Sáng ngủ dậy, bỗng dưng bị liệt
Sau một đêm ngủ dậy, cậu bé 13 tuổi tự dưng thấy khó thở, chân tay mềm nhũn, sau đó liệt tay chân, hô hấp rất nhanh. Theo bác sĩ, trẻ bị viêm đa rễ dây thần kinh, một bệnh hiếm gặp.
ảnh minh họa
Đây là trường hợp của một bệnh nhân ở Hoa Lư, Ninh Bình. Người nhà bệnh nhân cho biết, trẻ có triệu chứng trên rất đột ngột. Tối trước khi đi ngủ trẻ hoàn toàn bình thường. Sáng ngủ dậy, cả nhà thấy chân tay cháu mềm nhũn, liệt dần, khó thở dù ai nói gì cũng biết.
Trẻ được đưa vào Bệnh viện Ninh Bình trong trạng thái lơ mơ, đồng tử giãn, liệt toàn thân. Tại đây, trẻ được đặt nội khí quản, thở máy với kết luận nhược cơ cấp tính. Dù được cấp cứu nhưng tình trạng trẻ không có dấu hiệu đỡ.
Do có phát hiện vết bầm tím ở mắt cá chân nên bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vì nghi ngờ bị rắn cắn. Song không phát hiện trẻ bị ngộ độc nên trẻ được chuyển tiếp sang khoa Nhi – BV Bạch Mai vào ngày 5/7.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, cho biết tình trạng bệnh của trẻ rất nặng. Sau 2 ngày theo dõi cấp cứu, khoa đã hội chẩn và kết luận trẻ bị hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Biểu hiện liệt từ chân lên đến cổ, dẫn đến viêm tủy sống, liệt cơ hô hấp, rất may là không lên não. Ngoài thở máy, trẻ được lọc máu liên tục và truyền tĩnh mạch gamma globulin.
Video đang HOT
Điều quan trọng để chữa khỏi bệnh là chấn đoán nhanh, chính xác. Sau 25 ngày được điều trị tích cực, hiện trẻ đã có thể đi lại được 7-8 phần và có thể xuất viện vào ngày 31/7.
Tuy nhiên, vì bệnh đang trong giai đoạn thoái triển từ từ nên bác sỹ vẫn khuyến cáo trẻ vận động nhẹ nhàng, đi bình thường, nửa tháng khám lại một lần để xem diễn biến bệnh.
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Mẹ cho con 11 tháng uống thuốc diệt cỏ để cùng chết
Do trục trặc tình cảm với chồng, người mẹ 31 tuổi ở Hà Nội đã cho con trai mới 11 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ Paraquat - một loại hóa chất cực độc - để cùng chết.
Sau gần 2 ngày được tích cực cứu chữa tại Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, tối 9-4 bé trai 11 tháng tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã tử vong do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Trước đó, vào ngày 8/4, bé trai cùng mẹ là chị D.T.H. (31 tuổi, ở huyện Đông Anh) được đưa vào BV Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng ngộ độc rất nặng.
Theo gia đình thuật lại, sáng cùng ngày, mẹ cháu bé đã cho cháu uống thuốc diệt cỏ Paraquat sau đó mẹ cháu cũng uống để cùng chết. Hai mẹ con uống hết 100 ml thuốc diệt cỏ Paraquat và 4 viên thuốc ngủ. Gia đình phát hiện đưa vào cấp cứu tại BV Bắc Thăng Long và được tiếp tục được chuyển lên BV Bạch Mai. Cháu bé được chuyển vào Khoa Nhi cấp cứu và điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.
Hiện tại mẹ của cháu bé là D.T.H đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai). Sáng 10/4, bệnh nhân đã được được lọc máu nhưng tình trạng sức khỏe vẫn rất nguy kịch.
Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là "thuốc cỏ cháy"). Nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ
Theo một số người họ hàng nội ngoại của chị H., thời gian qua, vợ chồng chị có trục trặc về chuyện tình cảm, đã can ngăn khuyên giải nhưng chưa giải quyết được. Bản thân chị H. thời gian gần đây buồn nhiều, sức khỏe sa sút. Chị H. công tác tại trạm thủy nông gần nhà. Vợ chồng chị H. hiện còn một con trai 4 tuổi.
Theo Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là "thuốc cỏ cháy"). Điểm đặc biệt của Paraquat là rất có áp lực với phổi, gây tổn thương phổi và xơ phổi tiến triển không hồi phục, nguyên nhân chính dẫn tới tử vong.
Rất nhiều biện pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng nhưng nói chung hiệu quả rất hạn chế trong việc cứu sống bệnh nhân. Trên thế giới, nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, cho biết Paraquat là thuốc diệt cỏ gây tử vong rất cao, tỉ lệ có thể lên đến 90-95%. Các ca có cơ hội điều trị khỏi nếu bị ngộ độc với liều nhỏ (dưới 3mml).
Trên người, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng (với biểu hiện đau rát miệng họng). Paraquat nếu nhỏ lên da có thể gây thối thịt vì vùng da, cơ đó bị "cháy" dẫn đến hoại tử.
Việc điều trị ngộ độc Paraquat rất tốn kém, có thể phải lọc máu 3-5 lần với phí 12 triệu đồng/lần nhưng khả năng cứu sống cũng rất thấp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc do uống thuốc diệt cỏ Paraquat, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do ngộ độc hóa chất này. Có tháng trung tâm tiếp nhận khoảng 40 - 45 trường hợp uống thuốc diệt cỏ. Bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành phía bắc.
Tùy mức độ ngộ độc uống thuốc diệt cỏ, bệnh nhân có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng (đi tiểu, đi ngoài ra máu), xuất huyết não, xuất huyết dưới da.
Theo D.Thu (Người lao động)
4 người cùng gia đình nguy kịch vì ngộ độc nấm Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận thêm 4 bệnh nhân ở Tuyên Quang bị ngộ độc nặng. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tuần, đã có tất cả 14 người nhập viện vì ăn nấm độc, 2 ca tử vong. Một bệnh nhân bị ngộ độc nấm điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:N.Phương. Tiến sĩ...