Cô là nghệ sĩ có dấu ấn riêng không lẫn với bất kỳ ai cả. Đến giờ tôi vẫn hát theo cách cô dạy và áp dụng cách mà cô dạy với các học trò của mình” – nghệ sĩ Phương Nga bày tỏ.
Phương Nga cùng các đồng nghiệp và học trò tại khoa Thanh Nhạc
Nhiều năm qua, nghệ sĩ Phương Nga đã miệt mài tiếp bước các thầy cô, dìu dắt các học trò trưởng thành. Hiện đã có biết bao thế hệ học trò của cô giáo Phương Nga từ trung cấp, đại học, cao học, trưởng thành và gặt hái nhiều thành tựu. Trong Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, hiện có hai học trò của nghệ sĩ Phương Nga đã trở thành đồng nghiệp, đó là Sao Mai Bích Hồng và Sao Mai Thu Hằng.
“Suy cho cùng, điều hạnh phúc nhất của người thầy là thấy học trò của mình thành đạt. Nhất lại là khi mình đào tạo được các học trò giỏi và các em lại trở thành những người thầy tiếp tục sự nghiệp trồng người, niềm vui ấy như được nhân lên” – nghệ sĩ Phương Nga nói.
Cô giáo Hà - Hành trình miệt mài nâng bước học sinh nghèo
"Hành trình tôi đi, mỗi con đường, mỗi bản tôi đến, tôi gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác mà khiến tôi không thể dừng lại" - cô Hà bộc bạch.
Những bản làng vùng sâu vùng xa, nơi không nước, không điện, trường xa bản, những đứa trẻ không tự đi bộ đến trường học mà phải nhờ đến cha mẹ chở đi. Đồi núi trập trùng, chặng đường dài tới trường, đất quánh lại dưới bánh xe sau những cơn mưa, khiến đôi chân chùn lại không muốn đi. Rồi cái nghèo, cái đói lại quẩn quanh.
Xót thương và mong muốn những đứa trẻ được tới trường, nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hà, trường THPT Phan Đình Giót đã lặn lội đến với các bản xa thành phố để động viên, hỗ trợ, để các em vững bước tới trường.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ban Khoa giáo, Đài THVN thực hiện phim tài liệu Mẹ Hà khắc họa chân dung một cô giáo ở thành phố nhưng miệt mài với hành trình giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để các em có cơ hội đến trường và có một tương lai tươi sáng hơn.
Trường THPT Phan Đình Giót nằm giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Không phải là trường nội trú của tỉnh nhưng trường có hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số đến từ vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên như Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Chà... Nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Hà tốt nghiệp cử nhân sư phạm khoa Anh, trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội năm 2004. Cùng năm đó, cô về công tác tại trường THPT Phan Đình Giót. Năm 2016, cô Hà làm Phó Bí thư đoàn trường ngoài công việc chuyên môn, đây là khởi nguồn cơ duyên đưa cô đến với công việc thiện nguyện, hỗ trợ giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Phim tài liệu Mẹ Hà đã mang đến những câu chuyện đầy cảm động về 4 em nhỏ trong 26 em hiện đang được cô Hà hỗ trợ hàng tháng.
Đầu tiên là câu chuyện về em Giàng A Say - cậu học trò mong muốn được gọi tiếng "mẹ Hà". Cô Hà kể hành trình của Say đến với cô rất trắc trở.
Lần đầu khi nhìn thấy Say đến trường, cô đã nghẹn ngào bật khóc trước một cậu bé gầy gò, da đen nhẻm, không có gì mang theo. Cô Hà sắm sửa đồ dùng cá nhân cho Say từ sách vở, bột ngũ cốc, kem đánh răng... để em bắt đầu hành trang vào cấp 3. Từ đó, sự hỗ trợ được duy trì hàng tháng dành cho cậu học trò nghèo này.
Cô lo cho Say từ sách vở, đồ dùng cá nhân... để em có thể theo học.
Sau Giàng A Say, trường hợp thứ 2 ở trường trường THPT Phan Đình Giót nhận sự hỗ trợ hàng tháng của cô Hà là em Vàng A Si, lớp 11B2. Tìa Dình là xã nằm trên địa bàn tuyển sinh của trường nên mỗi khi đến trường THCS Tìa Dình 2, cô Hà lại vào thăm nhà Si.
Bản Háng Sua là bản nghèo nhất xã, xã lại nghèo nhất huyện nên cô Hà phải rất khó khăn mới vào được nhà Si. Háng Sùa là bản "2 không" - không điện, không nước. Nhà Si là hộ nghèo với 10 nhân khẩu, trong đó có 8 người con, sau Si còn 4 em gái.
Cô Hà đến với gia đình em Vàng A Si.
Để có thể hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô Hà và các cô giáo tại trường THPT Phan Đình Giót đã thành lập gian hàng "siêu thị 0 đồng". Ở đây, những nhà hảo tâm, hàng xóm, đồng nghiệp... đã gửi bất cứ thứ gì họ có thể trợ giúp, từ quần áo cũ/mới tới cả đồ sinh hoạt...
Ngoài các em ở vùng sâu vùng xa, nhiều trường hợp ở gần thành phố cũng được cô Hà hỗ trợ. Em Trần Đình An Na, lớp 6A1, trường THCS Thanh Luông, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mẹ em bị bệnh xơ cứng bì (căn bệnh hiếm gặp trên thế giới và chưa có cách chữa trị), không thể lao động. Em gái Na bị viêm hạch mạc treo mà gia đình không đủ điều kiện kinh tế để đi điều trị.
Trong lần đến thăm gia đình Na, mẹ Na nhận ra cô Hà cũng chính là cô giáo năm xưa của chị. Hai cô trò ôm nhau khóc, không ngờ lại tái ngộ trong hoàn cảnh như thế này.
Đúng như lời hứa của cô Hà, gia đình Na đều đặn nhận được quà từ việc kết nối của cô với những tấm lòng hảo tâm.
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Na.
Mẹ Na nhận ra cô Hà là cô giáo dạy cấp 3. Đã gần 20 năm trôi qua rồi, cô trò gặp nhau trong hoàn cảnh này thật sự rất xót xa.
Cô Hà thương cô bé Na nhỏ tuổi đã sớm phải lo toàn nhiều chuyện trong gia đình.
Hàng tháng, cô Hà gửi quà hỗ trợ gia đình Na.
Cuối tuần, cô Hà còn đến thăm gai đình anh Lường Văn Điện - chị Lò Thị Chở, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên. Anh chị có bé Lường Thị Nhân, 3 tuổi, bị tan máu bẩm sinh với hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Ngôi nhà vách đất của bé Nhân.
Nụ cười của bé Nhân khi được cô Hà tặng áo mới
Với cô giáo Hà, mỗi đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến với cô đều như nhân duyên sắp đặt. Dù không hỗ trợ được nhiều nhưng mỗi phần quà đều đặn hàng tháng đã phần nào giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng, mang lại những ngày tháng tốt đẹp hơn cho cuộc sống của các em.
Không chỉ một mình, cô Hà còn kéo cả gia đình vào cuộc. Chồng cô là giáo viên dạy Toán ở trường Phan Đình Giót, anh tình nguyện hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc hai con để vợ của mình yên tâm đi "vác tù và hàng tổng".
Hành trình của cô Hà nhận được sự ủng hộ từ tổ ấm nhỏ.
"Hành trình tôi đi, mỗi con đường, mỗi bản tôi đến, tôi gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác mà khiến tôi không thể dừng lại ở đây. Dù đôi chân đôi khi cũng mỏi nhưng ý chí không cho phép tôi dừng lại." - cô giáo Nguyễn Thị Hà bộc bạch.
Phương Nga phản ứng ra trò khi bị Bình An 'cà khịa' rửa bát "Tôi lấy em về chỉ để rửa bát", câu nói của Bình An khiến bà xã phải phản ứng liền tay. Sau gần 5 năm hẹn hò, Bình An - Phương Nga đã tiến tới hôn nhân. Mặc dù đã trở thành vợ chồng, song cặp đôi vẫn "lầy lội" như thuở mới yêu. Mới đây, người hâm mộ lại được phen cười...