Sao Hỏa ở bốn tỷ năm trước có thể giống Trái Đất nhiều hơn hiện nay
Trong các phân tử hữu cơ ở lớp vỏ của một thiên thạch nổi tiếng 4 tỷ năm tuổi từ sao Hỏa có chứa nitơ, cho thấy lúc đầu Hành tinh Đỏ có thể đã từng có môi trường phù hợp với sự sống.
Thiên thạch Allan Hills (ALH) 84001 được đặt tên theo một khu vực ở Nam Cực nơi nó được phát hiện vào năm 1984 – có chứa các khoáng chất cacbonat màu cam, những khoáng chất này có khả năng được kết tủa từ nước muối trên hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước.
Bản thân thiên thạch này đã bị đẩy ra khỏi bề mặt sao Hỏa khoảng 15 triệu năm trước, mang theo các chất hữu cơ có chứa nitơ trong các khoáng chất cacbonat. Những khoáng chất này có thể là bản lưu trữ về môi trường có nước lúc đầu của sao Hỏa, bao gồm cả nitơ – một nguyên tố thiết yếu cho mọi sự sống trên Trái Đất, và là thành phần cần thiết của các protein, ADN và ARN.
Những phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Communications này cho thấy, lúc đầu sao Hỏa có thể ở tình trạng ẩm ướt và giàu chất hữu cơ, tình trạng đó khả năng biến nó thành một nơi phù hợp với sự sống. Các nghiên cứu gần đây phân tích đá trầm tích và thiên thạch đã đưa ra những bằng chứng tương tự, và các cuộc thám hiểm trước đó cũng đã tìm thấy lưu huỳnh và các hyđrô cácbon chứa clo, nhưng người ta mới chỉ biết được rất ít về nguồn gốc, sự tiến hóa và việc liệu những hợp chất này có một vài trò gì đó trong sự sống sinh học hay không.
ALH trong các cuộc kiểm tra trước đây đã bị nhiễm các vật chất từ tuyết và băng của Nam Cực, khiến cho việc xác định những chất nào thuộc về thiên thạch này trở nên khó khăn. Để bù đắp cho điều này, một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Sự sống Trái Đất tại Viện Công nghệ Tokyo, và Viện Khoa học Vũ trụ và Hàng không của Cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản, đã sử dụng băng keo bạc, loại băng keo có kích thước chỉ bằng bề rộng sợi tóc của con người, để “nhổ” các hạt cacbonat nhỏ bé ra khỏi thiên thạch. Sau đó, một chiếc kính hiển vi điện tử được dùng để phát hiện sự hiện diện của nitơ và xác định các hóa chất và các hợp chất có liên quan đến nitơ. Chúng được so sánh với các khoáng chất không chứa nitơ có trong đá lửa.
Nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã tìm thấy hàm lượng nitơ được bảo quản bên trong các hợp chất cacbonat, điều đó cho thấy sao Hỏa đã từng giống với Trái Đất hơn trước khi nó trở thành Hành tinh Đỏ. Ngày nay, bề mặt sao Hỏa quá khắc nghiệt để các chất hữu cơ có thể tồn tại, nhưng một số nhà khoa học tin rằng các hợp chất hữu cơ có thể được bảo quản theo cách tương tự ở gần bề mặt sao Hỏa trong hàng tỷ năm, giống như trường hợp của ALH84001.
Khám phá này đã mở ra câu hỏi nữa về tiềm năng có sự sống trên sao Hỏa buổi ban đầu – nguồn gốc đầu tiên của các chất hữu cơ chứa nitơ này là ở đâu?
“Có hai khả năng chính: chúng đến từ bên ngoài sao Hỏa, hoặc chúng được tạo thành ngay trên hành tinh này. Trong lịch sử của hệ Mặt trời buổi ban đầu, sao Hỏa có khả năng đã được hứng đầy một lượng chất hữu cơ đáng kể, ví dụ như từ các thiên thạch, sao chổi, và các hạt bụi giàu các-bon. Một số trong đó có thể đã hòa tan trong nước muối và bị giữ lại trong cacbonat”, nhà khoa học Atsuko Kobayashi đến từ Viện Khoa học Sự sống Trái Đất ở Viện Công nghệ Tokyo phát biểu.
Video đang HOT
Sơ đồ sao Hỏa lúc đầu (4 tỷ năm trước) và hiện tại. Các hợp chất hữu cơ cổ đại có chứa nitơ đã bị giữ lại và bảo quản trong cacbonat một thời gian dài.
Atlas- sao chổi mới được phát hiện có thể tỏa sáng rực rỡ như mặt trăng
Một sao chổi tên là Atlas, được phát hiện vào tháng 12, đang trên đường tới Trái đất và có thể xuất hiện sáng như mặt trăng lưỡi liềm - trừ khi nó bị vỡ ra vì sức nóng của Mặt trời.
Atlas gần với quỹ đạo của Sao Hỏa vào lúc này nhưng đang tăng tốc khi nó tiến về phía Mặt trời và sẽ tiến gần nhất tới Trái đất vào cuối tháng Năm.
Nó được phát hiện bởi hệ thống cảnh báo cuối cùng của tiểu hành tinh (ATLAS) ở Hawaii và lấy tên từ tên viết tắt của hệ thống.
Nhìn thấy một sao chổi bằng mắt thường sẽ là một sự kiện hiếm có đối với các nhà thiên văn học - sao chổi sáng cuối cùng có thể nhìn thấy mà không có kính viễn vọng ở bán cầu bắc là Hale-Bopp vào năm 1997.
ATLAS có thể sáng như mặt trăng lưỡi liềm
Khi được phát hiện vào ngày 28 tháng 12 năm 2019, nó mờ nhạt và cần một kính viễn vọng, nhưng khi đến gần hơn, nó ngày càng sáng hơn và bây giờ có thể nhìn thấy bằng ống nhòm.
Sự phát sáng của nó sẽ được Mặt trời khuếch đại khi nó đến gần ngôi sao hơn và trở nên sáng hơn nhanh hơn so với các nhà thiên văn học dự kiến.
'Sao chổi ATLAS tiếp tục phát sáng nhanh hơn nhiều so với dự kiến', Karl Battams thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân ở Washington DC nói với SpaceWeatherArchive: 'Một số dự đoán cho độ sáng cực đại của nó bây giờ có vẻ phi lý.'
Độ sáng tăng gấp 4.000 lần kể từ lần đầu tiên được phát hiện và có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào đầu tháng Tư. Khi được phát hiện ban đầu, sao chổi ở Ursa Major và xuất hiện mờ hơn 398.000 lần so với các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất.
Khi nó được phát hiện ra nó là 273 triệu dặm từ mặt trời, nhưng nó đã được tăng độ sáng với một tốc độ chưa từng thấy kể từ đó.
Thật không may, có một khả năng là nó sẽ vỡ ra do sức nóng mặt trời.
"Hiện tại, sao chổi đang giải phóng một lượng lớn chất bay hơi (khí) đông lạnh", Battams nói. 'Đó là lý do tại sao nó sáng quá nhanh.'
Để tồn tại đủ lâu để nó có thể nhìn thấy như một ánh sáng rực rỡ trên bầu trời, nó cần phải có khả năng giữ chặt băng của nó.Để làm điều này, nó sẽ phải có một hạt nhân lớn với một kho khí đông lạnh - điều mà các nhà thiên văn học không thể xác nhận vào lúc này.
Chính xác thì ATLAS sẽ xuất hiện như thế nào trên bầu trời đêm nếu nó không giữ chặt được băng- các nhà thiên văn học cũng không chắc chắn liệu nó có đuôi dài hay không.
Nếu nó không có một hạt nhân lớn, nó sẽ có khả năng vỡ vụn và mờ dần khi đến gần Mặt trời, theo SpaceWeatherArchive.
Battams không lạc quan nó sẽ sống sót: "Trực giác cá nhân của tôi là sao chổi ATLAS đang quá sáng và tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy nó bắt đầu mờ đi nhanh chóng và thậm chí có thể tan rã trước khi chạm mặt trời."
John Bortle, một chuyên gia về sao chổi nói với Space.com:" Nếu nó thực sự đi qua Trái Đất, nó sẽ trông sắc nét hơn đáng kể. Thay vào đó, chúng ta chỉ thấy một vật thể cô đặc và phát sáng ở trung tâm."
Nếu nó vỡ ra khi đến gần Mặt trời, tàu vũ trụ của NASA vẫn có thể chụp được những hình ảnh về sự kết thúc cuộc đời của nó.
"Máy chụp ảnh Heliospheric trên tàu vũ trụ STEREO của NASA sẽ có được cái nhìn tuyệt vời về ATLAS từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6", ông Battams nói.
"Máy ảnh này rất nhạy, vì vậy chúng tôi có thể quan sát đuôi của ATLAS tương tác với gió mặt trời và đuôi của sao chổi."
Có một số suy đoán điều này có thể liên quan đến Sao chổi vĩ đại năm 1844 vì nó đi theo một quỹ đạo và quỹ đạo tương tự. Đó là một quỹ đạo 6.000 năm xung quanh Mặt trời, có thể chệch ra khỏi quỹ đạo trong khi quay - khoảng 57 tỉ dặm từ mặt trời.
Các nhà thiên văn học dự đoán sao chổi ATLAS và Great đều vỡ ra từ một sao chổi lớn hơn nhiều được sinh ra trong những ngày đầu của hệ mặt trời. Cho đến khi nó đến gần Mặt trời, một lúc nào đấy nó có thể biến mất hoàn toàn khỏi hệ mặt trời.
Trong khi đó, khi trời tối, nó có thể được nhìn thấy từ một nửa trên bầu trời phía bắc-tây bắc và bằng mắt thường từ tháng Tư.
'Sẽ rất vui trong vài tuần tới khi xem sao chổi ATLAS phát triển trong một bầu trời quang đãng." Carl Hergenrother, một nhà quan sát sao chổi ở Arizona đã viết.
Kim Quyền
Thiên thể liên sao phát tán sự sống từ Trái đất ra vũ trụ Cùng với sự phát hiện các thiên thể từ vũ trụ xa xôi, những người theo thuyết tha sinh (panspermia - thuyết cho rằng sự sống tồn tại khắp vũ trụ) bắt đầu tìm cách chứng minh rằng các thiên thể liên sao có thể phát tán sự sống từ Trái đất ra khắp Dải Ngân hà. Thiên thể liên sao Oumuamua. Thuyết...