Sáng nay tư vấn cách phòng và chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng
9h30 ngày 25/8, hai thạc sĩ – bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Lê Hồng Nga thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, sẽ tư vấn trực tuyến trên VnExpress.net về phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa hiện là Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc điều trị. Còn bác sĩ Lê Hồng Nga đang công tác tại khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM.
Mời đặt câu hỏi tại đây hoặc gửi về địa chỉ suckhoe@vnexpress.net.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng qua đã lập kỷ lục kể từ khi bệnh được phát hiện năm 2003. Cụ thể trong 10 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần có hơn 2.000 bệnh nhi nhập viện. So với năm 2010, số ca mắc bệnh tay chân miệng 8 tháng qua đã cao gấp 5 lần và người tử vong tăng hơn 10 lần.
Ngày 24/8, chỉ riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, đã có gần 150 trẻ nằm viện điều trị vì tay chân miệng. Số trẻ nhập viện mới trung bình 40 ca mỗi ngày. Tình hình tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 với 15% bệnh nhân bị biến chứng nặng phải thở máy.
Video đang HOT
Tính đến giữa tháng 8, cả nước có hơn 35.000 người mắc bệnh tay chân miệng, 83 ca tử vong. Có dấu hiệu giảm số người mắc bệnh trong 2 tuần qua, nhưng với đặc tính dễ lây lan, chưa có văcxin phòng ngừa, đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 là vào mùa dịch mới, các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm cho rằng bệnh có thể lại tăng cao nếu phụ huynh chưa biết cách phòng bệnh cho con.
Nhiều bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch vì biến chứng. Ảnh: Cao Lâm
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế với Sở Y tế các tỉnh thành phía Nam vài ngày trước, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cũng nhận định, tuyên truyền là điểm yếu trong công tác phòng chống dịch thời gian vừa qua. Thông điệp tuyên truyền chưa đến được với từng hộ gia đình, bà mẹ, gia đình có trẻ mắc.
Phát hiện từ năm 2003, bệnh tay chân miệng được xác định là bệnh nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, xảy ra rải rác quanh năm song tăng cao từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.
Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Hiện vẫn chưa có văcxin phòng ngừa.
Theo VNE
Bệnh sốt xuất huyết dồn dập tăng theo tay chân miệng
Trong lúc bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp thì bệnh sốt xuất huyết đã vào mùa, số ca nhập viện tăng dồn dập. Hai bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố đang phải gồng mình đối phó với dịch bệnh.
Số trẻ mắc TCM ở độ nặng ngày càng tăng
Chi phí điều trị cho bệnh nhân TCM đang ở con số cao kỷ lục, với một ca biến chứng độ 2b sử dụng thuốc kháng thể tiêu tốn khoảng 44 triệu đồng, nếu phải lọc máu thì mỗi bệnh nhân phải chi trả 57 triệu đồng. Số ca bệnh nặng do TCM phải hỗ trợ thở máy và lọc máu ngày càng nhiều khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng thiếu máy thở.
Trong khi đó bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã vào mùa và đang tăng nhanh theo cấp số nhân tại khu vực phía Nam. Hiện mỗi ngày tại khoa SXH bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 100 trường hợp trẻ mắc SXH, trong đó tỉ lệ trẻ mắc bệnh bị biến chứng nặng chiếm gần 20%.
Tình hình tương tự cũng xảy ra tại bệnh viện Nhi Đồng 2 khi mỗi ngày có gần 300 trường hợp đến khám SXH. Tuy nhiên trước tình trạng quá tải do bệnh TCM nên khoa Nhiễm của bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị cho những ca SXH nặng, những ca nhẹ được chuyển đến điều trị tại khoa nội tổng hợp.
Lượng bệnh nhi đổ về thành phố khám và điều trị SXH
Theo Dân Trí
Bệnh tay chân miệng ở mức báo động Từ đầu năm đến nay đã có trên 56 ca tử vong vì bệnh tay chân miệng. Riêng tại TP.HCM có 21 ca tử vong. Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM vẫn quá tải bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng - Ảnh: M.Đức So với các vụ dịch lớn tại các nước được Tổ chức Y tế thế giới...