Sao con ngày càng xa lánh mẹ?
Con gái càng lớn càng không muốn nói chuyện với mẹ. Mỗi lần tôi hỏi thăm nó, tôi chỉ muốn đánh cho nó một trận. Chỉ cần hỏi vài ba câu, tôi đã tìm ra được những hành động xấu mà nó cố tình giấu giếm…
Ảnh minh họa
Thanh Tâm yêu quý!
Nhân dịp đầu năm mới, tôi chúc chị Thanh Tâm luôn mạnh khoẻ để đồng hành cùng chúng tôi trong những giây phút khó khăn của cuộc sống. Và mong chị dành cho tôi ít phút, lắng nghe nỗi lòng tôi và nếu có thể, mừng tuổi cho tôi những lời khuyên chị nhé!
Tôi có 2 đứa con, 1 cô con gái năm nay vào đại học và 1 cậu con trai năm nay lên lớp 5. Tôi và chồng sống ly thân nhiều năm nay. Vài năm trước, con gái lớn ở cùng với tôi, còn con trai nhỏ thì ở cùng với bà nội và bố. Tôi và chồng cũ luôn cố gắng hợp tác trong vấn đề nuôi dạy con nhưng có lẽ quan điểm sống khác nhau nên dù cố đến đâu, vẫn xảy ra những mâu thuẫn.
Chồng cũ của tôi là 1 người bảo thủ và lười nhác, ỷ lại. Công việc của ông ấy trong cơ quan làm ít, chơi nhiều nên lương không cao. Nhưng vì sống phụ thuộc vào mẹ, được mẹ nuông chiều, biết gia đình còn mấy mảnh đất ở quê nên ông ấy không chịu học tập, tìm việc làm thêm phụ giúp vợ con, lúc nào cũng có suy nghĩ bán đất, bán ruộng để lấy tiền sinh hoạt. Cũng vì tư duy ấy mà chúng tôi không thể sống chung được với nhau nữa.
Nhưng được cái, bố của bọn trẻ lại là người biết nói chuyện, biết chơi với trẻ con và chiều chúng, nên cả 2 đứa đều rất yêu bố. Tôi còn nhớ, khi trao đổi và thống nhất tách ra ở riêng, cả 2 đứa con đều mong muốn được sống cùng bố. Đứa con gái lớn lúc ấy đang học trường gần nhà tôi nên mới chấp nhận ở với mẹ. Tôi biết mình là 1 người nghiêm khắc và khá cầu toàn, đôi khi không kiềm chế tốt nên hay gắt gỏng, nhiều lúc khiến 2 đứa con sợ. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ chúng lại không thích ở cùng với mình.
Tôi đi làm miệt mài để kiếm tiền đóng tiền học, lo tiền ăn, mua quần áo, đồ dùng cho con… Một mình tôi phải gánh vác và làm việc ấy, bởi chồng tôi ngoài việc chiều hư chúng với những bộ phim hoạt hình và các trò chơi vô bổ thì không gửi 1 đồng nào hỗ trợ nuôi con. Có lẽ chúng sẽ chẳng thể hiểu, vì người đi làm tối mắt tối mũi kiếm tiền nuôi chúng là tôi nhưng người luôn chơi cùng, mua đồ nọ, đồ kia cho chúng lại là bố của chúng. Cả 2 đứa thường trách, sao mẹ không dành thời gian cho con, sao mẹ không đi họp phụ huynh, sao mẹ không giống như mẹ các bạn khác… Điều đó khiến tôi rất buồn.
Con gái càng lớn càng không muốn nói chuyện với mẹ. Mỗi lần tôi hỏi thăm nó, tôi chỉ muốn đánh cho nó một trận. Chỉ cần hỏi vài ba câu tôi đã tìm ra được những hành động xấu mà nó cố tình giấu giếm. Vậy mà, mỗi lần tôi dạy bảo nó, nó luôn nói: “Mẹ đừng nói nữa, con không thích nghe!”, “Thôi, con biết rồi, mẹ đừng nói nữa!”… Ngay cả việc nói cho con gái biết những điều chưa đúng mà nó cũng không cho tôi cái quyền ấy. Năm nay, vừa thi đỗ đại học, nó đã đàm phán với tôi về việc xin ra ở riêng, hoặc sang nhà bà nội ở cùng bố để đi học cho gần.
Vậy là con gái sang ở với bà nội và bố, còn cậu em thì qua ở với mẹ và thi vào một trường cấp 2 gần nhà. Cậu con trai lúc bé là 1 đứa rất tình cảm. Nó có cái miệng rất biết cách làm người khác vui. Nào thì “Con yêu mẹ lắm!”, “Mẹ mệt không, con đấm lưng cho mẹ!”, “Mẹ làm việc thế phải ăn nhiều vào!”… Ấy vậy mà, chẳng hiểu sao, từ khi đi học, nó thay đổi rất nhiều. Mỗi lần tôi học bài cùng con trai, bắt nó ôn thi cho cẩn thận thì nó lại cáu gắt và đòi về ở cùng bà nội và bố, thậm chí còn hét lên: “Con ghét mẹ!”.
Thanh Tâm ơi, có phải tôi đã làm sai gì? Hay tôi thật sự là người mẹ tồi, mới dẫn tới việc các con ngày càng ghét và xa lánh mình?
Thúy Hằng (Gia Lâm, Hà Nội)
Chào chị!
Chúng ta đều có lý do giải thích cho những việc làm của mình. Như việc chị thường xuyên cáu gắt, yêu cầu khắt khe với con đều xuất phát từ tình yêu thương, mong uốn nắn, dạy dỗ con nên người. Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu về suy nghĩ của con, học cách không áp đặt con và tin tưởng vào các con của mình chị ạ.
Video đang HOT
Mong muốn của các con là mẹ sẽ dành thời gian chia sẻ và tâm sự, lắng nghe các con chính là bước đi đầu tiên hiệu quả đó chị. Chỉ có hiểu, mẹ mới khiến các con biết cách chia sẻ và gần gũi mẹ. Và lắng nghe sẽ giúp chị yêu và dạy con đúng cách, thấu hiểu.
"Mẹ ơi, hãy mặc đẹp hơn được không?" Câu trả lời của người mẹ EQ cao đáng để học hỏi
Được con gái nhắc nhở về phong cách thời trang, người mẹ có câu trả lời đầy thuyết phục.
Hiện nay ngày càng có nhiều bà mẹ có phong cách thời trang ấn tượng, chúng ta có thể bắt gặp những bà mẹ trẻ trung cùng con thường xuyên xuất diện trang phục đẹp trên đường phố. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng đủ điều kiện để tạo dựng hình ảnh đẹp, nhiều người chọn phong cách tương đối đơn giản và cho rằng chỉ cần ăn mặc phù hợp là đủ.
Chị Tiểu Linh hiện cùng gia đình đang sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cô con gái đang ở độ tuổi dậy thì, lúc này tâm sinh lý cô bé dần thay đổi. Đặc biệt, điều cô bé quan tâm nhiều nhất là phong cách ăn mặc của mình và những người xung quanh.
Một hôm, chị Tiểu Linh đến dự buổi họp phụ huynh của con tại trường, vì là buổi hợp tại trường nên chị cũng chọn trang phục đơn giản. Sau khi kết thúc, con gái chị vội vàng nói rằng, "Mẹ ơi, lần sau mẹ có thể mặc đẹp hơn không? Mẹ của các bạn học khác đều ăn mặc đẹp".
Nghe những gì con gái nói, chị Tiểu Linh liền trả lời "Con gái, không phải mẹ không muốn mặc quần áo đẹp, mà là mẹ chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, vì đây là trường hợp, không phải các buổi gặp mặt riêng tư.
Hơn nữa, con gái mẹ đang ngày càng xinh đẹp lên, làm sao một người mẹ có thể cướp đi ánh hào quang đó được. Nếu sau này con muốn mẹ xuất hiện xinh đẹp trước mặt bạn học thì mẹ sẽ làm những gì có thể, chỉ cần con gái mẹ vui vẻ là được". Nghe mẹ nói xong, cô con gái cười hạnh phúc.
Câu trả lời của chị Tiểu Linh được chuyên gia đánh giá là có EQ cao, không chỉ có đủ thể diện, loại bỏ mặc cảm tự ti của con gái, mà còn nhân tiện khen ngợi con mình.
Trên thực tế, nhiều đứa trẻ ngày nay rất quan tâm đến ngoại hình của bố mẹ mình. Có một người mẹ ăn mặc đẹp khiến trẻ có ấn tượng tốt trước mặt các bạn cùng lớp.
Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng, mặc dù không phải gia đình nào cũng có điều kiện tốt, nhưng bố mẹ dù ở độ tuổi nào, có thời gian hay không, cũng nên chọn cho mình trang phục phù hợp, gọn gàng.
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, cả người lớn và trẻ em đều rất chú trọng đến vẻ bề ngoài. Vì vậy, bố mẹ, đừng chỉ quan tâm đến việc học hành của con mình, cũng nên bồi dưỡng gu thẩm mỹ đúng đắn cho mình và cho trẻ. Việc xây dựng cuộc sống đầy đủ cả về bề ngoài và tinh thần, điều này cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên những đứa trẻ thành công và hạnh phúc hơn.
Để nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc, bố mẹ có thể tham khảo những phương cách sau đây.
Phong cách gọn gàng, phù hợp
Đối với những đứa trẻ, người đầu tiên con thần tượng và lấy làm hãnh diện là bố mẹ mình. Vì vậy, bố mẹ không nên xem con là con mình rồi nên có thể ăn mặc cẩu thả, luộm thuộm.
Mỗi đứa trẻ đều cần có một niềm kiêu hãnh để lớn lên. Nếu bố mẹ không quá tài giỏi và đẹp đẽ để con cái kiêu hãnh thì cũng tùy hoàn cảnh sống. Tuy giản dị nhưng phải chỉn chu, sạch sẽ để trẻ học tập và noi gương theo.
Nếu muốn gia đình mình hạnh phúc thì bố mẹ phải là người hạnh phúc và vững vàng trước tiên.Thật sự ai bố mẹ đều bận rộn, nhưng nếu có thể hãy cố gắng sắp xếp thời gian quan tâm, chăm sóc đến hình ảnh của bản thân.
Điều này có thể giúp nhiều bà mẹ nhận ra việc yêu bản thân đúng cách, tình thần phát triển tích cực, trẻ cũng được tiếp thu năng lượng đó.
Hình ảnh của bố mẹ cũng có tác động đến lối sống và phong cách con trẻ.
Luôn suy nghĩ tích cực
Thực tế, áp lực từ dư luận xã hội, từ gia đình và cả áp lực về tương lai, nên nhiều bố mẹsẽ có lúc mệt mỏi, chán nản và muốn buông xuôi tất cả.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, những lúc bố mẹ cần suy nghĩ một cách tích cực, lạc quan sống mỗi ngày và truyền nhiệt huyết sống cho con.
Đặc biệt là trong các vấn đề mà trẻ gặp phải, bố mẹ vẫn dùng sự bình tĩnh, điềm đạm của mình để tìm hiểu nguyên nhân và gợi ý cho trẻ hướng giải quyết. Chính sự vui vẻ, thấu hiểu của bố mẹ sẽ làm trẻ cảm thấy được quan tâm, đồng cảm để từ đó sẵn sàng chia sẻ.
Điều bố mẹ cần làm là thay đổi suy nghĩ của mình, làm cho suy nghĩ trở nên tích cực và linh hoạt hơn. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu lý do chúng làm như thế.
Việc thay đổi suy nghĩ về con cái sẽ là cách giúp bố mẹ vui vẻ đón nhận các câu chuyện, vấn đề mà trẻ đưa ra. Từ đó, giữ được bình tĩnh và vui vẻ để đưa ra cho trẻ câu trả lời phù hợp và lời khuyên bổ ích.
Sự thấu hiểu của bố mẹ sẽ làm trẻ cảm thấy được quan tâm, đồng cảm để từ đó sẵn sàng chia sẻ.
Ôm các con thật nhiều
Mẹ hạnh phúc sẽ ôm các con bất cứ khi nào cô ấy có thể. Đó là cách thông minh để thể hiện tình yêu thương và truyền năng lượng tích cực cho con.
Nghiên cứu cho thấy những em bé được bố mẹ thể hiện tình yêu nhiều hơn sẽ có não lớn hơn. Vậy nghĩa là, hành động bạn yêu con sẽ khiến bé thông minh hơn.
Bằng cách mang đến cho con tình yêu thương và môi trường an toàn, giúp con tận dụng tối đa khả năng của mình. Và điều đó còn tốt cho con và gia đình tương lai sau này khi con trở thành người lớn.
Sự tiếp xúc cơ thể giải phóng một hóa chất trong não giúp thúc đẩy niềm hạnh phúc và các hoóc môn giảm stress. Âu yếm con sẽ giúp tâm trạng trẻ và bố mẹ phấn chấn hơn một cách nhanh chóng.
Yêu bản thân và dạy con tự lập, có trách nhiệm với cuộc sống
Dù cuộc sống khó khăn, bận rộn như thế nào bố mẹ cũng đừng bao giờ bỏ quên bản thân. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đó là cách để phụ huynh cùng làm cho cuộc sống của mình tuyệt vời và hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên dạy trẻ biết cách tự lập, có trách nhiệm với cuộc sống. Đây là 2 yếu tố quan trọng để con tạo dựng nên cuộc sống hạnh phúc, thành công sau này.
Những đứa trẻ hình thành và phát triển được tính tự lập, trách nhiệm cao sẽ có thể tự làm chủ cuộc sống của bản thân thông qua bản lĩnh sống của mình, thay vì chờ đợi người khác giúp đỡ.
Theo đó, khi một đứa trẻ đã thể hiện được tính tự lập của mình, trẻ đó thường sẽ có xu hướng biết tự phục vụ các nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống, đồng thời dần hình thành nên khả năng chịu trách nhiệm cho lời nói, hành vi của mình.
Bố mẹ cũng đừng quên dạy trẻ biết cách tự lập, có trách nhiệm với cuộc sống.
Sững người khi nghe câu chuyện của mẹ và vợ chưa cưới Nhà Hoa chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau nhiều năm nay, bố Hoa mất từ khi cô ấy còn rất nhỏ. Ảnh minh họa Tôi và Hoa yêu nhau hơn 2 năm nay, không có gì thay đổi thì cuối năm chúng tôi sẽ làm đám cưới. Chúng tôi đã ra mắt gia đình đôi bên, đều nhận được...