Sao Ấn Độ kể chuyện sướng khổ khi đóng phim hàng nghìn tập
Màn ảnh nhỏ Ấn Độ có không ít tác phẩm kéo dài hàng trăm, nghìn tập, các diễn viên được nhiều lợi ích nhưng cũng không ít khó khăn với thể loại phim này.
Lợi ích khi đóng phim truyền hình dài tập
Xu hướng trong phim truyền hình ở Ấn Độ xoay vòng liên tục, dẫn đến việc dàn diễn viên có thể bị thay thế hoặc bộ phim bị dừng chiếu chỉ sau vài tuần. Vì vậy, với các diễn viên, việc duy trì vai diễn là khá quan trọng, đặc biệt nếu đó là bộ phim đầu tiên họ tham gia.
Shashank Vyas -vai Jagya trong phim “ Cô dâu 8 tuổi”
Danh tiếng và tài chính đảm bảo là những lợi ích chính của các diễn viên khi tham gia vào một bộ phim dài tập. Shashank Vyas – người đóng vai Jagya trong phim Balika Vadhu (Cô dâu 8 tuổi) trong suốt 5 năm, chia sẻ rằng vai diễn đầu tay này giúp anh có được lượng fan đông đảo.”Đó là một thành quả khi nhân vật của bạn nổi tiếng, có cả trăm bộ phim truyền hình nhưng bạn là người nổi bật trong số ấy. Trước đó, tôi từng gặp bế tắc về hình ảnh, nhưng giờ thì không nữa rồi. Từ những vai diễn đầu, bạn có thể khám phá và định hướng bản thân”, Shashank Vyas cho biết.
Deepika Singh trong phim “Diya Aur Baati Hum” (Vợ tôi là cảnh sát)
Với Deepika Singh – ngôi sao phim Diya Aur Baati Hum (Vợ tôi là cảnh sát) trong 4 năm, phim dài tập giúp cô tự tin và cải thiện dần diễn xuất. Ngay cả Hina Khan – người đẹp của series Yeh Rishta Kya Kehlata Hai cũng cảm thấy may mắn khi có 6 năm đồng hành cùng bộ phim. “Có rất nhiều diễn viên phải chật vật với công việc và hàng tháng có rất nhiều bộ phim bị dừng chiếu” – Hina nói.
Mặt trái khi quay phim dài hơi
Gắn bó với một bộ phim suốt vài năm trời là điều không dễ dàng với các diễn viên Ấn Độ, từ đó cũng nảy sinh nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Trải qua hàng trăm, nghìn tập phim, diễn viên được khán giả nhớ mặt biết tên nhưng lại là qua nhân vật của họ. Deepika Singh chia sẻ có những khi, người xem chỉ nhớ về vai diễn và thậm chí không biết đến tên thật của cô. Quay phim liên tục cũng khiến các nữ diễn viên khó giữ gìn được nhan sắc.
Deepika tiết lộ: “Chúng tôi làm việc liên tiếp 28 ngày mỗi tháng, không có ngày nghỉ nào, ngay cả khi ốm đau. Rất may là nhờ ở gần phim trường, tôi tiết kiệm được thời gian di chuyển. Mỗi tối, khi tôi hoàn tất vệ sinh cá nhân ở nhà thì nhân viên massage mới đến, lúc đó là sau 11 giờ đêm. Vì thế, để giữ làn da khỏi bị mụn thật khó, khi quay phim chúng tôi phải trang điểm và tiếp xúc với ánh đèn chiếu khá mạnh”.
Deepika Singh
Cũng vì dành toàn bộ thời gian cho bộ phim đang quay nên các diễn viên không thể nhận thêm dự án. Hina đã từ chối các lời mời tham gia các chương trình truyền hình thực tế và điện ảnh.”Tôi không thể để bộ phim của mình bị ảnh hưởng” – Hina nói.
Nữ diễn viên Disha Vakhani có 7 năm gắn bó với series phim hài nổi tiếng Taarak Mehta Ka Ooltah Chashmah bày tỏ thêm: “Có những lúc bạn không coi trọng nhân vật của mình, nó sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của bạn”.
Tina Dutta đảm nhận vai Iccha trong series Uttaran suốt 6 năm bộc bạch: “Rất nhiều bạn bè khuyên tôi nên thử dự án khác, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nhàm chán với bộ phim của mình. Ngay cả khi khi khi ngất xỉu và nhập viện, tôi vẫn phải đi quay hình vào ngày hôm sau”.
Theo Hạ Vũ / Trí Thức Trẻ
Phim Hàn thoái trào, phim Ấn Độ lăm le chiếm ngôi
Ngày càng có nhiều phim Ấn Độ được trình chiếu trên các kênh truyền hình của Việt Nam, dù cho phim nào cũng kéo dài tới mấy trăm tập, thậm chí gần 2.000 tập như "Cô dâu 8 tuổi".
Cuộc hoán đối giữa phim Hàn và Ấn Độ
Phim Hàn Quốc từng "làm mưa làm gió" tại rất nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có thời kỳ, khán giả Việt mở kênh truyền hình nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp gương mặt những diễn viên của xứ sở kim chi. Thậm chí, khung giờ vàng của phần lớn các đài truyền hình đều dành để chiếu phim Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ phim Hàn giảm xuống rõ rệt, thay vào đó là các phim Việt Nam, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Phillipines và Ấn Độ. Trong đó, các phim truyền hình của đất nước đông dân trên thế giới chưa hẳn áp đảo về số lượng nhưng lại hút được lượng người xem lớn.
Phim Hàn Quốc không còn duy trì được cơn sốt tại Việt Nam như trước đây.
Phim Tình yêu và định mệnh chiếm sóng giờ vàng (20h) từ thứ 2 tới thứ 6 của kênh VTV9 suốt từ đầu năm 2014. Cùng giờ đó, Cô dâu 8 tuổi cũng chiếm sóng của kênh Today TV từ đầu tháng 11/2014. Phim Vợ tôi là cảnh sát bắt đầu lên sóng từ tháng 1/2015. Phim Mối tình kỳ lạ tới với khán giả HTV3 từ ngày 20/5.
Phim Ranbir và Rano được phát sóng trên VTV2 vào cuối năm 2014 cũng thu hút được sự chú ý của nhiều khán giả xem truyền hình. Khi phim kết thúc, một làn sóng phản đối dữ dội khi cho rằng, Đài truyền hình Việt Nam chỉ chiếu 59 trên tổng số 60 tập của phim. Phía nhà đài phải lên tiếng giải thích phim Ranbir và Rano có 2 cách kết thúc khác nhau. Thứ nhất là cái kết mở như bản VTV đã phát sóng, thứ 2 là cách kết thúc được làm riêng cho một kênh truyền hình khác.
Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc Công ty Sóng Vàng, một đơn vị chuyên sản xuất và nhập khẩu phim truyền hình có thị phần khá lớn tại Việt Nam từng tiết lộ: "Suốt 3 năm nay, phim Ấn Độ liên tục tăng rating (đơn vị đánh giá sự quan tâm của khán giả đối với phim) và hiện giờ cao hơn hẳn phim Hàn Quốc, lợi nhuận từ dòng phim này tăng trưởng đều và rất khả quan".
Phim Cô dâu 8 tuổi đã chiếu được hơn 200 tập trên kênh Today TV nhưng vẫn thu hút được lượng lớn người xem.
Lý do phim Hàn bị thất sủng
Có nhiều lý do để giải thích làn sóng phim Hàn không còn được mạnh mẽ như trước kia, trong đó, quan trọng nhất là do mô-típ phim đã trở nên quá nhàm chán. Các bộ phim chủ yếu đều xoay quanh tình yêu đầy trắc trở, những tình tay ba đầy éo le, hay là những câu chuyện cổ tích giữa Lọ lem và Hoàng tử. Xu hướng xuyên không (nhân vật chính vì một lý do nào đó bị quay ngược về quá khứ) cũng được các nhà làm phim Hàn khai thác đi khai thác lại.
Thêm một lý do nữa là khi các phim truyền hình Hàn gây sốt, ngay lập tức trên mạng đã tràn ngập các bản chiếu với phụ đề rõ ràng. Chính vì thế, khi các đài truyền hình khai thác lại, khán giả không còn mặn mà. Điều này khiến cho các đài không gặp thuận lợi trong việc khai thác quảng cáo.
Phim Vì sao đưa anh tới gây sốt tại Hàn Quốc vào năm 2013 - 2014 và được khán giả Việt đón xem trên mạng nhưng tới tháng 3/2015, một kênh truyền hình tại Việt Nam mới chiếu phim này.
Trong khi đó, tiền bản quyền cho các bộ phim Hàn không phải là thấp. Với các bộ phim gây sốt, trung bình các đơn vị nhập phim phải trả số tiền từ 3.000 cho đến 4.000 USD/tập.
Lý do khán giả Việt mê phim Ấn Độ
Khi dần trở nên nhàm chán với gia vị của phim Hàn Quốc, khán giả Việt lại cảm thấy thích thú với các bộ phim Ấn Độ. Họ mê mệt bởi dàn diễn viên xinh như mộng, trang phục đẹp, những nét văn hóa mới lạ. Đặc biệt, những xung đột trong phim cũng rất gần gũi. Đó là mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, sự chênh lệch giữa cuộc sống của người giàu và người nghèo, những hủ tục đẩy người phụ nữ vào đau khổ, sự hy sinh và khát khao vươn lên trong cuộc sống của họ.
Không những thế, phim Ấn Độ thỉnh thoảng lại "khuyến mãi" cho người xem những màn nhảy múa đẹp mắt, vui nhộn.
Những bộ phim của Ấn Độ luôn có dàn diễn viên xinh đẹp, gợi cảm và quyến rũ.
Về phía nhà sản xuất, họ cũng có rất nhiều hoạt động mà phía Hàn Quốc không nhanh nhạy bằng. Khi Cô dâu 8 tuổi lên cơn sốt tại Việt Nam, nữ diễn viên chính Avika Gor nhận lời mời sang giao lưu với khán giả.
Trái ngược với phong cách ngôi sao, khó gần, khó tiếp cận và xuất hiện trong chớp nhoáng của các diễn viên Hàn Quốc, Avika Gor xuất hiện với vẻ ngoài thân thiện. Với nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi, "cô dâu 8 tuổi" thoải mái giao lưu cùng truyền thông và người hâm mộ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các bộ phim Ấn Độ cũng có những hạn chế khiến khán giả Việt nản lòng. Trong đó, cái lớn nhất là thời lượng phim kéo dài. Các bộ phim thường có tới tới trăm tập, thậm chí là gần 2.000 tập như Cô dâu 8 tuổi. Các tình tiết trong phim vì thế diễn biến chậm, thiếu cao trào, khiến nhiều người rơi vào tình cảnh "vừa xem vừa bực".
Theo Zing
Fan khó hiểu chi tiết "Cô Dâu 8 Tuổi" vừa khóc vừa lắc đầu không đụng hàng Dù sở hữu kịch bản được lòng khán giả, "Cô Dâu 8 Tuổi" vẫn gây khó hiểu cho người xem với "tuyệt chiêu" vừa khóc vừa lắc đầu khó hiểu. Khán giả Việt Nam bắt đầu quan tâm mạnh mẽ tới Cô Dâu 8 Tuổi từ khi hay tin bộ phim truyền hình này có số lượng tập phát hành lên đến con...