Sáng nay, VKS sẽ luận tội cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga
Sau 1 tuần đưa vụ án Lừa đảo liên quan đến Dự án B5 Cầu Diễn ra xét xử, sáng nay (9.10) VKS sẽ luận tội cựu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Châu Thị Thu Nga và 9 bị cáo đồng phạm.
Châu Thị Thu Nga xin trả tự do cho cấp dưới
Trình bày tại tòa, cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga xin trả tự do cho 9 bị cáo khác do họ chỉ là người làm theo mệnh lệnh của bà. Nguồn: Zing
Nhìn lại 1 tuần xét xử nguyên ĐBQH Châu Thị Thu Nga (SN 1965) – Chủ tịch HĐQT, nguyên TGĐ công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất (viết tắt là công ty Housing Group) và 9 đồng phạm khác trong công ty Housing về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến Dự án B5 Cầu Diễn, có thể thấy quá trình xét xử công khai tại TAND TP.Hà Nội diễn ra với nhiều tình tiết bất ngờ.
Xét xử bị cáo Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.
Căn cứ trên cơ sở kết luận điều tra, VKSND Tối cao ra cáo trạng: Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo đưa thông tin sai sự thật về tình trạng pháp lý về Dự án B5 Cầu Diễn, thuê lập mô hình Dự án B5 Cầu Diễn theo quy hoạch điều chỉnh chưa được phê duyệt để tại sảnh trụ sở công ty Housing Group, chỉ đạo thi công cọc khoan nhồi tại khu đất Dự án B5 Cầu Diễn, để khách hàng tin tưởng nộp tiền mua căn hộ hình thành trong tương lai.
Trong thời gian từ ngày 9.1.2009 đến ngày 30.7.2013, Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm đã ký 752 hợp đồng góp vốn, thu hơn 377 tỷ đồng của khách. Số tiền chiếm đoạt được, cựu ĐBQH mới trả lại gần 29 tỷ đồng cho 43 khách hàng, còn lại hơn 348 tỷ đồng, Châu Thị Thu Nga đã chiếm đoạt và sử dụng.
Thế nhưng, khi ra công đường, bị cáo Châu Thị Thu Nga cho rằng không hề có động cơ, mục đích lừa đảo khách hàng. Chứng minh là trong thời gian bị bắt tạm giam, bị cáo vẫn làm văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xin giữ nguyên pháp nhân của công ty để tiếp tục thực hiện dự án, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Về các bị cáo đồng phạm, khi lần lượt đứng lên trả lời thẩm vấn cho rằng bản thân không hề được bà Nga cho biết về tình trạng pháp lý của dự án, cũng như không được cựu Chủ tịch HĐQT công ty bàn bạc và hưởng lợi gì từ vụ án.
Sự quanh co, chối tội, đùn đẩy trách nhiệm giữa các bị cáo ngay lập tức đã nhận được sự phản ứng bất bình của khách hàng hiện đang là bị hại. Vụ án kéo dài gần 10 năm, con số bị hại theo kiện đã giảm đi rất nhiều. Nhiều người xác định mất tiền, không hy vọng lấy lại được. Những người cố bám trụ theo đuổi vụ án và ra tòa đòi quyền lợi đa phần là các bác cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu và người lao động tự do. Có khi một người ra tòa đại diện cho vài hộ cũng bị lừa đầu tư vào dự án.
Mong muốn duy nhất của họ là Dự án B5 Cầu Diễn tiếp tục được triển khai trên thực tế.
Căn cứ vào quá trình xét hỏi, quan điểm của VKSND Tối cao về vụ án này là gì, cũng như tính chất, mức độ, vai trò của từng bị cáo ra sao? Cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga cùng 9 “sếp lớn” trong Công ty Housing Group sẽ phải đối mặt với những mức án nào? Tất cả những thông tin này sẽ được Báo cập nhật.
Theo Tư Viễn (Người Đưa Tin)
Bị hại vụ lừa gần 400 tỷ: Muốn đòi tiền phải kiếm người "chết thay"
"Chúng tôi làm đơn đòi nhưng lại trả lời rằng đem người khác đến thế chấp, chết thay. Làm sao chúng tôi tìm được người đấy", nữ bị hại đối đáp với luật sư của Châu Thị Thu Nga.
Chiều 6.10, phiên xử sơ thẩm Châu Thị Thu Nga (cựu Chủ tịch HĐQT Housing Group) và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn. Tại tòa, luật sư của bà Nga và bị hại trong vụ án đã tranh luận gay gắt về việc nộp tiền cho Housing Group.
Vỗ tay trước màn đối đáp của bị hại với luật sư
Luật sư bào chữa cho nữ bị cáo Nguyễn Thị Tình, nguyên Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Housing yêu cầu được thẩm vấn bị hại Vũ Thị Phương Nga, nữ giảng viên nộp hơn 400 triệu để mua căn hộ ở B5 Cầu Diễn.
Về việc tìm hiểu dự án, bị hại nói trước khi nộp tiền cho Housing Group, vợ chồng chị đã tìm hiểu thông tin trên website và được sàn giao dịch cho xem tài liệu hồ sư dự án. "Giả hay không thì chúng tôi làm sao tôi biết được. Đã đưa cho chúng tôi thì phải là những thứ làm chúng tôi tin", bà Nga nói. Bị hại này cho biết năm 2010, bà chỉ nhận được phiếu thu khi đóng 427 triệu đồng. Một năm sau, bà nhận được phiếu thu thay thế kèm hợp đồng thỏa thuận vay vốn.
Trường hợp chị muốn mua một căn hộ, sao chị không yêu cầu Housing Group ký hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng mua căn hộ mà chị ký vào hợp đồng vay vốn? Trả lời luật sư, nữ bị hại nói khách hàng phải mua bán kiểu "lúa non" vì thời điểm đó Housing không có sẵn căn hộ. Theo quy định, dự án chưa thi công xong phần móng nên phía đầu tư không thể ký hợp đồng mua bán nhà ở.
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Châu Thị Thu Nga đến tòa. Ảnh: Việt Hùng
"Bản chất hợp đồng vay vốn này là một dạng hợp đồng, mà hợp đồng này là hợp đồng mua nhà. Cái đánh đổi giữa tôi và Housing Group chính là quyền mua căn hộ trong tương lai", bà Nga đáp.
"Trong thỏa thuận có ghi rõ mức lãi suất không?", luật sư đưa thêm câu hỏi. Bị hại Vũ Thị Phương Nga trả lời hợp đồng thể hiện nhiều điều khoản, trong đó có phần ghi lãi suất không đổi là 0,6%/tháng.
Trước câu hỏi của luật sư: "Có nghĩa là đây là hợp đồng dân sự vay vốn, hay chị cho rằng đây là hợp đông mua nhà ở", cả hội trương im lặng hướng mắt về phía nữ giảng viên.
"Cái luật sư vừa nói chỉ là một trong những điều khoản trong hợp đồng. Nhưng tại mục 3 hợp đồng nói tôi có quyền mua nhà. Thời điểm đó lãi suất bình thường ngân hàng 11-13%/năm, chúng tôi có ngu si gì đâu mà đi thỏa thuận với lãi suất vay 0,6% như thế", bà Nga khẳng định hợp đồng thỏa thuận cho phép khách hàng có quyền mua căn hộ cụ thể.
"Thế thì tại sao chị không ký hợp đồng mua nhà ở?", luật sư bào chữa cho bị cáo Châu Thị Thu Nga hỏi dồn.
"Thế thì tại sao không hỏi Housing Group không đưa cho chúng tôi hợp đồng mua nhà ở cho chúng tôi ký", bị hại lập tức hỏi vặn lại.
Luật sư chưa dừng lại, tiếp tục chất vấn: Thế tại sao chị không ký hợp đồng vay vốn? Bà Nga nói đặt bút ký hợp đồng vì được mua căn hộ. Thỏa thuận này không vi phạm pháp luật nên Housing Group hãy làm những gì thỏa thuận trong hợp đồng.
"Tôi đã đúng chức trách của mình, tôi nộp tiền cho các anh các chị. Vậy các anh chị hãy làm đúng theo hợp đồng, hay trả lại cho chúng tôi sau 12 tháng đi. Chúng tôi làm đơn đòi nhưng lại trả lời tôi rằng đem người khác thế chấp, chết thay. Làm sao chúng tôi tìm được người đấy. Chúng tôi tìm được cũng không có lương tâm làm điều đấy", nhiều người trong phòng xử vỗ tay khi bà Nga dứt câu trả lời.
Sau đối chất, nữ bị hại mong HĐXX thông cảm vì quá trình bày có những lúc quá căng thẳng. "Housing Group phát triển hay không không phải vấn đề chúng tôi mong muốn. Chúng tôi chờ đợi căn hộ của chính mình nhưng giờ đã thất vọng", bị hại trong vụ lừa đảo nói.
Châu Thị Thu Nga bổ nhiệm người không trình độ?
Đặt câu hỏi trong buổi thấm vấn cuối cùng diễn ra chiều 6.10, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Hải Âu (bị hại trong vụ án) hỏi tại sao bà Châu Thị Thu Nga lại bố trí nhân sự không hợp lý như không có trình độ hoặc là có trình độ nhưng sai vị trí?
Bị cáo Đoàn Thanh Thủy là một trong 9 bị cáo được tại ngoại. Ảnh: Việt Hùng
Được ngồi trả lời vì lý do sức khỏe, cựu đại biểu Quốc hội khẳng định cán bộ tham gia quản lý tại Housing Group đều có trình độ. Việc bổ nhiệm căn cứ chức năng nhiệm vụ và đề án nhân sự nên không thể nói không trình độ hoặc sai vị trí. Những người này chỉ kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Nêu ví dụ trường hợp bị cáo Nguyễn Thị Tình được bổ nhiệm Giám đốc sàn giao dịch Housing dù không có trình độ, hay quyền Kế toán trưởng Đoàn Thanh Thủy chỉ có bằng trung cấp, luật sư hỏi: Hình như bà không muốn cho mọi người biết rõ về quy trình hoạt động?
Cựu Chủ tịch HĐQT Housing Group lập tức chứng minh bị cáo Tình có kinh nghiệm về bất động sản bằng việc nêu lý lịch chị này từng làm ở một công ty nhà đất có tiếng. Còn các Phó tổng giám đốc khác như ông Nguyễn Trường Sơn học xây dựng nên bổ nhiệm phó tổng về xây lắp, ông Phan Thanh Tuyên từng làm ngân hàng Seabank nên được tuyển dụng phụ trách ban tài chính...
"Không có ai không có trình độ và bổ nhiệm không đúng chức năng. Tôi không trực tiếp bổ nhiệm mà phòng nhân sự giới thiệu theo bằng cấp. Họ phản biện lại chúng tôi mới bổ nhiệm", bị cáo Châu Thị Thu Nga khẳng định không có chuyện các cán bộ quản lý bị buộc làm việc sai chuyên môn.
Từ năm 2009 đến năm 2013, cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và các bị cáo được bà này ủy quyền đã ký 752 hợp đồng góp vốn trái quy định, thu hơn 377 tỷ đồng của khách hàng với cam kết sẽ bàn giao 752 căn hộ tại dự án B5 Cầu Diễn.Khi không có nhà bàn giao, bà Nga đã trả lại hơn gần 29 tỷ đồng cho 43 khách hàng và chiếm đoạt, sử dụng hơn 348 tỷ đồng.Trong vụ án này, Châu Thị Thu Nga được xác định giữ vai trò chủ mưu. 9 bị cáo còn lại đều là nhân viên dưới quyền của Nga, bị cáo buộc có hành vi giúp sức.
Người bị hại: Không có bảo kê, sao bà Nga ép được cọc? "Nếu không có sự bảo kê, bao che của cán bộ công chức của Hà Nội thì bà Nga không thể ép cọc ở đấy được", đại diện người bị hại nói.
Theo Bá Chiêm - Vân Thanh (Zing)
Vị tiến sĩ kể chuyện lạ trong vụ án cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga "Tôi là bị cáo trong vụ án Châu Thị Thu Nga, nhưng cũng là nạn nhân vì gia đình cũng góp hơn 1,5 tỷ đồng để mua căn hộ ở dự án B5 Cầu Diễn, đến nay chưa nhận lại được đồng nào. Ít hôm nữa khi đi công tác về, vợ tôi sẽ đến phiên tòa với tư cách bị hại", ông...