Sáng tạo quầy bar trong nhà cho ngày hè nóng bức
Không hẳn phải đầu tư một không gian nội thất tiêu tốn nhiều ngân sách, bạn vẫn có thể “hô biến” những góc nhà tưởng chừng không liên quan trở thành quầy bar hoàn hảo.
Nhiều vị trí xung quanh ngôi nhà trở thành nơi lý tưởng tạo nên quầy bar sáng tạo của riêng mình.
1. Kệ sách rỗng
Kệ sách là một vị trí đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua. Đơn giản vì việc sắp xếp và trưng bày những chai rượu, ly tách sẽ khá dễ dàng. Bạn có thể tận dụng lại giá sách cũ hay những quầy tủ bếp không dùng nữa. Đây có thể là góc lý tưởng nhất trong bất kì ngôi nhà nào.
2. Kệ tivi cũ kĩ
Thậm chí bạn sẽ có cảm giác như đang ở vào giữa những thập kỷ 70 bằng cách loại bỏ phần “ruột” bên trong không cần nữa của một chiếc kệ tủ tivi cũ và sau đó, thêm đèn trang trí để soi sáng những chai rượu yêu quý của mình.
3. Thay đổi chức năng cho chiếc vali
Sẽ khó để tìm ra điều này ở bất kì đâu nếu chủ nhà thật sự yêu thích những thứ cổ điển hay đặc biệt muốn tái sử dụng chúng. Ngay cả chiếc vali đã từng bị vứt trong xó nhà vì quá cũ kĩ và hư hỏng, hãy thử “trưng bày” hình dáng cổ điển này với những chai rượu, đây sẽ làm chủ nhà tự hào vì chính sở thích của mình lại có giá trị sử dụng.
Video đang HOT
4. Cửa sổ
Nếu nhà bạn đủ may mắn để có thành cửa sổ đủ sâu kèm một ban công với những chậu cây xanh mướt thì nên xem xét việc bố trí một góc bar nhỏ nhắn tại đây. Khung cảnh bên ngoài vào mỗi tối sẽ lãng mạn và yên bình cho việc nhâm nhi những ly rượu và thư giãn.
Không phải lo lắng về việc không gian sân sau của ngôi nhà hạn chế để tổ chức một quầy bar thư giãn ngoài trời, một góc nhỏ nhắn từ những thanh gỗ pallet tạo thành một kệ treo trên vách sẽ đủ chỗ để pha chế và trưng bày những thứ cần thiết.
6. Giá kệ linh hoạt
Để tiết kiệm không gian sàn bằng cách thêm một những giá kệ treo tường và sau đó trưng bày mọi thứ lên giống như các nhà thiết kế Ali Vanderpool và Ariana Villalta đã làm.
7. Tủ quần áo với một công dụng khác
Một phong cách khác làm nổi bật cá tính mà ai cũng có thể làm, biến đổi những vật dụng không dùng nữa trở thành những thứ hữu ích theo cách mà bạn muốn. Như chiếc tủ quần áo chẳng hạn. Việc sắp xếp và bố trí lại cũng như loại bỏ cửa tủ hay thêm tranh ảnh, ánh sáng, giá treo ly… tất cả mọi thứ với chi phí không đáng kể thay cho một quầy bar xa xỉ.
8. Barmoire
Không phải tủ quần áo hay kệ sách, barmoire là chiếc tủ nhỏ sát tường với công dụng của một quầy bar mini tại nhà. Bạn có thể tạo ra nó nhờ bằng những vật dụng có hình dáng tương tự.
9. Tiện lợi của chiếc bàn
“Mỗi ngôi nhà cần có một không gian tuyệt vời dành cho bar. ” nhà thiết kế Amanda Lindroth đã chia sẻ. Có thể trong nhà bếp hay phòng khách, ngoài trời hoặc bên cửa sổ… tất cả mọi không gian đều có thể được bố trí trở thành một góc bar linh hoạt. Thậm chí, không cần tủ kệ cồng kềnh, tận dụng một chiếc bàn và sáng tạo thêm vài thứ cũng như cách bạn thể hiện theo cá tính của chính mình.
10. Bar di động
Một mini bar di động cho phép mọi không gian trong nhà bạn đều có thể biến thành bar. Bên cạnh tính lưu động cực cao nhờ những bánh xe, những quầy bar mini này còn được thiết kế rất đẹp mắt và cho phép bạn có nhiều lựa chọn, cũng như thay thế chúng một cách đơn giản khi cần thiết.
THANH HUYỀN
Theo Designs, Housebeautiful/Tiền phong
Kệ đồ cho trẻ em
Trong không gian sống của trẻ em, ở phòng riêng, góc học tập, sinh hoạt... không thể thiếu kệ đựng đồ. Mẫu kệ đồ cho trẻ em cần thiết kế phù hợp từng độ tuổi.
Thường có kệ cho các độ tuổi như: mẫu giáo (3-6 tuổi) và hết tiểu học (khoảng 10 tuổi). Nếu có điều kiện, c1o thể có những kệ riêng để bé có thể chỉ trưng bày một hoặc vài món đồ mà bé yêu thích như thu nhồi bông, xe mô hình, đồ chơi...
Kệ để đồ bố trí chung với phòng riêng. Ả nh: Tư liệu KT.
Thông thường thì kệ đồ cho bé cần được tính toán trước trong việc bố trí mặt bằng nội thất và nên được thiết kế đồng bộ với các đồ đạc khác như giường, tủ... để đảm bảo tính thống nhất, thẩm mỹ cũng như tiện dụng.
Nhằm tạo cho bé thói quen ngăn nắp, do vậy, kệ đồ cho bé nên xác định không phải là một cái kho chứa đồ, cũng không hẳn là kiểu tủ trưng bày sản phẩm. Việc tổ chức không gian nội thất liên quan tới kệ và thiết kế kệ đồ cần căn cứ vào nhiều yếu tố và có nhiều điểm cần lưu ý:
- Căn cứ vào hình dáng, cấu trúc, các đặc điểm khác của căn phòng như tuyến giao thông, vị trí cửa đi, cửa sổ, vị trí giường ngủ, bàn học... để bố trí phù hợp.
- Cần khai thác những điểm bất bình thường của căn phòng để kết hợp làm kệ; có thể tận dụng, hoặc che đi khiếm khuyết kiến trúc.
- Trong hệ thống kệ đồ nói chung, cần có những ô hộc kín (kiểu ngăn tủ có cánh, ngăn kéo) và những ô hở để trưng bày và dễ lấy đồ hay chơi/sử dụng. Kích thước các ô hộc phải linh hoạt để có thể đặt/để nhiều đồ có kích thước khác nhau. Có những thứ như thú bông có kích thước lớn, nhưng cũng có những thứ đồ rất nhỏ.
- Các loại tay cầm, các góc kệ, ngăn kéo nhất thiết phải dùng tay nắm âm hoặc loại núm tròn. Không được sử dụng các loại tay nắm lồi nhiều hoặc có mũi nhọn...
- Cần lưu ý đến chiều cao, thể trạng của bé để thiết kế chiều cao, cấu tạo của kệ đồ một cách tương ứng. Đặc biệt đễ bé dễ lấy đồ và lấy một cách an toàn. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn bé cách để đồ an toàn. Những vật nặng, dễ vỡ dễ gây thương tích khi rơi trúng đầu không nên để ngăn cao chẳng hạn.
- Nếu được, cần chia nhỏ ra nhiều loại kệ đi kèm với các vật dụng nội thất hoặc không gian chức năng khác để tiện cho việc sinh hoạt, học tập, vui chơi của bé. Ví dụ như kệ gần giường cho bé để thú bông, búp bê...; kệ gần bàn học cho bé để dụng cụ học tập, bút màu, bảng vẽ, địa cầu... kệ gần chỗ trống trên sàn (không gian chơi) cho bé để các đồ chơi, đồ điện tử...
- Cần có một nơi "trang trọng", dễ nhìn, để cho bé bày các thứ đồ yêu thích có ý nghĩa mang tính trưng bày như khung ảnh, đồng hồ để bàn, các sản phẩm thủ công do bé tạo ra.
- Việc tổ chức bố trí các kệ đồ cho bé nên vừa phải, tránh tràn lan (kể cả khi có điều kiện về diện tích) để cho bé có ý thức sắp xếp gọn gàng, tránh việc kệ đồ trở thành cái kho chứa thuần túy.
- Với những kệ đồ kết hợp để cả sách vở, hoặc tương lai sẽ sử dụng như một giá sách, cần tham khảo trước kích thước các loại sách vở chính mà bé sẽ sử dụng học tập để thiết kế độ sâu và chiều cao ngăn cho phù hợp, tránh việc thiếu hụt kích thước hoặc thừa nhiều gây lãng phí.
Kệ đồ trong phòng bé rất cần thiết, nhưng trước hết phải ưu tiên công dụng của nó, cần được thiết kế khoa học, hợp lý, thuận tiện, an toàn cho việc sử dụng; rồi sau đó mới đến chức năng trang trí.
The thegioitiepthi
7 cách làm đẹp hữu hiệu cho cửa sổ nhà bạn Hãy thử rủ rê ông xã nhà bạn bắt tay vào thực hiện ngay những mẹo nhỏ sau để làm mới cửa sổ, tạo nên một không gian sống mới mẻ hơn thường nhật. Không phải ai cũng biết cách làm đẹp tổ ấm của mình bằng việc rất đơn giản là trang trí lại cửa sổ ở phòng khách, phòng ngủ hay...