Sang Việt Nam chơi, gia đình Mỹ hết hồn với hóa đơn 300 triệu phí dữ liệu di động khi về nhà
Một gia đình ở San Jose, Mỹ, trở về từ chuyến du lịch nước ngoài với nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ nhất lại chờ đón họ ở nhà – hóa đơn iPhone với hơn 13.000 USD (302 triệu đồng) phí dữ liệu di động.
Trước khi xách vali đến Việt Nam, gia đình Chung đã thống nhất sẽ để iPhone ở chế độ máy bay (airplane mode) để tránh phí chuyển vùng (data roaming) cũng như cước Internet di động. Tuy nhiên, cậu con trai Nicholas Chung lại gặp rắc rối với hóa đơn đến từ T-Mobile, cho thấy anh chàng đã xài mạng trong khoảng 30 phút.
“Đâu con có dùng 3G đâu”
Chế độ máy bay có lẽ là không đủ. Apple đã từng cảnh báo người dùng nên vào cài đặt và tắt “dữ liệu di động” (cellular data).
“Khi dữ liệu di động được bật, các ứng dụng và dịch vụ sử dụng kết nối di động của bạn khi Wifi không khả dụng…”, Apple nói rõ trong phần hỗ trợ. “Kết quả, bạn có thể bị tính phí khi sử dụng một số tính năng và dịch vụ nhất định với dữ liệu di động.”
Nicholas Chung thừa nhận anh chàng đã chơi game trên iPhone của mình trong suốt chuyến bay đến Việt Nam. Tuy nhiên, đó là game offline – Nicholas kể lại với ABC San Francisco.
Video đang HOT
Dẫu vậy, anh chàng không biết rằng một số ứng dụng vẫn có thể sử dụng dữ liệu để cập nhật, phát quảng cáo hoặc ‘refresh’ mạng xã hội mà không cần kết nối Wifi.
Chế độ máy bay mới là bước đầu tiên để tránh phí chuyển vùng cũng như cước Internet di động
“Cháu đã bối rối và sợ hãi”, Nicholas Chung nói. “Bởi 13.000 USD là số tiền lớn, cháu có làm gì đâu?”
Gia đình Chung đương nhiên không ngồi yên và nộp hơn 300 triệu cước dữ liệu.
Mẹ của Nicholas, Vivian, đã liên lạc với T-Mobile về hóa đơn 13.470,19 USD và nhà cung cấp đã giảm nó xuống còn 3800 USD. Vẫn cảm thấy vô lý, Vivian Chung đã liên lạc với nhóm điều tra KGO để tiếp tục xin giảm hóa đơn.
Theo Cultofmac
Wi-Fi có tiêu chuẩn bảo mật mới WPA3
Giao thức mới với khả năng bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ hơn đã được hoàn thiện và bắt đầu cài đặt trên một số thiết bị.
Theo Cnet, tiêu chuẩn bảo mật kết nối mới của Wi-Fi, được gọi là WPA3 (Wi-Fi Protected Access 3) đã chính thức hoàn thiện và được Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) công bố hôm qua 25/6.
Theo đó, các bộ định tuyến Wi-Fi mới sử dụng giao thức WPA3 sẽ có khả năng bảo vệ mạnh hơn với dữ liệu lưu thông giữa máy tính, điện thoại hoặc thiết bị thông minh với kết nối Internet của người dùng. Nó cũng sẽ tăng cường an ninh tại các mạng Wi-Fi công cộng thông qua những thay đổi về cách hoạt động của mạng không dây. Trên thực tế, một số tính năng của giao thức này đã được công bố vào đầu năm 2018, nhưng gần đây mới chính thức hoàn thiện.
Giao thức bảo mật mới WPA3 sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn cho các bộ định tuyến trong tương lai.
Wi-Fi là kết nối mạng rất dễ chia sẻ, miễn là người dùng ở gần một bộ định tuyến không dây. Cùng với việc rất nhiều thông tin nhạy cảm có thể trôi nổi trên các kết nối Wi-Fi, vì vậy bảo mật kết nối không dây đang ngày càng được xem trọng. Để bảo vệ người dùng một cách an toàn hơn, giao thức mới sẽ làm cho việc tấn công (hack) trên hệ thống này trở nên khó khăn hơn.
Thông thường, tin tặc tấn công dựa trên một "từ điển ngoại tuyến", cho phép thực hiện các dự đoán bất tận về mật khẩu Wi-Fi của người dùng. Chúng thường dựa vào phần mềm kết hợp các ký tự, từ và thậm chí cả mật khẩu phổ biến để tìm ra mật khẩu của người dùng và đột nhập vào hệ thống. WPA3 được cải tiến để khiến cho quá trình dự đoán này trở nên khó khăn hơn, thậm chí giới hạn dữ liệu mà tin tặc có thể lấy được ngay cả khi đã phát hiện ra mật khẩu. Tất nhiên, điều này không ảnh hưởng tới dữ liệu người dùng nhìn thấy khi truy cập.
WPA3 hiện có sẵn trên các bộ định tuyến mới được chứng nhận bởi Hiệp hội Wi-Fi. Còn với các bộ định tuyến cũ, vấn đề phụ thuộc vào việc các nhà cung cấp có muốn cập nhật để thiết bị hỗ trợ giao thức này hay không. Trong tương lai, dự kiến đây sẽ là chuẩn giao thức bắt buộc trên tất cả các bộ định tuyến trên thị trường. Một điểm may mắn là các thiết bị hỗ trợ WPA3 vẫn có thể kết nối với các thiết bị sử dụng WPA2, vì vậy, người dùng sẽ không phải lo lắng gặp trục trặc trong vấn đề kết nối khi sử dụng cả thiết bị cũ lẫn mới.
WPA2 được giới thiệu lần đầu tiên cách đây 14 năm, vào năm 2004. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lỗ hổng mà họ gọi là KRACK, có thể cho phép kẻ tấn công trên cùng một mạng Wi-Fi truy cập vào dữ liệu người dùng Internet mà không cần mật khẩu. Các nhà sản xuất thiết bị định tuyến đã phát hành các bản vá lỗi cho vấn đề này và Hiệp hội Wi-Fi đã yêu cầu tất cả các bộ định tuyến mới phải được kiểm tra "tính dễ bị tổn thương" trước khi xuất xưởng.
WPA3 sở hữu các tính năng giúp bảo vệ dữ liệu người dùng tốt hơn.
Theo Kevin Robinson, phó chủ tịch tiếp thị của Hiệp hội Wi-Fi, với người dùng cá nhân, giao thức bảo mật mới sẽ hoạt động ngay cả khi mật khẩu người dùng không phức tạp và khó đoán. Nhưng dù vậy, ông cũng kêu gọi mọi người cẩn trọng hơn khi chọn từ khóa làm mật khẩu.
"Người dùng vẫn nên chọn mật khẩu khó đoán", Robinson nói. "Đừng nên vội vàng mà chọn từ 'mật khẩu' (password) làm mật khẩu của mình".
Bảo Nam
Theo VNE
Samsung tung smartphone "khó vào mạng" cho học sinh và sinh viên Chiếc smartphone này sẽ giúp học sinh và sinh viên tập trung hơn vào việc học thay vì lên mạng lướt web hay vào mạng xã hội. Smartphone đang là phương tiện được giới trẻ sử dụng rất nhiều. Nhưng cũng chính vì quá nhiều chức năng có trên nó mà giới trẻ luôn xao lãng việc học so với thời gian điện...