Sao lại xử phạt người bán vé số dạo!?
Theo giới luật sư, người bán dạo vé số điện toán khó bị xử phạt “tội” bán cao hơn mệnh giá, không đúng địa bàn.
Trước Bệnh viện Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM), người đàn ông khoảng 70 tuổi, đi nạng gỗ, bán dạo vé số truyền thống lẫn vé số điện toán, bộc bạch: “Mỗi ngày, tôi mua 30 vé từ một quầy của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam ( Vietlott) rồi bán lại cao hơn 2.000 đồng/tờ để kiếm thêm 60.000 đồng/ngày. Nếu bị xử phạt, chắc tôi không đủ tiền nộp”.
Cơ quan chức năng chỉ… đề nghị
Tại TP HCM, ngoài các quầy phân phối chính thức, vé số điện toán còn được phân phối bởi nhiều người bán dạo, điểm kinh doanh vé số truyền thống.
Chị Minh Thúy, một đại lý vé số truyền thống tại tỉnh Gia Lai, cho biết trên địa bàn đã xuất hiện vài nơi treo bảng bán vé số điện toán, dù Vietlott chưa triển khai kinh doanh tại đây. Vé số điện toán bán ở Gia Lai do một đại lý của Vietlott ở Đà Nẵng cung cấp.
Bán vé số dạo nuôi sống nhiều gia đình khó khăn
Tại TP Hà Nội, Vietlott dự kiến triển khai kinh doanh từ ngày 5-12 nhưng nhiều ngày qua, vé số điện toán đã xuất hiện trên khắp tuyến phố. Nhiều người bán xác nhận vé số điện toán ở Hà Nội có nguồn gốc từ TP HCM.
UBND tỉnh Cà Mau vừa thành lập đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh vé số điện toán do Vietlott chưa mở đại lý nhưng loại vé số này đã được mua bán ở đây.
Video đang HOT
Giữa tháng 11-2016, bà Nguyễn Thanh Thúy Trang (ngụ phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) mua số lượng lớn vé số điện toán từ TP HCM đưa về Đồng Tháp bán. Ngay sau đó, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Tháp đã lập biên bản và đề nghị cơ sở bà Trang kinh doanh xổ số điện toán theo đúng quy định.
Chính quyền địa phương quyết định
Do ngại mất thời gian đến quầy của Vietlott nên nhiều người chấp nhận mua vé số điện toán từ các quầy vé số truyền thống hoặc người bán dạo với giá cao hơn từ 1.000 đến 2.000 đồng/vé. Người mua xem số tiền chênh lệch như khoản thù lao cho người bán thay họ đến mua trực tiếp.
Từ thực tế trên, nhiều người băn khoăn liệu những đầu mối mua bán hay người bán dạo vé số điện toán có bị cơ quan chức năng xử phạt khi bán sai mệnh giá, địa bàn phát hành. Thậm chí, còn có giả thiết một người bỏ ra 10.000 đồng mua tờ vé số điện toán 4 số (Max 4D) có dãy số đẹp (thần tài). Sau đó, người khác muốn mua lại với giá 1 triệu đồng thì người bán có bị xử phạt không?
Ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Tổng Giám đốc Vietlott, khẳng định nếu đại lý của Vietlott bán vé sai mệnh giá, không đúng địa bàn phát hành thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Còn việc người dân mua vé rồi bán lại với giá cao hơn hoặc mua ở đại lý của Vietlott rồi mang đến nơi khác bán thì việc xử phạt hay không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương đó.
Về trường hợp bà Trang, một cán bộ phụ trách kinh doanh của Vietlott cho rằng cơ quan chức năng có thể xử phạt đại lý xổ số điện toán nếu đại lý đó đưa thiết bị đấu cuối về Đồng Tháp (địa phương Vietlott chưa triển khai kinh doanh) để in vé bởi Thông tư 136/2013/TT-BTC về kinh doanh xổ số điện toán quy định vé chỉ được phát hành tại địa phương Vietlott đã triển khai kinh doanh.
Trong khi đó, ông Huỳnh Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết Đà Nẵng, nhìn nhận chủ đại lý vé số truyền thống mua vé số điện toán rồi bán tại quầy của mình là chưa đúng cách thức phát hành bởi vé số điện toán chỉ được in ra từ thiết bị đầu cuối của Vietlott.
Còn việc đại lý vé số truyền thống có bị xử phạt khi bán kèm vé số điện toán hay không thì ông Hùng không bình luận.
Bán dạo không phải người kinh doanh Trao đổi với báo giới về xử phạt người bán dạo, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích kinh doanh xổ số là ngành nghề có tính đặc thù, không đơn thuần mua đi bán lại nên để có căn cứ xử phạt hay không thì ngoài Nghị định 98/2013 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số), còn phải áp dụng Nghị định 78/2012 (sửa đổi Nghị định 30/2007/NĐ-CP về kinh doanh xổ số). Theo đó, kinh doanh xổ số là hoạt động được tổ chức theo nguyên tắc doanh nghiệp thu tiền bán vé và trả thưởng cho người mua vé trúng thưởng. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh xổ số chỉ được kinh doanh trên địa bàn toàn quốc hoặc tại từng khu vực theo quy định của Bộ Tài chính. “Với các quy định này, tôi cho rằng đối tượng bị xử phạt theo Nghị định 98/2013 không phải là người bán vé số dạo” – luật sư Lê Văn Hoan nói. Luật sư Phạm Minh Tâm (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng người bán dạo không phải là người kinh doanh xổ số. Khái niệm kinh doanh đã được Luật Doanh nghiệp giải thích: Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. “Nếu có chứng cứ cho rằng vi phạm trong việc kinh doanh vé số không đúng địa bàn thì chỉ có thể xử phạt đại lý hoặc công ty xổ số” – luật sư Tâm nhận định.
Theo Thy Thơ (Người lao động)
"Sờ gáy" điểm bán vé số điện toán "chui" ở miền Tây
Một điểm bán vé số điện toán "chui" ở miền Tây vừa bị cơ quan chức năng "sờ gáy"
Biên bản làm việc của lực lượng chức năng với bà Trang
Ngày 17.11, Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Chi cục quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Cục thuế tỉnh đã tiến hành kiểm tra hoạt động các điểm kinh doanh xổ số điện toán trên địa bàn tỉnh.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện bà Nguyễn Thanh Thuý Trang (ngụ phường 2, TP Sa Đéc) đã vi phạm trong hoạt động kinh doanh vé số tự chọn.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trang cho biết đã mua vé số tự chọn điện toán từ một điểm bán trên ở Sài Gòn, mỗi lần lấy 6 kỳ.
Theo cơ quan chức năng, cơ sở của bà Trang đã vi phạm vào khoản 1, điều 9, chương 3 của Thông tư 136/2013/TT-BTC ngày 3/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán. Cụ thể là vé xổ số tự chọn số điện toán được phân phối theo hình thức bán trực tiếp cho khách hàng thông qua thiết bị đầu cuối.
Do mới vi phạm lần đầu, đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị cơ sở của bà Trang thực hiện kinh doanh loại hình xổ số tự chọn đúng quy định của pháp luật.
Bản thân bà Trang cũng cam kết không kinh doanh nữa cho đến khi có thiết bị đầu cuối theo quy định.
Một điểm bán vé số điện toán ở TP Trà Vinh dù tỉnh này chưa có đại lý
Theo tìm hiểu, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) mới triển khai đại lý bán cho người dân ở TP Cần Thơ và An Giang.
Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh ở miền Tây khác, tình trạng bán vé Vietlott "chui" vẫn đang diễn ra. Đặc biệt là sau khi thông tin một người phụ nữ ở TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) trúng 92 tỷ đồng. Theo đó, người bán mua vé in sẵn từ các đại lý của Vietlott về bán lại, với giá 12.000 đồng/vé.
Trước việc xổ số tự chọn số điện toán hoạt động không đúng quy định, gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến vé số truyền thống, hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam đã gửi văn bản lên Bộ Tài chính yêu cầu Vietlott chấn chỉnh lại.
Cụ thể, văn bản nêu có một số hộ kinh doanh tại các địa phương và đại lý XS điện toán tại TPHCM đã tổ chức đưa vé số tự chọn số điện toán được in sẵn các số dự thưởng về bán tràn lan ở nhiều tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu cuối. Hành vi trên làm thất thu ngân sách các địa phương...
Ngoài ra, vé số điện toán in sẵn các cặp số dự thưởng đưa đi bán dạo là không đúng với đặc điểm loại hình xổ số tự chọn điện toán. Hành vi trên làm mất quyền tự chọn của người mua vé và không khác gì vé số truyền thống. Bán vé số điện toán với giá quy định, vé số điện toán được in sẵn số dự thưởng đưa đi bán dạo với giá 12.000 đồng/vé (vượt mệnh giá 2.000 đồng/vé) gây hoang mang, bức xúc và thiệt thòi cho đại lý và người bán vé số kiến thiết, làm ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường khu vực...
Theo Đức Hậu (Dân Việt)
Vietlott có thể bị tước giấy chứng nhận kinh doanh vì hàng loạt sai phạm Sau khi bị tố nhiều sai phạm, Vietlott đã có văn bản chấn chỉnh hoạt động gửi các đại lý thực hiện nghiêm quy định kinh doanh xổ số điện toán. Tuy nhiên, với những hàng loạt sai phạm của Vietlott thì chế tài bị xử lý ra sao? Ban thường trực Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam vừa...