Sáng nay, xử vụ kiện 74 tỷ đồng kịch bản phim Biệt động Sài Gòn
Từ việc đòi đền bù thiệt hại với số tiền lên đến 74 tỷ đồng nhưng kết quả xử phiên sơ thẩm chỉ được gần 10 triệu đồng, cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi…
Cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi về quyền tác giả duy nhất, cũng như quyền lợi về nhuận bút mà ông cho rằng mình phải được hưởng.
Sáu năm trước (11/5/2009), TAND Hà Nội đã xử phiên sơ thẩm vụ kiện giữa cựu nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn Lê Phương về tranh chấp bản quyền kịch bản phim “ Biệt động Sài Gòn”. Theo đó, nhà báo Nguyễn Thanh (nguyên đơn) đã yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền lên đến 74 tỷ đồng.
Sự việc được bắt đầu từ việc, đạo diễn Lê Phương đặt hàng nhà báo Nguyễn Thanh viết kịch bản phim về những chiến sĩ biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Hãng Phim truyện Việt Nam, nơi ông Phương từng công tác. Vì trước đó, ông Thanh (đang là phóng viên của báo Quân đội nhân dân) đã có nhiều bài ký sự về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đăng trên báo của mình.
Tuy nhiên, hai bên lại không có bất cứ hợp đồng giao kèo nào. Số tiền thù lao viết kịch bản được ông Phương cho biết là 400 đồng như một khoản tiền nhận bút và bồi dưỡng mà không được nhận bất cứ khoản tiền nào khác sau này khi kịch bản phim được đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng như được NXB Thanh Hóa và Hội VH-NT Long An xuất bản thành sách. Ông Thanh cho rằng ông Phương đã gửi kịch bản phim tới các báo và NXB mà không xin phép, không trả nhuận bút cho mình. Đây chính là lý do ông Thanh khởi kiện ông Phương và đòi đền bù thiệt hại.
Video đang HOT
Nhà báo Nguyễn Thanh (trái) và đạo diễn Lê Phương (phải) tại phiên tòa 6 năm trước (ảnh tư liệu)
Phía bị đơn cho rằng, kịch bản nhận từ ông Thanh dài tới 400 trang, không phù hợp với một bộ phim dài 2 tập do Hãng Phim truyện VN đặt hàng nên ông phải viết lại. Mặc dù vậy ông Phương vẫn để ông Thanh đứng tên với tư cách là đồng tác giả kịch bản mặc dù kịch bản tập 3 và 4 của phim Biệt động Sài Gòn do ông tự viết. Ông cũng không hề biết việc các báo và nhà xuất bản in lại kịch bản phim Biệt động Sài Gòn vì tất cả đều đăng mà không xin phép. Chỉ duy nhất có báo Sài Gòn Giải Phóng sau khi đăng kịch bản phim làm nhiều kỳ đã gửi 2500 đồng nhuận bút cho ông kèm lời xin lỗi vì không xin phép trước. Sau đó ông Phương đã nhắn ông Thanh đến lấy 1/3 số tiền nhuận bút (trên 800 đồng) nhưng ông Thanh đã không đến lấy.
Ngoài việc kiện ông Lê Phương, nhà báo Nguyễn Thanh cũng buộc Hãng Phim truyện Việt Nam phải trả nhuận bút kịch bản phim Biệt động Sài Gòn tương đương 900 cây vàng theo giá vàng thị trường năm 1981, vào thời điểm ông viết kịch bản phim.
Bộ phim Biệt động Sài Gòn nổi tiếng một thời nhưng dư âm của nó vẫn còn dai dẳng bởi kiện tụng, tranh chấp (ảnh tư liệu)
Tại phiên sơ thẩm, TAND Hà Nội kết luận: Do hai bên đều không xuất trình được bản thảo viết tay lần đầu tiên và cả ông Nguyễn Thanh cũng như ông Lê Phương không chứng minh được mức độ đóng góp của mình nên cả hai ông là đồng tác giả của kịch bản phim Biệt động Sài Gòn. Thêm vào đó, không hề có văn bản giao kèo cũng như hợp đồng nào chứng minh ông Thanh hợp tác với Hãng Phim truyện Việt Nam và được hãng này đặt hàng viết kịch bản phim Biệt động Sài Gòn nên không có căn cứ để kiện Hãng Phim truyện Việt Nam.
Do vậy số tiền nhuận bút phải được chia đôi. Căn cứ vào đó, ông Phương phải trả ông Thanh 6050 đồng còn thiếu (trích từ nhuận bút Hãng Phim truyện VN và báo Sài Gòn Giải Phóng) tương đương 9.072.000 đồng hiện tại.
Dù đã có kết luận nhưng cả ông Nguyễn Thanh và ông Lê Phương đều khẳng định sẽ tiếp tục kháng án. Sau những thỏa thuận bất thành giữa hai bên, hôm nay, TAND Hà Nội tiếp tục mở phiên xét xử.
Theo Minh Nhật
Báo Gia đình & Xã hội
Tài xế taxi trả lại điện thoại iPhone cho vị khách say xỉn
Sau chầu nhậu tất niên cùng bạn bè, do uống quá chén, anh Nguyễn Thanh T. (Hải Phòng) đã vẫy chiếc xe taxi của hãng Ba Sao ra về. Về nhà rồi anh T. mới phát hiện đã bỏ quên chiếc điện thoại iPhone trên xe.
Anh T. cho biết, chiều 6/2, sau cuộc nhậu tất niên với anh em bạn bè tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), do uống quá chén nên anh đã đi xe taxi về nhà. Về đến nhà trên phố Trần Quang Khải (Hà Nội), anh T. mới phát hiện mình đã để quên chiếc điện thoại iPhone trên xe.
Ngay lập tức anh T. gọi điện vào số máy của mình và được người lái xe taxi nghe máy. Người lái xe hứa sẽ mang điện thoại quay lại trả cho anh T.
Tài xế Đặng Văn Định (SN 1978), điều khiển chiếc xe taxi của hãng Ba Sao mang BKS 30T-6275, cho biết, sau khi anh T. xuống xe, bản thân anh cũng không biết anh T. để quên điện thoại trên xe. Lúc anh T. gọi vào máy điện thoại thì anh Định mới biết.
Anh Định cho hay, lúc này trên xe đang có khách và chính vị khách trên xe khi biết chuyện cũng đồng ý cho anh điều khiển xe quay ngược lại để trả lại điện thoại cho anh T.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Nữ giáo viên bị tố đánh người trong quán karaoke íMột cô giáo bị tố đánh người tạp vụ làm cùng trường trong quán karaoke vì một chuyện xảy ra từ 2 tháng trước. Chị Hậu tố cáo bị hai mẹ con cô giáo L. dùng dép, guốc đánh vào đầu, lưng, mặt. Theo trình bày của chị Dương Thị Hậu (29 tuổi, ngụ huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),...