Sang tên đổi chủ xe: Cò mồi “trúng quả” đậm!
“ Trọn gói” 6 triệu đồng/ xe, cà số khung số máy 500.000 đồng/xe, lắp biển số 400.000 đồng/xe… Đó là những con số đã được giới “cò” mồi “định giá” ngay tại các điểm đăng ký phương tiện tại Hà Nội nhiều ngày nay.
Do hoạt động đăng ký “sang tên đổi chủ” trước ngày áp phạt 15/4 tăng cao nên đã tạo cơ hội cho giới “cò” kiếm bộn tiền.
Kiếm hàng chục triệu đồng/ngày
Ghi nhận của PV Dân trí cho thấy, các đối tượng cò mồi hoạt động công khai và có tổ chức theo nhóm, bởi thế các mức giá đã được “quy định” chung để tránh những trường hợp “phá giá” làm ăn lẻ.
Trong vai người đi đăng ký xe ô tô đến điểm 1234 đường Láng, PV Dân tríđược cánh cò mồi săn đón và mời chào nhiệt tình, khảo qua các mức giá đều ghi nhận những con số rất cao.
Một đối tượng cò tên Vĩnh cho biết, giá “trọn gói” lo thủ tục đến khi bấm biển là 6 triệu đồng/xe, cà số khung số máy 500.000 đồng/xe, lắp biển số 400.000 đồng/xe…
Chỉ mất 2 phút cà số khung số máy là kiếm được 500.000 đồng
Theo Vĩnh, có nhiều lí do để định giá cao như vậy. Thứ nhất là đang thời gian cao điểm vì sắp đến ngày xử phạt, nếu không làm nhanh thì “khổ chủ” khi bị bắt lỗi sẽ bị phạt nặng; thứ hai là số lượng người muốn sang tên đổi chủ cho xe quá đông nên muốn được “ưu tiên” thì phải chấp nhận giá cao; và thứ nữa là họ không thể làm một mình mà phải hoạt động theo nhóm nên sau đó phải chia chác mỗi người một ít.
“Mỗi ngày cũng làm được khoảng đôi chục xe, kiếm tiền chục triệu là đủ ấm rồi.” – “cò” Vĩnh nói.
Video đang HOT
Anh Mạnh (ở quận Hoàn Kiếm) đến đăng ký xe ở 86 Lý Thường Kiệt cho biết: “Mình dừng xe là có người đến hỏi luôn xem muốn sang tên đổi chủ hay đăng ký mới. Họ cũng nói rằng thủ tục rất phức tạp nếu không có mối quan hệ thì sẽ mất nhiều thời gian đi lại, còn giao cho họ thì chỉ một lúc là xong và họ có thể lo từ A-Z”.
Cũng theo anh Mạnh, ban đầu anh muốn tự làm, nhưng khi đưa xe đến điểm đăng ký thì do qúa đông, đến phần cà số khung số máy công an chỉ ra làm ở ngoài nên đành phải “nhờ” giới “cò” cà số khung số số máy.
“Cà số chỉ mất 2 phút là xong với tiền phí là 500.000 đồng/xe, tôi cũng mặc cả nhiều nhưng họ bảo đó là giá chung rồi, không có ai cà số khung số máy rẻ dưới 500.000 đồng cả, tiền này còn phải chia nữa…” – anh Mạnh nói.
Trong khi đó, do không có thời gian đi làm thủ tục và “ngại” phải chen chân chờ đăng ký biển số, nên anh Cường (ở quận Hai Bà Trưng) đã liên lạc với “cò” làm trọn gói cho việc sang tên đổi chủ chiếc xe Kia 7 chỗ của mình.
“Họ rao giá riêng tiền công là 3 triệu đồng, còn lại là tiền chi phí cho việc làm thủ tục giấy tờ, công chứng, hoàn thiện hồ sơ… Đến khi cầm biển lắp vào xe cho mình thì tổng tiền rơi vào khoảng hơn 6 triệu đồng.” – anh Cường cho biết.
Dịch vụ trông xe: 100.000 đồng/lượt
Những ngày này, do số lượng xe đi đăng ký quá lớn trong khi bãi đỗ tại các điểm đăng ký xe đều quá tải, vì thế nhiều người phải tìm cách đưa xe ra ngoài bãi tư nhân để gửi. Các điểm trông giữ xe dịp này cũng được cơ hội làm ăn nên tha hồ “chém” giá.
Tại điểm đăng ký 86 Lý Thường Kiệt, xe ô tô đến đăng ký chủ yếu phải gửi ở ngoài, trước cửa các quán cà phê, tiệm sửa xe hoặc các điểm kinh doanh khác. Giá gửi xe dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/lượt.
Dịch vụ lắp biển cũng “ăn dày” với giá 400.000 đồng/xe
Chị Xuân – chủ một quán cà phê kiêm điểm trông giữ xe cho biết: “Khu vực này chật chội, xe dừng đỗ ở đây để đi làm đăng ký mất cả buổi nên phải huy động người để cất công trông giữ. Những ngày này 100.000 đồng mà muốn gửi có lúc còn không có chỗ ấy chứ”.
Ở một số điểm gửi xe khác, do khoảng cách đến điểm đăng ký xa hơn nên giá gửi xe ô tô là 50.000 đồng/xe/lượt. Thậm chí, để thu hút nhiều người đến gửi xe, chủ các điểm trông giữ này đã bố trí người đón khách từ xa.
Trong khi đó, tại 1234 đường Láng và 611 Nguyễn Trãi, do không có bãi đỗ, cũng không có mặt bằng trông giữ tư nhân nên người đi đăng ký phải đỗ xe hàng dài trên lòng đường và có người đi theo trông xe. Làm được biển số nhưng việc dừng đỗ sai quy định của các chủ xe này đã khiến tình hình giao thông khu vực trở nên phức tạp hơn.
Trung tá Đinh Thanh Thảo – Đội trưởng Đội Quản lý phương tiện, Phòng CSGT Hà Nội xác nhận việc có “cò” mồi tại các điểm đăng ký phương tiện. Nhưng Trung tá Thảo khẳng định không có chuyện công an móc nối với cò mồi.
“Về thông tin có chia chác với “cò” chúng tôi sẽ kiểm tra lại, nếu phát hiện hành vi này sẽ xử lý nghiêm. Công tác khám xe giai đoạn này (cà số khung, số máy) mỗi cơ sở phân công 2 người, thời gian thấp điểm là 1 người, chúng tôi quán triệt lực lượng phải trực tiếp khám xe, không được phép tiếp nhận hồ sơ qua môi giới và các đối tượng cò mồi. Tại điểm đăng ký chúng tôi đã cảnh cáo công khai bằng hình ảnh các đối tượng cò mồi và khuyến cáo người dân không làm thủ tục qua tay cò để tránh bị lừa…” – Trung tá Thảo cho hay.
Theo Dantri
Chuyện bây giờ mới kể về "trưởng thôn" Văn Hiệp
Sự hài hước dí dỏm của ông khiến tất cả mọi người ở đó đều được trận cười sảng khoái. Kể từ đó tôi gọi ông là "Bố".
Làm nghề "mua vui" cho người khác nhưng cuộc sống thường nhật của ông lại nặng trĩu những tâm tư và nỗi buồn ít được chia sẻ...
Một ngày cuối năm 2009, đó là lần đầu tiên tiếp xúc và gặp ông ngoài đời. Khi đó tôi trực tiếp cầm kịch bản đến nhà để mời ông tham gia chương trình phim Tết cuối năm của mình. Qua trò chuyện, thấy mình kém tuổi anh Thắng con trai ông nên tôi gọi ông xưng là "Bác" và có cơ duyên hợp tác và làm việc với ông từ đấy.
Tôi và ông có một món khoái khẩu chung là bún riêu ốc. Một hôm tôi xuống nhà đón ông đi ăn bún riêu ở một quán vỉa hè sau Chi Cục thuế Hoàng Mai gần nhà ông (Hồ Đền Lừ). Bà chủ quán nước thấy tôi và ông hay đi với nhau liền hỏi: "Con trai bác phải không, giống bác đáo để nhỉ? ". Ông châm điếu thuốc lào, miệng ậm ừ, rít xong thì cười phá lên.
Thấy vậy tôi bảo: "Chắc cháu có nét giống bác hay sao mà người ta tưởng hai bố con. Đã vậy cháu xin phép gọi bác là "Bố" nhé". Ông cười pha chút hài hước bảo "Ừ thì bố, nhưng tao có nuôi mày ngày nào đâu?" Sự hài hước dí dỏm của ông khiến tất cả mọi người ở đó đều được trận cười sảng khoái. Kể từ đó tôi gọi ông là "Bố".
Đã có rất nhiều lần "Bố" và tôi đi làm việc tại các doanh nghiệp. Thấy tôi gọi bác Văn Hiệp là "Bố" xưng "Con", mọi người đều thắc mắc. Khi có người hỏi, "Bố" cười phá lên hài hước nói "Thế các anh chị không thấy nó giống tôi hay sao mà còn hỏi?".
"Bố" Hiệp có thói quen đi đâu cũng tự mang bên mình thuốc lào và một chiếc điếu cày tự taylàm. Vì ông nghiện thuốc lào nên khá kén chọn thuốc hút và phải trực tiếp đặt mua thuốc lào chính hiệu từ một người thân tận Vĩnh Bảo, Hải Phòng gửi lên. Có lần tôi và ông ngồi cùng với nhà văn Chu Lai trên quán cà phê ở trên đường Lý Thường Kiệt, ông bỏ chiếc điếu cày tự chế và thuốc lào của mình ra mời nhà văn cùng hút. Nhà văn Chu Lai ngạc nhiên và thích thú vì biết bố tự tay chế điếu cày từ ống nước mà rất gọn gàng nhỏ gọn.
Biết nhà văn thích chiếc điếu cày như vậy nên ông đã hứa sẽ tự tay làm tặng cho nhà văn Chu Lai một cái điếu cày giống cái của ông đang dùng. Mấy hôm sau, khi tôi đến đón, ông bảo "Tao làm xong điếu rồi, gửi cho thằng Chu Lai rồi, còn cái này tặng mày. Không biết hút thì để làm kỷ niệm". Tôi cảm động cất vào cốp xe. Sau này do không hút được thuốc lào nên tôi đã tặng chiếc điếu đó cho một người thân mà tôi kính trọng.
Có lần đang bàn công việc, lúc tranh thủ ngồi uống nước tôi có kể lại cho ông nghe câu chuyện trên phim Trung Quốc mà tôi xem qua có một con ngựa chiến đang cơn đau đẻ. Lúc sinh con, cái chân của con ngựa con lại ra trước. Lúc đó chính người chủ đỡ đẻ cho nó đã đặt cho con ngựa con là Minh Minh với lời giải thích rất ý nghĩa. Câu chuyện khiến ông thích thú hơn khi tôi bảo rằng nếu sau này có con, dù là con trai hay con gái thì tôi sẽ đặt tên là Minh Minh. Bố Hiệp bảo: "Lấy tên con ngựa người ta đặt tên con của mình hả?" rồi ông cười. Sau đó ông chia sẻ với tôi rằng sau khi nghiên cứu, ông thấy cái tên Minh Minh thú vị và có ý nghĩa nên muốn đặt tên cháu nội là Nguyễn Minh Minh.
Một dịp làng Đồng Lý (Hưng Yên) quê tôi có việc làng, lúc nhận điện thoại mời của sư trụ trì nhà chùa tôi đang trên xe ôtô cùng "bố" Hiệp từ Vĩnh Phúc về Hà Nội. Nhận điện thoại xong tôi quay sang hỏi "Bố ơi, mai làng con có việc, tối nay có văn nghệ phục vụ bà con, hay xong việc chiều hôm nay Bố đổi lại lịch về quê con rồi giúp con phục vụ bà con một vài tiết mục",.
Không chỉ nhận lời ông còn gọi điện thoại rủ thêm chị Trà My đi diễn cùng. Hai bố con về tới Hà Nội lúc 5h chiều, qua đón chị Trà My rồi Hưng Yên thẳng tiến. Hôm đó sân Chùa làng tôi chật ních không còn chỗ trống.
Làm nghề "mua vui" cho người khác nhưng cuộc sống thường nhật của ông lại nặng trĩu những tâm tư và nỗi buồn ít được chia sẻ. Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến các nghệ sỹ, đồng nghiệp trong giới nghề và người hâm mộ tiếc thương vô hạn.
Dẫu biết rằng "Sinh hữu hạn, tử bất kỳ" những như một đoạn bộc bạch trong bài thơ Nghệ sĩ giun của bố lúc còn sống " Năm năm, ngày ngày, tháng tháng - Miệt mài thâu đêm suốt sáng - Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một - Và đất và giun tơi xốp - Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von" thì đây được coi là bài thơ mà ông tự họa về cuộc đời người nghệ sĩ sau màn ảnh thật đa đoan.
Tuy ông không được phong những danh hiệu "hàn lâm" để đời nhưng công chúng luôn ghi nhớ hình tượng gần gũi thân thương của "nhân dân" với hình ảnh trưởng thôn quen thuộc bấy lâu. Xin chúc Bố ngàn thu yên giấc.
Theo Dantri
Thủ tục xin cấp giấy phép cho ô tô vào đường - phố cấm Phòng CSGT đang tổ chức cấp giấy phép cho xe ô tô vào đường cấm, phố cấm theo Quyết định 06 của UBND thành phố Hà Nội. Giấy phép cho ô tô vào đường cấm gồm: loại có thời hạn 2 tháng và loại 2 ngày Theo đó, các xe tải có trọng lượng toàn bộ xe đến 10 tấn, xe ô tô...