Sao lại lôi con vào chuyện của cha mẹ?
Thế giới của hôn nhân là một thế giới chỉ có hai con người, nhưng đối đầu nhau mới thấy họ kinh khủng.
Khi vợ chồng không còn tin tưởng nhau nữa, tất nhiên họ sẽ dò xét, nghi ngại, làm tổn thương nhau bằng nhiều cách.
Trong phim Thế giới hôn nhân, một bộ phim “hot” của Hàn Quốc, đứa con trai độ tuổi dậy thì nói với mẹ: “Tại sao con phải sống như thế này? Bố mẹ ly hôn. Bố thì cưới người đàn bà khác. Đó không phải là chuyện một đứa trẻ có thể chịu đựng…”.
Chỉ là một câu trong kịch bản được dựng thành phim, và không mới, nhưng đã khiến nhiều người làm cha mẹ phải suy ngẫm.
Có cha mẹ nào đặt mình vào vị trí của những đứa con khi đưa ra quyết định dứt điểm một cuộc hôn nhân?
Rõ ràng, cha mẹ không thể nào biết được con cái nghĩ gì trong câu chuyện của người lớn, nhất là khi người lớn còn níu con cái vào cuộc. Không chỉ ở những gia đình ly hôn, mà trong một gia đình đầy đủ cũng vậy, con cái thường được người lớn đưa ra để làm áp lực hay cầu nối cho mối quan hệ vợ chồng.
Đơn cử một câu chuyện nhỏ, vợ chồng giận nhau, nói chuyện với nhau phải qua con cái, mượn con cái chuyển lời của mình đến đối phương. Họ thường không quan tâm đến tâm trạng của con khi ấy như thế nào, họ chỉ biết giải quyết vấn đề của mình thông qua chúng.
Một bà vợ đi đánh ghen dắt theo đứa con trai khoảng bốn tuổi để làm lá chắn “lỡ có chuyện gì ba nó không dám đánh tôi, vì ổng rất thương thằng bé”. Đó là lý do chị ta đưa con vào cuộc. Trời trưa nắng, thằng bé mồ hôi nhễ nhại, mặt mày đỏ lửng, tò tò đi theo mẹ.
Video đang HOT
Nghe mẹ chửi nhau với cô tiếp viên khách sạn, nó chẳng hiểu gì cả vì còn bé quá, nhưng chắc chắn hình ảnh này sẽ theo nó mãi đến khi lớn lên.
Một ông chồng hay nhậu, mỗi khi nhậu về thích nói nhiều, đủ thứ chuyện từ hạch hỏi, tra vấn vợ rồi đến chửi vợ, gia đình vợ, bạn bè vợ. Hôm nào anh ta đi nhậu về mà những đứa con còn thức thì êm, vì anh ta cảm giác cả nhà đang đợi anh ta về cho… vui (!). Nếu hôm nào những đứa con đã say giấc, thì mình chị vợ phải chịu trận cho đến khi anh ta ngủ mới được yên.
Bởi vậy, mỗi lần ông chồng đi nhậu, dù khuya cách mấy bà vợ cũng buộc các con phải thức để chúng làm “lá chắn”. Các con thương mẹ ráng thức chờ cha về, dù ngày mai chúng phải đi học sớm. Trường hợp này cả cha và mẹ đều không đặt vị trí là những đứa con, họ chỉ biết cho họ.
Rất nhiều trường hợp tương tự, để rồi không ai trả lời được câu hỏi của những đứa con: “Người lớn phải tự giải quyết chuyện giữa họ với nhau, tại sao phải lôi con cái vào?”. Thế nhưng, đó cũng là tâm lý bình thường của con người khi muốn tìm đồng minh. Cha mẹ không lôi con cái vào cuộc thì biết lôi ai đây?
Một tâm lý khác khi bà mẹ hay ông bố đổ lỗi cho nhau bằng cách trút xuống đầu đứa con. Quá nhiều trường hợp người lớn lôi con trẻ vào cuộc một cách quá đáng: “Sao mà đẻ ra cái nòi như vậy!”.
Đôi khi chỉ là một câu nói bâng quơ, nhưng khi qua cơn giận rồi, nghĩ lại mới thấy đó là một câu nói không có tâm. Yêu nhau bao nhiêu lời hay, ý đẹp, cử chỉ thương yêu trìu mến dành cho nhau, đến khi tình yêu cạn rồi, tài sản quý báu nhất là đứa con cũng bị mang ra nguyền rủa.
Thế giới của hôn nhân là một thế giới chỉ có hai con người, nhưng đối đầu nhau mới thấy họ kinh khủng. Khi vợ chồng không còn tin tưởng nhau nữa, tất nhiên họ sẽ dò xét, nghi ngại, làm tổn thương nhau bằng nhiều cách.
Cha mẹ thử đặt mình vào vị trí của những đứa con sẽ thấy gì? Thái độ bơ đi là đa phần của con cái bây giờ. Chúng không muốn quan tâm đến chuyện người lớn, miễn là chúng yên, đừng bắt chúng vào cuộc. Nếu cố tình đưa con cái ra làm cầu nối hay lá chắn, rất có thể sẽ có những trường hợp sau: con cái vào phe cha hoặc mẹ, con cái tỏ vẻ bất cần và có tư tưởng muốn thoát ly khỏi gia đình, học hành bê trễ, giảm sút, nổi loạn… Rõ ràng, tất cả những điều này cha mẹ đều hiểu, nhưng cả hai bên đều chỉ vì họ mà không màng đến phần con, dù bề ngoài họ luôn tỏ ra “tất cả vì con”.
Nhiều người đúc kết, hôn nhân là sự chịu đựng và bao dung, không chỉ với người phối ngẫu, mà còn với con cái. Về phần con cái, không thể trách khi chúng tự hỏi ai tạo ra chúng để chúng phải ra nông nỗi này, mà nên hiểu chúng hoàn toàn có lý khi nói lên điều đó.
Cuối cùng, tại sao rất ít cha mẹ giải thích với con, rằng mỗi người khi sinh ra đều có một số phận, và bởi gia đình là một chuỗi mắt xích không thể tách rời, nên bất hạnh của người này sẽ ảnh hưởng đến người kia. Vấn đề là phải cùng nhau giải quyết trong minh bạch, vị tha, không thù hằn.
Quả báo là có thật
Đàn bà, khi dấn thân vào một mối quan hệ vụng trộm, dù chủ đích hay vô tình, thì cũng nhận lấy sự dằn vặt khốn khổ, cảm giác bấp bênh tội lỗi.
Trà thật tình hỏi cô bạn nhỏ tuổi hơn rằng: "Em nghĩ chị có nên tìm một chỗ dựa không? Chỉ cần ai đó, không quan trọng giới tính, tuổi tác, miễn chị có nơi để lắng nghe, chia sẻ là được".
Cô ấy bảo, nếu vậy thì khó hiểu thật. Bởi Trà vốn nhiều bạn bè, cả bạn gái rất thân, có thể tin cậy và thổ lộ mọi thứ, vậy mà vẫn cảm giác chông chênh, là sao nhỉ?
Trà bỗng muốn kể về những đêm giật mình thức dậy, nằm mãi. Cảm giác trống vắng tận cùng ấy, ai từng trải qua mới thấm thía hết được. Trà đôi khi hoảng loạn, chẳng nhớ ra mình đang ở đâu. Cô độc và sợ hãi. Nghĩ về phía trước chỉ thấy mịt mờ. Thèm có ai đó vỗ về, lắng nghe. Hiếm hoi Trà ngủ trái giờ, khi tỉnh giấc luôn muốn khóc. Thấy mình nhỏ bé đơn độc giữa nhân gian nhiều nỗi đổi thay này. Dường như sự tồn tại của Trà thật là vô nghĩa, có cũng được không có cũng chẳng sao, nào ai quan tâm tới việc Trà còn đó hay đã biến mất rồi. Trà vẫn còn đang trong giai đoạn đau khổ vì bị rũ bỏ, chưa thật sự thoát ra được ư? Không hẳn.
Chỉ là tâm Trà vẫn chưa an.
Đàn bà khó mà bình an khi dấn vào vụng trộm
Như hôm qua, Trà đang chạy ngoài đường thì xe chết máy, đề mãi vẫn không có tín hiệu gì. Trà loay hoay ngó nghiêng, chẳng nghĩ ra cách giải quyết. Đoạn đường này cũng không có chỗ nào khả dĩ để gởi xe lại. Điều khiến Trà hoảng hốt nhất, chính là bởi trong lúc hữu sự ấy, lòng Trà vẫn đau đáu ý nghĩ: Gọi cho ai để cầu cứu bây giờ. Hay là...
May mà Trà vượt qua được cái ý định mang hơi hướm thói quen đầy dựa dẫm ấy. Đừng khiến họ nghĩ Trà muốn kiếm cớ làm phiền. Giờ "họ" và Trà đã rẽ sang hai hướng khác. Họ quay về vun vén lại mái gia đình, che chắn cho nó qua cơn giông bão do mối tình vụng trộm giữa họ và Trà bị phát giác. Đời Trà từng trải qua nhiều sự cố lớn bé, có gì khiến Trà mất niềm tin vào bản thân tới mức không làm chủ được đâu chứ...
"Cai tình" chưa bao giờ đơn giản. Những lý thuyết như thay kiểu tóc mới, chăm sóc bản thân, mua thêm váy áo này nọ đều là vô nghĩa. Họa may trẻ trâu thì mới vì mấy thứ phù phiếm ấy mà khuây khỏa. Trà đau triền miên. Vật vã ngày này tháng nọ. Đâu dễ dàng gì khi phải từ bỏ tình yêu một đời...
Ai đã hoặc đang là kẻ thứ ba, như Trà và cô bạn nhỏ kia, mới thấm thía nỗi đớn đau của người trong cuộc. Vênh váo, thách thức, ghen ngược, đáng ghét như phim như ảnh? Hẳn cũng có, nhưng không phải là tâm thế chung của tất cả. Bởi đàn bà, khi dấn thân vào một mối quan hệ vụng trộm, dù chủ đích hay vô tình, thì cũng nhận lấy sự dằn vặt khốn khổ, cảm giác bấp bênh tội lỗi, những năm tháng vô vọng không phương hướng.
Nếu là một phụ nữ yếu đuối lãng mạn, thích trọn vẹn kiểu ngôn tình, thì sẽ càng là bi kịch. Bởi cuộc tình tay ba chẳng đẹp đẽ mơ mộng gì đâu, mà trần trụi bẽ bàng trong nỗi thua thiệt ngu xuẩn tới khó tin. Vấn đề là, mẫu đàn bà đặt chữ yêu lên đầu, coi tình cảm với một người đàn ông là lẽ sống, là sự nghiệp, là niềm vui nỗi buồn, là tâm trạng, thì càng khó dứt dạt.
Đừng tự tin với câu "cầm lên được thì đặt xuống được" mà lầm. Đàn bà mình dở lắm, cảm tính lắm. Không mấy ai dễ dàng bước chân ra đâu. Dù không lệ thuộc vào kinh tế hay bất kỳ điều gì khác, thì những thói quen, kỷ niệm đau đáu kia vẫn khiến mình tổn thương, chênh chao tới tận cùng.
Luôn phải trả giá khi khiến một người đàn bà khác đau khổ...
"Em từng nghĩ rằng, con cái chính là chỗ dựa, nên em có lúc rất tha thiết muốn sinh một đứa. Với ai cũng đều không quá quan trọng. Nay nghe chị nói vậy, em mới biết là em đã hiểu sai. Không ai có thể giúp được, ngoài chính bản thân mình. Mà bản thân mỗi người thì mỗi khác. Chẳng thể dựa dẫm vào cha mẹ, con cái, tình thân ruột thịt mọi lúc mọi nơi để xua đi hai chữ "cô độc" đâu. Điều tiên quyết, chính là tinh thần phải tự mình độc lập. Không bị tác động bởi cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Nói thì dễ, mà để đắc đạo thì lại không đơn giản.
Chị cần gì ở họ? Vài ba cái tin nhắn túc tắc qua lại? Một vòng tay khác phái? Đỡ đần này nọ? Tất cả? Hãy kỹ càng xác định xem, có nhất thiết không? Nếu thiếu những điều ấy, chị có tự mình làm được, vượt qua được mấy khó khăn nhất thời đó? Vì sao lại chọn lối khó, khi đường đi ngay dưới chân mình, do mình chủ động được? Chị nghĩ thêm đi nhé. Như em bây giờ, thấy nhẹ nhàng không vướng bận. Em mừng là có thể thoát ra sự lệ thuộc tình cảm vào người khác..."
Trà nghe như nuốt từng lời. Để mỗi khi muốn tung hê cơn uất hận, hoặc nhắn vài ba cái tin đầy tức giận trách cứ, Trà lại tự nhắc bản thân rằng, có là gì của nhau đâu. Liên quan gì. Mạnh mẽ lên Trà. Rồi sẽ ổn thôi. Nhiều năm làm kẻ thứ ba không danh phận, tài sản cũng chẳng có gì đáng giá, Trà chưng hửng nhận ra một chân lý rằng, đừng bao giờ mong sự giấu diếm xấu xa chiến thắng đạo lý trên đời. Quả báo là có thật. Chậm thôi, nhưng chắc chắn đến. Chính Trà đang phải trả giá cho những năm tháng thanh xuân sai lầm của mình...
Anh trai bất hiếu Nha tôi co ba anh chi em, tôi con đi hoc, đang ơ chung vơi vợ chồng chị hai, anh ba tôi nghiên rươu, lô đê. Cha mẹ tôi tích góp được mấy mảnh đất. Anh ba ham chơi, không lo làm lụng, cứ tụ tập đua đòi với bạn nhậu rồi cờ bạc, nhà tôi phải bán hết hai mảnh đất để...