Sao Kpop và cư dân mạng: ‘Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại’
Em gái quốc dân của làng nhạc KPop không thể ngồi yên trước những lời lẽ miệt thị. Tuy nhiên hành động đáp trả bằng âm nhạc của cô dường như không mấy hiệu quả với cộng đồng mạng.
Dùng âm nhạc để phản pháo
IU trở lại làng nhạc Kpop với album CHAT-SHIRE trong tháng 11/2015 gây tò mò cho khán giả. Tuy nhiên, lần trở lại này của em gái quốc dân gặp phải khá nhiều sóng gió: Từ nghi án đạo ca khúc của công chúa nhạc pop Britney Spears cho đến ảnh bìa album mượn ý tưởng hình tượng Lolita (nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vladimir Nabokov). Đặc biệt ca khúcZeze của cô còn được cho là có nội dung ấu dâm.
Nữ ca sĩ IU.
Nữ ca sĩ đã phải xin lỗi người hâm mộ vì những vụ lùm xùm vừa qua. Trước làn sóng phản đối, IU quyết định đáp trả lại bằng cách biến tấu lời ca khúc. Cụ thể, cô đã viết lại lời bài hát Red Queen (vốn song ca cùng Zion.T) nhằm mỉa mai những người rảnh rỗi, bình luận ác ý người khác.
Bài hát mới có đoạn: “Tôi nghĩ là chưa ai hiểu đúng về tôi nhưng câu chuyện mà họ nói về tôi lúc nào cũng thật hấp dẫn. Đáng tiếc là những dự đoán của các người về tôi lại sai rồi. Sẽ là nói dối nếu tôi bảo tôi không cười. Thế nên là không sao cả”.
IU không phải là nghệ sĩ thần tượng Kpop duy nhất từng dùng lời bài hát để đáp trả lại những bình luận ác ý của anti-fan. Tháng 4/2015, nữ ca/nhạc sĩ eSNA cũng đã có hành động nhắm vào fan khi biến tấu hit Ahh oop! (kết hợp cùng nhóm nhạc MAMAMOO) thành Ahh S**t! Đây là sáng tác của chính cô với sự kết hợp hấp dẫn của hiphop và pop/dance sau thành công của ca khúcSome (SoYu ft JunggiGo).
Tuy nhiên, dân mạng quá quan trọng về chuyện ngoại hình và gọi ngôi sao này là “đồ con heo” khi cô trình diễn bên cạnh MAMAMOO. Điều này khiến cho sân khấu quảng bá ca khúc dần vắng mặt eSNA cũng như khiến nữ ca sĩ cảm thấy không thoải mái.
Sau đó, nữ/ca nhạc sĩ tài năng của Kpop phản pháo lại những khán giả nhiều chuyện bằng cách sửa lời bài hát Ahh oop!. Cô viết “Các người tưởng tôi sẽ im lặng chịu đựng sao? Các người có biết rằng, ca khúc này là do tôi viết ra đấy. Đây không hẳn là màn tái xuất của MAMAMOO mà là sự hợp tác với eSNA này”.
Video đang HOT
Nữ ca/ nhạc sĩ eSNA.
Nữ ca sĩ nhấn mạnh trong lời ca khúc: “Nghe cho rõ đây, vấn đề không phải ở ngoại hình. Tôi sẽ viết tiếp nhiều bài hit như ca khúc Some vậy. Tôi đẹp theo cách của riêng tôi”.
MC Mong cũng là một trường hợp thú vị trong việc dùng âm nhạc để đáp trả anti-fan. Anh là một trong những nghệ sĩ của Kpop từng dùng lời ca khúc đầy ẩn ý để “giao lưu” với những người không ưa mình. Album Miss Me or Diss Me (Nhớ tôi hay ghét tôi?) của MC trở lại sau 5 năm vắng bóng do scandal trốn nghĩa vụ quân sự.
Dù dư luận phản đối nhưng ca khúc chủ đề cùng tên album được xem như lời nhắn đến người nghe nhạc. Bỏ qua những cảm giác nặng nề đau buồn, MC Mong ví mình như một đóa hoa, không thể chết khô nếu như vẫn còn người hâm mộ.
Không ngóc nổi đầu vì anti-fan
Trải nghiệm với anti-fan dường như là điều khó tránh khỏi với thần tượng Kpop. Trang Yahoo từng có bài báo phân tích về nhóm công chúng này. Anti-fan thường là phái nữ, tuổi từ 13 – 22, luôn có ý định và hành động “bôi bẩn” thần tượng. Một người quản lý ở Hàn Quốc từng chia sẻ, các ngôi sao nổi tiếng thường có từ 500 – 1000 những khán giả dạng này.
Nhóm nhạc Piggy Dolls là một điển hình. Nhóm nhạc tài năng gồm 3 cô gái khá “mũm mĩm” bao gồm Kim Min Sun, Lee Ji Yeon và Park Ji Eun. Các thành viên đều có cân nặng trên 70 kg và là hiện tượng mới mẻ của KPop đầu năm 2011. Nhóm nhạc nữ này từng phát hành đĩa đơn Trend rất cá tính nhưng sau đó lại bị chính fan cuồng “tiêu diệt”.
Cái giá để phải làm thần tượng buộc Piggy Dolls phải ăn uống để trở nên mũm mĩm nhưng sau đó bị chính công ty quản lý ép buộc giảm cân vì album sẽ ế ẩm nếu không có ngoại hình bắt mắt. Hình tượng mới của những cô nàng “mi nhon” lại không hề tạo nên thành công cho họ mà có phần thất bại hơn. Đây là trường hợp điển hình cho việc nghệ sĩ “chào thua” trước anti-fan.
Nhóm nhạc T-Ara.
Cư dân mạng đã gần như nhấn chìm danh tiếng của nhóm nhạc T-Ara sau bê bối phân biệt đối xử với thành viên cùng nhóm. Nhóm nhỏ T-Ara N4 cũng từng phản đối thái độ của anti-fan nhưng khá yếu ớt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhóm vẫn chưa lấy lại được danh tiếng của mình và vẫn bị đánh giá là “con ghẻ” của nền âm nhạc Kpop.
Thần tượng vác đơn đi kiện
Có không ít nghệ sĩ dùng chính âm nhạc để đáp trả lại anti-fan bởi họ cảm thấy không đáng bị xúc phạm. Những trường hợp như IU, eSNA, MC Mong… được cho là phản ứng lại mạnh mẽ. Tuy nhiên không phải ai trong số họ cũng thành công.
Bên cạnh dùng âm nhạc để đáp trả, nhiều nghệ sĩ thần tượng cũng cậy nhờ đến mạng xã hội. Seung Yeon của nhóm Kara từng bình luận: “Cư dân mạng không có tên, nếu các người ẩn mình đằng sau danh nghĩa của từ “công chúng”, thì các người nghĩ rằng mình là những nhà đạo đức và chuyên gia, và dường như sẽ trở thành người với sức mạnh rất to lớn?”.
Tuy nhiên mọi hành động của sao Kpop dường như đang đẩy cuộc khẩu chiến lên cao, là việc “hòn bấc ném qua, hòn chì ném lại” giữa thần và cộng đồng mạng. Trong các trường hợp này, nghệ sĩ thường không thể “thắng” được dân mạng.
Cư dân mạng dường như “miễn nhiễm” với những đáp trả bằng âm nhạc hay mạng xã hội của thần tượng. Chính vì thế, thời gian gần đây, nhiều ca sĩ xứ Kim Chi đang vác đơn đi kiện cư dân mạng.
Mới nhất, người đại diện của IU phát biểu: “Chúng tôi đã kiện những người tung tin đồn và những người viết bình luận ác ý về IU trên các trang mạng xã hội”. Hiện tại phía công ty của cô đang thu thập bằng chứng gửi cho cảnh sát.
Nhóm nhạc JYJ.
Trước IU, một loạt các nghệ sĩ khác của Kpop như So Hee (cựu thành viên Wonder Girls), ca sĩ/ diễn viên Goo Hye Sun, Tablo (Epik High), JYJ, IVy… cũng đã đâm đơn kiện đến cư dân mạng vì có hành động bôi xấu, hạ thấp danh dự của họ.
Tuy nhiên, hành động này dường như vẫn chưa thu lại được những kết quả làm thay đổi lối suy nghĩ và hành động của anti-fan một cách mạnh mẽ.
“Cộng đồng mạng” là những người có quyền lực ngầm. Không chỉ đưa ra các đánh giá “khen – chê” mà còn chỗ tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ thần tượng. Số lượng fan hâm mộ cũng quyết định đến số lượng hợp đồng và cát-xê của nghệ sĩ. Vì thế, việc nghệ sĩ đôi co với người hâm mộ trên mạng đôi khi chỉ là cuộc khẩu chiến mà chính họ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Theo Zing
Con trai thường không thèm nghe nhạc của boygroup Kpop?
Một Kpop fan đã đưa ra những lập luận lý giải cho việc các sao thần tượng nam dù doanh số album cao nhưng vẫn chật vật trên các BXH so với sao thần tượng nữ.
Một chủ đề thảo luận được mở ra trên Pann đang thu hút đông đảo sự chú ý của Kpop fan Hàn Quốc cũng như quốc tế. Fan lập ra chủ đề này đã đưa ra những suy luận để chứng minh cho việc các sao nam Kpop, ngay cả khi đông fan và nổi tiếng hơn, cũng sẽ khó lòng đánh bại các sao nữ trên BXH.
Theo fan này thì "con trai không nghe nhạc của các nghệ sỹ thần tượng nam", trừ nhạc của nhà YG (Big Bang, WINNER, iKON) và Block B. Và lập luận rằng đó chính là lý do mà các boygroup thường chật vật trên các BXH và rớt hạng nhanh chóng bởi họ chỉ có sự ủng hộ ít ỏi từ lực lượng fan của chính mình. Tuy nhiên fan này cũng nói thêm rằng EXO với lực lượng fan nữ quá hùng hậu sẽ là trường hợp ngoại lệ.
Một bên nổi hơn, nhiều fan hơn, nhờ đó mà doanh số album cao hơn, nhưng âm nhạc lại chỉ được fan "nghe ủng hộ", và fan có đông cũng khó lòng đọ nổi số lượng đông đảo công chúng nghe nhạc, không tránh khỏi việc chật vật trên các BXH
Trong khi đó, các nghệ sỹ nữ, bao gồm cả girlgroup, thì không phải chịu "sự kỳ thị cùng giới" nói trên mà được cả nam lẫn nữ (không nhất thiết phải là fan) ủng hộ: "Các nghệ sỹ thần tượng nữ không cần thiết phải có lực lượng fan đông đảo. Họ vẫn sẽ "khỏe re" chỉ với sự nổi tiếng ở mức độ vừa phải vì nữ giới cũng thích họ và nghe nhạc của họ (VD như MAMAMOO, Red Velvet, G-Friend, A Pink). Bạn có thể tới các concert của nghệ sỹ thần tượng nữ và thấy rất nhiều fan nữ, nhưng khi tới concert của các thần tượng nam thì chẳng thấy fan nam đâu cả".
Một bên kém nổi hơn, không có nhiều fan bằng nên doanh số album thấp hơn, nhưng âm nhạc lại được cả nam giới và nữ giới nghe do đó xếp hạng cao hơn
Và chính vì gặp khó khăn trong việc thu hút đối tượng người nghe là nam giới, nhiều boygroup dù có tên tuổi, doanh số album khá nhưng vẫn không ăn nên làm ra trên các BXH trực tuyến - nơi thể hiện rõ nhất mức độ phổ biến của các ca khúc đối với công chúng: "Tôi chắc chắn là tất cả các bạn đều biết những nhóm như INFINITE, B2ST, SHINee, B1A4, Block B, VIXX, BTOB, BTS, TEEN TOP, GOT7. Rõ ràng là bạn biết họ khá nổi nhưng năm nay thì họ đều có một điểm chung đó là xếp hạng trực tuyến chỉ cao vào ban đêm, còn ban ngày thì tụt, và họ rất chật vật để duy trì thứ hạng sau khi đã kết thúc chiến dịch quảng bá dù doanh số album cao. Với thần tượng nữ thì thứ hạng các ca khúc ổn định hơn vì bạn khó có thể đánh bại được sức mạnh của lực lượng người nghe là cả nam giới và nữ giới".
Fan này kết luận: "Việc xếp hạng trực tuyến cao cho thấy bạn được công chúng đón nhận nhiều hơn, trong khi doanh số album cao chỉ cho thấy sức mạnh của lực lượng fan". Một bên kém nổi hơn, không có nhiều fan bằng nên doanh số album thấp hơn, nhưng âm nhạc lại được cả nam giới và nữ giới nghe do đó xếp hạng cao hơn. Một bên nổi hơn, nhiều fan hơn, nhờ đó mà doanh số album cao hơn, nhưng âm nhạc lại chỉ được fan "nghe ủng hộ", và fan có đông cũng khó lòng đọ nổi số lượng đông đảo công chúng nghe nhạc, không tránh khỏi việc chật vật trên các BXH.
Bạn nghĩ sao về lập luận của fan này?
Theo FCH / Trí Thức Trẻ
Những con số khoe độ chịu chơi của fan Kpop ở Việt Nam Những con số này một lần nữa chứng minh vấn đề không mới đó là fan Kpop ở Việt Nam vô cùng hùng hậu và nhiệt tình. Bỏ tiền mua sao trên trời cho thần tượng Một trong những cách phổ biến nhất để fan Việt bày tỏ tình cảm tới thần tượng - những người ở cách xa hàng nghìn km -...