Sao Hỏa cổ đại có thể đã được bao phủ trong các tảng băng
Các nhà khoa học mới đây đã đưa ra nhận định về việc Hành tinh Đỏ thực sự trông như thế nào trong suốt một tỷ năm đầu tiên bằng cách phân tích hơn 10.000 phân đoạn thung lũng trên Sao Hỏa.
Cụ thể, các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ đảo Devon ở Bắc Cực thuộc Canada, một nơi khô ráo và lạnh lẽo. Phân tích đã chỉ ra một số thung lũng trên Sao Hỏa có thể đã được hình thành bởi một quá trình tương tự như những gì ẩn nấp dưới lớp băng của đảo Devon.
“Nếu bạn nhìn Trái đất từ một vệ tinh, bạn sẽ thấy rất nhiều thung lũng. Một số trong số chúng được tạo ra bởi các dòng sông, một số được tạo ra bởi sông băng, một số được tạo ra bởi các quá trình khác và mỗi loại có hình dạng đặc biệt. Sao Hỏa có thể cũng tương tự như vây”, Anna Grau Galofre, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết.
Video đang HOT
Một trong những quá trình đó, các nhà nghiên cứu cho biết, có thể là dòng nước chảy giữa một tảng băng và mặt đất bên dưới nó. Theo các nhà khoa học, sự xói mòn đó tạo ra một mô hình thung lũng khác. Nhiều thung lũng trên Sao Hỏa được nghiên cứu dường như phù hợp hơn với mô hình hình thành tảng băng đó.
Grau Galofre và các đồng nghiệp của cô đã bắt đầu với các bản đồ chi tiết được tạo ra bởi thiết bị đặc biệt có tên Mars Orbiter Laser Altimet, được gắn trên tàu thăm dò Mars Global Surveyor (MGS) nghiên cứu Hành tinh Đỏ từ năm 1997 đến 2001. Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình kết hợp sáu đặc điểm khác nhau đối với hơn 10.000 phân đoạn thung lũng, sau đó so sánh từng cụm với các thuộc tính dựa trên bốn kịch bản hình thành khác nhau.
Kết quả các nhà khoa học đã phát hiện ra 22 trong số 66 mạng lưới được đánh giá phù hợp nhất với các mô hình được hình thành do nước tan chảy dưới sông bang. 9 mẫu phù hợp nhất được hình thành bởi chính sông băng, trong khi 14 mẫu phù hợp nhất được hình thành bởi các dòng sông. Hầu hết các phần còn lại không đủ khác biệt phù hợp cho một kịch bản hình thành cụ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các thung lũng trông giống như chúng được hình thành do nước tan chảy bên dưới sông băng trên Sao Hoả. Những dòng sông và nước tan chảy trượt xuống dưới sông băng liên quan đến một điểm khác biệt chính về môi trường xung quanh đó là nhiệt độ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu mới của họ rất phù hợp với các lý thuyết gần đây cho rằng Sao Hỏa có thể lạnh hơn trong quá khứ xa hơn so với các giả thuyết khác đã đưa ra.
“Trong 40 năm qua, kể từ khi các thung lũng của Sao Hỏa được phát hiện lần đầu tiên, giả định rằng các dòng sông đã từng chảy trên Hành tinh Đỏ, làm xói mòn bắt nguồn từ tất cả các thung lũng này. Chúng tôi đã cố gắng kết hợp mọi thứ lại với nhau và đưa ra một giả thuyết có lý hơn cả”, Grau Galofre nói thêm.
Những dòng sông băng có thể đã 'kiến tạo' mạng lưới thung lũng trên sao Hỏa
Từ lâu, mạng lưới thung lũng rộng lớn bao phủ các vùng cao nguyên phía Nam của sao Hỏa được cho là do các dòng sông chảy qua tạo thành trong thời cổ đại.
Hình ảnh sao Hỏa do tàu vũ trụ MOM của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ chụp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience ngày 3/8 đã chỉ ra rằng có thể các dòng sông băng mới thực sự là yếu tố giúp kiến tạo nên mạng lưới thung lũng này, hé lộ khả năng nhiệt độ "Hành tinh Đỏ" thuở sơ khai có thể lạnh và băng giá, chứ không ấm áp hay ẩm ướt.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu của Canada và Mỹ đã xem xét dữ liệu của 10.276 thung lũng trong 66 mạng lưới thung lũng trên sao Hỏa. Họ so sánh cấu trúc liên kết của các thung lũng với 40.000 thung lũng mô phỏng được hình thành dựa vào 4 nguồn xói mòn khác nhau: các dòng sông được mưa hoặc tuyết tạo ra, sự chuyển động của các dòng sông băng, hiện tượng nước tan chảy dưới các dòng sông băng và mạch nước ngầm thấm qua bề mặt. Họ cũng so sánh các thung lũng này với các kênh nước trên Trái Đất hình thành phía dưới các dòng sông băng.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ 3 trong số 66 mạng lưới thung lũng có nhiều khả năng được hình thành do mạch nước ngầm thấm qua bề mặt. Ngược lại, có 22 mạng lưới thung lũng dường như được tạo nên nhờ hiện tượng nước tan chảy bên dưới các dòng sông băng. Có 9 mạng lưới được hình thành tương tự như các mạng lưới mô phỏng được hình thành trực tiếp nhờ sông băng, 14 mạng lưới được hình thành do mưa và 18 mạng lưới không xác định được cụ thể nguyên nhân hình thành. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những nét tương đồng giữa một số thung lũng trên sao Hỏa và các kênh nước tan chảy dưới các khối băng ở đảo Devon, vùng Bắc Cực thuộc Canada, nơi có biệt danh là "sao Hỏa trên Trái Đất" vì điều kiện cằn cỗi, băng giá.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cho thấy một số thung lũng trên sao Hỏa có thể được hình thành cách đây 3,8 tỷ năm nhờ hiện tượng nước tan chảy bên dưới các tảng băng. Điều này phù hợp với mô hình khí hậu dự đoán rằng nhiệt độ trên "Hành tinh Đỏ" có thể lạnh hơn rất nhiều trong thời cổ xưa. Mark Jellinek, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Các phát hiện này chứng minh rằng chỉ một phần của mạng lưới thung lũng (trên sao Hỏa) phù hợp với mô hình điển hình của xói mòn nước trên bề mặt, trái ngược với quan điểm thông thường".
Việc nắm rõ được các điều kiện khí hậu trong một tỷ năm đầu tiên của sao Hỏa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định liệu hành tinh này có thể ở được hay không. Nghiên cứu của nhóm tác giả trên lập luận rằng nhiệt độ băng giá trên thực tế có thể giúp hỗ trợ hình thành nên sự sống trên sao Hỏa trong thời cổ xưa. Theo họ, một dải băng sẽ bảo vệ tốt hơn và giúp làm ổn định hơn các dòng nước phía dưới, cũng như cung cấp nơi trú ẩn an toàn trước bức xạ Mặt Trời khi không có từ trường - thứ mà sao Hỏa từng có, nhưng đã biến mất hàng tỷ năm trước.
Nghiên cứu trên được công bố vào thời điểm các sứ mệnh nghiên cứu sao Hỏa mới đang thực hiện nhằm khám phá liệu hành tinh cằn cỗi hiện tại này có tồn tại sự sống hay không. Trước đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance để tiếp tục tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất. Theo kế hoạch, Perseverance sẽ tìm kiếm các môi trường sống cổ xưa và dấu hiệu sự sống của các vi sinh vật hóa thạch tại miệng núi lửa Jezero, nơi từng là một hồ nước. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, Perseverance sẽ hạ cánh sao Hỏa vào ngày 18/1/2021 và sẽ thu thập các mẫu đá có thể cung cấp manh mối quan trọng nhằm xác định khả năng sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa.
Phát hiện bằng chứng về dòng sông cổ trên sao Hỏa Các đặc điểm của một vách đá lâu đời trên sao Hỏa khiến các nhà khoa học tin rằng nước này từng chảy trên bề mặt hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước. Theo nghiên cứu được công bố hôm 5/5 trên tạp chí Nature Communications, hình ảnh và dữ liệu mới về các vách đá lộ thiên trên sao Hỏa tiết lộ...