Sao chổi gây ra mưa lửa khổng lồ ở Trái Đất
Một sao chổi lớn đã gây ra một trận mưa lửa khổng lồ ở Trái Đất cách đây 28 triệu năm và để lại nhân của mình trên sa mạc Sahara.
Một nhóm nhà khoa học Nam Phi và các đồng nghiệp quốc tế đã tìm ra bằng chứng vững chắc đầu tiên về một “trận mưa lửa” do sao chổi nổ tung khi lao vào Trái Đất tạo nên cách đây 28 triệu năm.
Đây có thể không phải và vụ nổ khiến loài khủng long tuyệt chủng, nhưng trận mưa lửa khủng khiếp do sao chổi khổng lồ này lao vào khí quyển Trái Đất tạo ra đã tàn sát mọi thứ trên đường đi của nó và tạo ra một biển thủy tinh trải dài trên diện tích hơn 6000 km vuông trên sa mạc Sahara.
Trận mưa lửa khổng lồ từng xảy ra trên sa mạc Sahara
Video đang HOT
Giáo sư David Block thuộc Đại học Witwatersrand ở Johanesburg, Nam Phi cho hay: “Sao chổi thường xuyên viếng thăm Trái Đất, nhưng đó chỉ là những quả cầu toàn bụi và băng, chúng ta chưabao giờ tìm thấy một loại vật chất nào của sao chổi trên Trái Đất.”
Những hiểu biết về sao chổi và tác động của chúng lên các hành tinh trong giai đoạn hình thành đầu tiên có thể giúp các nhà khoa học tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn từ lâu chưa có lời giải xung quanh hệ mặt trời của chúng ta.
Các nhà khoa học đã tìm ra hiện tượng này sau nhiều năm phân tích một viên sỏi màu đen được một nhà địa chất Ai Cập tìm thấy giữa những lớp silic dioxit do vụ nổ sao chổi tạo nên. Vụ nổ khi sao chổi này va chạm với Trái Đất đã nung nóng lớp cát ở phía dưới lên khoảng 2000 độ C và biến cát thành silic dioxit. Biển silic dioxit này là địa điểm nghiên cứu rất nổi tiếng vì những mảnh thủy tinh do nó tạo nên được tìm thấy trên những đồ trang sức quý giá, chẳng hạn như trên chiếc trâm cài đầu của pharaoh Tutankhamun.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng viên sỏi màu đen này là nhân của một sao chổi, và là mẫu vật sao chổi đầu tiên được tìm thấy trên Trái Đất. Thông thường những viên sỏi như thế này chỉ là những loại thiên thạch rơi vào Trái Đất.
Nhà khoa học Jan Kramers thuộc Đại học Johannesburg cho hay: “NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu phải tốn hàng tỉ đô-la để thu thập vài microgram vật liệu sao chổi để đưa về Trái Đất để nghiên cứu, trong khi chúng tôi đã có một hướng nghiên mới đối với vật chất này mà không phải chi một đống tiền như vậy.”
Các nhà khoa học đã quyết định đặt tên cho viên sỏi này là Hypatia, theo tên của một nữ thiên tài triết học, thiên văn học và toán học thời Alexandria.
Nghiên cứu này đang được đề cử đăng trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters, trong đó bao gồm công trình nghiên cứu của các nhà vật lý, thiên văn học, địa chất học ở trường đại học Wits, Viện Năng lượng Hạt nhân Nam Phi và Đại học Cape Town.
Theo Khampha.vn
Phát hiện sao chổi sáng gấp 15 lần Mặt trăng
Sao chổi ISON sẽ xuất hiện vào năm tới tạo ra vệt sáng tương tự như sao chổi Hale-Bopp vào năm 1997
Những người đam mê thiên văn học sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sao chổi sáng gấp 15 Mặt trăng bay qua Trái đất vào năm tới.
Sao chổi ISON đang bay trong Hệ mặt trời và dự kiến sẽ bay gần Trái đất nhất ở phía Bán cầu bắc vào tháng 11 và 12 năm tới, trước khi nó lao thẳng vào Mặt trời. Đây là có thể là sao chổi sáng nhất bay qua hành tinh của chúng ta trong 1 thế kỷ trở lại đây.
Sao chổi ISON thậm chí có thể được nhìn thấy từ Trái đất trong thời gian ban ngày tại thời điểm gần nhất. Đây có thể là lần cuối cùng sao chổi này đi qua Hệ mặt trời bởi vì nó có thể đâm thẳng vào Mặt trời và bốc cháy.
Hiện tại, sao chổi ISON, được phát hiện bởi kính thiên văn ISON của Nga, đang bay gần sao Mộc và đang trên đường bay tới Trái đất. Trong quá trình di chuyển, nó có thể tạo ra những vệt sáng gấp 15 lần Mặt trăng và có thể được quan sát trong thời gian ban ngày.
Nếu sao chổi ISON có thể sống sót sau khi lao vào bề mặt của Mặt trời, nó có thể mất hàng nghìn năm hay thậm chí hàng triệu năm trước khi quay trở lại Hệ mặt trời. Vì thế, đây là cơ hội rất hiếm để chiêm ngưỡng sao chổi sáng nhất thế kỷ.
"Đây là một phát hiện rất thú vị. Sao chổi ISON rất sáng và có thể chiêm ngưỡng nó vào buổi hay ban ngay từ Anh vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2013. Các thành viên của chúng tôi sẽ luôn theo dõi sát sao chổi này", tiến sĩ Robin Scagell, phó chủ tịch Hội thiên văn học Anh, cho biết.
Theo 24h
Hố đen thức giấc, 'ăn thịt' hành tinh khổng lồ Các nhà thiên văn học đang theo dõi sự kiện hố đen thức dậy sau nhiều thập kỷ ngủ quên, "ăn thịt" một hành tinh khổng lồ nằm gần nó. Hố đen thức giấc, "ăn thịt" hành tinh khổng lồ. Hiện tượng này được phát hiện bên trong thiên hà NGC 4845, nằm cách chúng ta 47 triệu năm ánh sáng. Theo đó,...