Sang tên xe sau nhiều đời chủ sẽ không bị phạt
Thông tư 11 của Bộ Công an sẽ chỉ xử phạt lỗi không chính chủ đối với những trường hợp mua bán mới.
Người dân khi làm thủ tục sang tên đổi chủ xe đã qua nhiều đời chủ sẽ không bị phạt lỗi “ xe không chính chủ”
Ngày 3/4, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng cục trưởng tổng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), cho biết, người dân khi làm thủ tục sang tên đổi chủ xe đã qua nhiều đời chủ sẽ không bị phạt lỗi “xe không chính chủ” quy định tại Thông tư 11-2013/BCA.
Cũng theo ông Nghị, quy định xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo Thông tư 11 chỉ áp dụng với những trường hợp mua bán mới nhưng không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Còn những trường hợp vốn đã tồn tại từ lâu thì sẽ không phạt để tạo thuận lợi cho người dân đi làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Video đang HOT
Do đó, đối với những xe đã mua bán qua nhiều đời chủ, không xác định được chủ sở hữu đầu tiên vẫn dễ dàng được đăng ký lại chủ sở hữu. Vì vậy, việc xử phạt sẽ không hợp lý. “Tới đây chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể các địa phương không xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đối với những trường hợp này”, ông Nghị nói.
Theo ông Nghị, Thông tư 12 của Bộ Công an đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sang tên đổi chủ xe với thủ tục rất đơn giản đến cuối năm 2014.
Theo xahoi
Bộ CA: Không có khái niệm "xe chính chủ"
Lãnh đạo Bộ Công an khẳng định chưa bao giờ dùng từ xe "chính chủ" và nếu người điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy tờ theo quy định, CSGT không được quyền hỏi về việc không chính chủ.
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến một số quy định trong Thông tư số 11/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 34/CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và việc xử phạt đối với hành vi liên quan đến mũ bảo hiểm. Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an trả lời chính thức về các vấn đề này.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho biết: "Bộ Công an chưa bao giờ dùng từ xe "chính chủ" và chưa bao giờ nói rằng "chỉ người có tên trong giấy đăng ký mới được điều khiển phương tiện đó" như dư luận đã phản ánh trong thời gian vừa qua. Nếu người điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy tờ theo quy định, cảnh sát giao thông không được quyền hỏi người dân về việc không chính chủ. Việc xử phạt chỉ thực hiện khi phương tiện đó bị tạm giữ, vi phạm hình sự.
Việc quy định bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định hướng tới mục tiêu: đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của các bên khi mua bán, trao tặng, tránh những tranh chấp dân sự. Nghị định hiện hành quy định trách nhiệm của 2 chủ thể là: người điều khiển phương tiện giao thông; người chủ sở hữu phương tiện giao thông".
"Khi xảy ra tai nạn, vi phạm, tội phạm phải làm rõ chủ thể. Chúng ta đang tích cực áp dụng công nghệ để xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh (phạt nguội) để thay thế dần sức người, khi phải làm rõ ai là chủ phương tiện để xử lý trách nhiệm là khó khăn, phức tạp cho cả hai bên và cơ quan nhà nước. Nhiều nước trên thế giới quy định phương tiện giao thông đều phải được cơ quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ, ngoài ra họ còn quy định trách nhiệm liên đới của chủ sở hữu phương tiện khi giao cho người khác điều khiển vi phạm an toàn giao thông. Ngay Bộ luật dân sự của chúng ta cũng quy định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, cho nên cần phải được đăng ký, quản lý" - Trung tướng Phạm Quý Ngọ nói.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, nên cần được quản lý (Ảnh minh họa)
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư 12 về đơn giản hóa thủ tục để chủ sở hữu phương tiện trên thực tế khi mua xe qua nhiều chủ sở hữu, không có khả năng tìm chủ sở hữu có tên trong giấy đăng ký xe để người dân thuận lợi trong làm giấy đăng ký phương tiện mang tên mình và Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2012, tạo điều kiện cho người dân đến ngày 31/12/2014. Thông tư này cũng quy định hết sức chặt chẽ về thủ tục, tránh việc hợp lý hóa trong đăng ký các xe là tang vật của vụ án hoặc đang có tranh chấp. Bộ Công an cũng đề nghị nhân dân, những ai có phương tiện bị mất cắp, thất lạc chưa thông báo, cần thông báo cho Công an để điều tra, xác minh.
Về vấn đề đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho hay: Theo quy định hiện hành, lực lượng CSGT khi thực thi nhiệm vụ chỉ xử phạt liên quan đến mũ bảo hiểm gồm: không đội mũ; đội mũ không cài quai đúng quy cách. Chưa có quy định nào xử phạt việc đội mũ không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn.
Do liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân, Bộ Công an thấy có quy chuẩn để phân biệt với các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm dùng khi đi mô tô, xe máy là hướng đi đúng để: xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, người tiêu dùng; hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn để tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình; khi đã quy định, người tham gia không chấp hành đúng quy tắc cần phải xử lý theo quy định.
Liên quan đến quản lý chất lượng, kinh doanh mũ bảo hiểm thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương. Với trách nhiệm của mình, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát kinh tế phối hợp cùng các bộ, ngành, Ban chỉ đạo 127/TW điều tra các vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan đến mũ bảo hiểm.
Theo 24h
Cò "dịch vụ" làm xe chính chủ hét giá Trước thông tin lực lượng công an quyết xử phạt xe chưa sang tên đổi chủ theo quy định, "cò" dịch vụ hoàn tất hồ sơ xe chính chủ đã mọc lên như nấm với đủ chiêu hút khách. Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67 - Bộ Công an), công an các địa phương đang tập huấn về xử phạt...