Sao Hamburg đối mặt nguy cơ bị trục xuất khỏi Đức vì khai man tuổi
Lệnh lục soát tư dinh của tiền vệ Bakery Jatta vừa được cảnh sát Đức tiến hành. Ngoài máy tính xách tay, cảnh sát còn thu giữ máy ảnh, điện thoại di động cũng như một số thiết bị lưu trữ khác.
Đồng thời, Jatta sẽ tạm thời bị quản thúc tại gia dưới sự giám sát của cảnh sát. Theo Liddy Oechtering, đại diện cơ quan công tố thành phố Hamburg xác nhận, việc lục soát nhà riêng của Jatta xuất phát từ cáo buộc cho rằng tiền vệ người Gambia đã vi phạm luật cư trú tại Đức.
Cùng với người thân trong gia đình, Jatta di cư tới Đức vào năm 2015. Và Jatta đã gây sự chú ý đặc biệt khi được nhận vào đội trẻ Hamburg rồi có suất đá chính trong đội 1 tại giải hạng Nhì Đức. Tuy nhiên, Jatta giờ đây lại vướng vào vụ bê bối tai tiếng, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Đức bất kỳ lúc nào.
Video đang HOT
Mọi rắc rối bắt đầu với Jatta, khi tờ Sport Bild đưa ra thông tin việc cầu thủ này có hành vi khai man danh tính cũng như ngày tháng năm sinh. Cụ thể Jatta có tên thật là Bakary Daffeh, đồng thời năm nay bước sang tuổi 25 chứ không phải 22. Gây sốc hơn nữa khi Jatta còn bị moi ra về việc từng thi đấu cho một số CLB tại Gambia, Nigeria và Senegal. Bên cạnh đó, Jatta còn từng được triệu tập vào U20 Gambia.
“Cậu ta đâu có phải là Jatta mà là Daffeh. Đó chắc chắn là điều chúng tôi không thể nhầm lẫn được”, Ibou Diarra và Mustapha Manneh, hai HLV từng dẫn dắt Jatta tại Gambia xác nhận trước giới truyền thông.
Thông tin mà tờ Sport Bild đưa ra quả thực đã gây sốc với nhiều người. Theo Peter Knabel, đại diện BLĐ Hamburg, họ sẽ cho rà soát toàn bộ lại giấy tờ về nhân thân mà Jatta cung cấp và sẽ phối hợp với nhà chức trách Đức để làm sáng tỏ cáo buộc giả mạo danh tính. Trong khi đó luật sư của Jatta khẳng định, tất cả những cáo buộc nhằm vào thân chủ mình đều là vô căn cứ.
Đức nới kiểm soát biên giới
Đức từ ngày 16/5 nới lỏng kiểm soát biên giới với một số nước láng giềng, với mục tiêu nối lại đi lại tự do ở châu Âu từ giữa tháng 6.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Israel Horst Seehofer hôm nay thông báo tại Berlin nước này sẽ mở biên với Luxembourg, bỏ kiểm soát tại biên giới. Trong khi đó, nước này nới lỏng hạn chế với Áo, Thụy Sĩ và Pháp, cho phép người dân từ những nước này nhập cảnh nhưng vẫn phải qua các điểm kiểm tra. Sau 15/6, Đức sẽ gỡ bỏ hạn chế với những nước này.
Cảnh sát Đức kiểm tra xe ở biên giới với Pháp ngày 16/3. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng nhấn mạnh Đức "đặt mục tiêu rõ ràng là nối lại đi lại tự do ở châu Âu từ giữa tháng 6". Tuy nhiên, ông cho biết sẽ áp đặt lại kiểm soát biên giới nếu dịch bùng phát mạnh trở lại. Người nhập cảnh từ các quốc gia ngoài EU như Mỹ và Nga sẽ vẫn bị hạn chế cho đến sớm nhất là 15/6. Người từ một số địa phương an toàn của Trung Quốc cũng có thể được nhập cảnh từ ngày này.
Động thái này diễn ra khi Ủy ban châu Âu ngày 13/5 thúc giục các nước EU dần tái mở cửa biên giới với nhau khi ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19.
Đức là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với hơn 173.000 người nhiễm và gần 7.800 người tử vong. Sau khi tình hình dịch giảm nhiệt, Berlin đã nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, cho phép các cửa hàng hoạt động trở lại, miễn là tuân thủ quy định vệ sinh và giãn cách. Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi di chuyển bằng phương tiện công cộng. Giải bóng đá Bundesliga sẽ trở lại vào ngày 15/5. Trường học tất cả các cấp cũng tái mở cửa.
Covid-19 xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,3 triệu người nhiễm, hơn 239.000 người tử vong và khoảng 1,6 triệu người bình phục.
Syria lên án quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của Đức Bộ Ngoại giao Syria ngày 30-4 lên án mạnh mẽ quyết định của chính phủ Đức khi coi lực lượng Hezbollah là một tổ chức khủng bố. Cảnh sát Đức tiến hành lục soát một địa điểm bị tình nghi có liên hệ với phong trào Hezbollah "Quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của chính phủ Đức cho thấy rõ...